Khả năng nhận biết và sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa của học

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 50)

6. Giả thuyết khoa học

1.2.3.2. Khả năng nhận biết và sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa của học

của học sinh.

Tương tự như việc tìm hiểu khả năng hiểu nghĩa từ của học sinh đã trình bày trong mục [1.2.2.2], chúng tôi cũng tiến hành điều tra khảo sát qua phiếu đo nghiệm. Nội dung khảo sát được in trên phiếu (phụ lục 3)

+ Bảng 1.3. Tổng hợp kết quả khảo sát học sinh . Trường TH Phiếu số Số bài Điểm Điểm Tbình trở lên 1-2 3-4 5-6 7-8 9-10 Sl % Đồi Ngô 4 28 1 7 6 11 3 20 71,42 5 28 1 7 10 10 0 20 71,42 Khám Lạng 4 21 0 0 3 11 7 21 100 5 21 0 0 6 13 2 21 100 Tổng 98 2 14 25 44 12 82 83,67 * Nhận xét.

Qua 42 bài khảo sát của học sinh trường tiểu học Khám Lạng và 56 bài làm của học sinh thị trấn Đồi Ngô chúng tôi nhận thấy kết quả bài làm của học sinh chưa cao. Mặc dù số bài làm điểm dưới trung bình chiếm tỉ lệ ít, nhưng số bài làm khá giỏi không nhiều. Chủ yếu là bài đạt điểm trung bình. Đặc biệt có bài chỉ đạt điểm một. Đây là bài của em Nguyễn Thế Thanh do em không hiểu yêu cầu của đề. Ý câu một phiếu số bốn yêu cầu em gạch bỏ

từ không cùng nghĩa trong dãy từ ngữ. Nhóm a, quê hương, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, nơi chôn rau cắt rốn. Nhóm b, giả dối, giả định, gian dối, gian dảo, dối trá thì em gạch gần hết cả hai nhóm, mỗi nhóm

Ở câu hai, em không biết thay từ in đậm bằng từ đồng nghĩa khác mà lại viết tiếp.

Ví dụ:

Hoàng bê(..lên..) chén nước bảo ( ...với ...) ông uống... (từ trong ngoặc

là từ học sinh chọn và viết thêm vào). Trừ bài này quá kém, còn có một số bài khác, mặc dù học sinh cũng biết thay thế từ đồng nghĩa, nhưng từ thay thế không hay hơn mà lại không chính xác.

Ví dụ:

Bài của em Trần Văn Tình viết. Hoàng bê (..đưa..) chén nước bảo (..nói..) ông uống. Ông vò (..gãi gãi..) đầu Hoàng và bảo....

Trong tổng số 42 bài của trường tiểu học Khám Lạng có 19 bài thay

chính xác các từ: bưng thay cho bê; mời thay cho bảo; xoa thay cho vò; làm thay cho thực hành. Trường tiểu học thị trấn Đồi Ngô là 23 bài. Ở hai bài đạt điểm 9, các em đưa hai phương án thay thế cho từ thực hành đó là từ làm và từ giải. Mặc dù nghĩa của từ làm khái quát hơn, thay thế vào ngữ cảnh này hợp hơn. Nhưng từ giải kết hợp với các từ sau ngữ tạo ra một ngữ có nghĩa

phù hợp với toàn đoạn. Vì vậy nên khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo của học sinh như đánh giá của giáo viên là đúng.

Nhìn chung khả năng nhận biết và tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa của học sinh không đồng đều. Có những bài học sinh tìm được rất nhiều từ, nhưng có nhưng bài học sinh tìm được rất ít từ, trong bài đó học sinh lại còn đưa cả cụm từ.

Ví dụ : trái nghĩa với non là không già . Thậm chí có bài còn đưa ra lời

giải nghĩa thay cho từ đồng nghĩa.

Ví dụ: đồng nghĩa với non là cây mới lớn, quả mới ra còn bé. Có

Ví dụ: trái nghĩa với non là: yếu, chết. Đồng nghĩa với già là cây già, cụ già.

Ở phiếu số năm, việc tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ cho trước được học sinh làm tương đối đồng đều. Câu hai điền từ thích hợp vào chỗ trống, hầu hết các em điền chính xác ở ngữ liệu a, ngữ liệu b, các em làm

yếu hơn. Sai sót chủ yếu ở vị trí sau từ đứng. Lẽ ra các em phải điền cây cối đứng im lìm, nhưng bài số 37 trường tiểu học Khám Lạng điền từ vắng lặng, bài số 38 điền từ vắng ngắt ... Một số bài tập điền từ yên bình sau từ không

gian cũng không chính xác. Nhìn chung kết quả bài làm của học sinh hai trường tương đối đồng đều. Tuy nhiên so với yêu cầu thì kết quả chủ yếu là trung bình như trên là chưa tốt. Đó là chưa kể nhiều bài giáo viên chưa trừ lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.

Tất cả những hiểu biết về năng lực giáo viên và năng lực học sinh là cơ sở thực tiễn tin cậy để chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập theo các giải pháp mà luận văn đề xuất sao cho phù hợp nhất đối với đối tượng dạy học.

Tiểu kết chương 1

1. Để giúp học sinh biết cách giải nghĩa từ tiến tới hoạt động sử dụng từ đúng, trước hết giáo viên phải hiểu rõ: nghĩa của từ là gì?. Quan hệ ngữ nghĩa trong từ nhiều nghĩa ra sao và giữa các từ trong hệ thống từ vựng có những quan hệ ngữ nghĩa nào. Luận văn đã trình bầy một cách khái quát những nội dung kiến thức trên. Mặc dầu không cần cung cấp cho học sinh tiểu học biết về các thành phần ý nghĩa trong từ, nhưng giáo viên cần hiểu và biết cách xác lập cấu trúc nghĩa biểu niệm để giải nghĩa từ cho học sinh một cách nhất quán. Đồng thời những hiểu biết về ý nghĩa biểu vật cũng giúp giáo viên phân biệt cho học sinh các phạm vi biểu vật khác nhau của từ. Mặt khác, trong sử dụng có những từ có ý nghĩa biểu vật, biểu niệm giống nhau nhưng rất khác nhau về ý nghĩa biểu thái. Điều này đòi hỏi việc sử dụng từ phải hết sức thận trọng. Do đó muốn giải nghĩa từ, dạy từ ngữ đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phải nắm chắc các kiến thức lí thuyết nói trên.

2. Nghĩa của từ là thành phần nội dung tinh thần bên trong, trừu tượng và khó nắm bắt. Với lứa tuổi học sinh tiểu học, yêu cầu giải nghĩa từ là yêu cầu khó đối với các em. Khó nhưng vẫn phải làm, vì chỉ trên cơ sở hiểu nghĩa từ các em mới có khả năng sử dụng từ đúng. Để có cơ sở tìm ra các biện pháp giúp học sinh hiểu nghĩa từ, hiểu các từ dùng hay trong các văn bản tập đọc và biết cách dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa như thế nào cho có hiệu quả, chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu đặc điểm tâm lí lứa tuổi các em với khả năng tiếp nhận nghĩa của từ.

3. Qua các phiếu điều tra khảo sát chúng tôi có cơ sở thực tiễn về hoạt động dạy học nội dung mà luận văn quan tâm. Giáo viên có thuận lợi và khó khăn gì; điểm mạnh và điểm yếu của họ trong kiến thức về từ ngữ qua các giờ

dạy học tiếng Việt. Học sinh có biết cách giải nghĩa từ không? Mức độ hiểu nghĩa từ ở độ tuổi các em như thế nào.vv...

Tất cả những hiểu biết trên chính là cơ sở lí thuyết và thực tiễn rất tin cậy để luận văn tìm ra các biện pháp dạy học phù hợp, nâng cao hiệu quả dạy học từ ngữ nói riêng và tiếng Việt nói chung.

CHƯƠNG 2

CÁC BIỆN PHÁP DẠY NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁC LỚP TỪ CÓ QUAN HỆ VỀ NGỮ NGHĨA CHO HỌC SINH LỚP 5 2.1. Dạy nghĩa của từ cho học sinh lớp 5

Nghĩa của từ được hiểu là nội dung đối tượng vật chất, là sự phản ánh đối tượng của hiện thực (Một hiện tượng, một quan hệ, một tính chất, hay một quá trình) trong nhận thức, được ghi lại bằng một tổ hợp âm thanh xác định. Để tăng vốn từ cho học sinh, ngoài việc hệ thống hóa vốn từ, công việc quan trọng là làm cho học sinh hiểu nghĩa từ. Đây là nhiệm vụ sống còn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em. Việc dạy nghĩa của từ được tiến hành trong tất cả các giờ học, bất cứ ở đâu có cung cấp từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, thì ở đó có dạy nghĩa từ.

Ví dụ:

Các bài tập đọc đều có mục ghi chú, giải nghĩa các từ ngữ cho học sinh.(Thống kê trong SGK TV5- T1,2, chúng tôi đã tập hợp được 237 từ được chú giải sau các văn bản tập đọc). Bài tập giải nghĩa từ xuất hiện trong phân môn LTVC không nhiều nhưng việc giải nghĩa từ lại chiếm vị trí rất quan trọng trong các bài học MRVT. Việc cho các em hiểu nghĩa các từ chủ điểm, từ trung tâm của mỗi trường nghĩa là vô cùng cần thiết.

Ví dụ:

Muốn MRVT “Quyền và bổn phận”, các em phải hiểu “quyền”, “bổn phận” nghĩa là gì?. Hiểu nghĩa của từ trong các bài tập giải nghĩa, các em mới

có cơ sở thực hiện các bài tập MRVT tiếp theo. Trong các phân môn Tập làm văn, Kể chuyện, Chính tả, thậm chí cả Tập viết, hoạt động giải nghĩa từ cũng thường xuyên được thực hiện. Để giải nghĩa từ, trước hết giáo viên phải hiểu

nghĩa từ và biết giải nghĩa phù hợp với mục đích dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh. Nghĩa là đối với học sinh lớp 5 việc giải nghĩa từ không thể

giống như đối với học sinh lớp 1-2. Mặt khác hoạt động giải nghĩa từ nói chung cũng sẽ có điểm khác với việc giải nghĩa từ ngữ được dùng có tính nghệ thuật. Theo định hướng vừa nêu, chúng tôi cố gắng tìm ra các biện pháp giải nghĩa từ thích hợp với lượng từ ngữ cần cung cấp cho học sinh lớp 5 và các biện pháp tìm hiểu từ ngữ nghệ thuật trong các văn bản Tập đọc của khối lớp 5.

2.1.1. Các biện pháp giải nghĩa từ cho học sinh lớp 5.

Thống kê qua 21 bài học MRVT và 71 văn bản tập đọc, chúng tôi thống kê được 261 từ học sinh cần hiểu nghĩa. Đây là số lượng từ khá lớn so với khả năng giải nghĩa của học sinh độ tuổi mười một. Vì thế, giáo viên phải tìm ra biện pháp thích hợp, một mặt nhằm giúp học sinh nắm vững nghĩa của từ một cách có hệ thống, mặt khác bước đầu hướng dẫn học sinh biết cách giải nghĩa từ. Trong một số công trình nghiên cứu về PPDH TV và một số tài liệu hướng dẫn giáo viên tiểu học dạy từ ngữ, người ta thường nêu một số biện pháp giải nghĩa sau:

“Giải nghĩa bằng trực quan; giải nghĩa bằng cách đối chiếu so sánh với các từ khác; giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa; giải nghĩa từ bằng cách phân tích từ các thành tố và giải nghĩa từng thành tố này; giải nghĩa bằng định nghĩa...”[201]. Các biện pháp này được nêu cho công việc

giải nghĩa từ nói chung từ ở khối 1 đến khối 5.

Căn cứ vào đặc điểm các từ cần giải nghĩa đã thống kê được, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 5, chúng tôi thấy rằng không nên áp dụng biện pháp giải nghĩa từ bằng trực quan để giúp học sinh nắm nghĩa các từ mà chúng tôi đã thống kê. Bởi vì giải nghĩa bằng trực quan là biện pháp đưa ra vật thật, tranh ảnh, sơ đồ để giải nghĩa từ. Lúc này vật thật, tranh vẽ, biểu bảng, sơ đồ được dùng để đại diện cho nghĩa của từ.

Ví dụ:

Khi học bài “ Mùa thảo quả” (TV5-T1- Tr113). Cô giáo có thể cho học sinh xem tranh hoặc ảnh chụp rừng thảo quả và quả thảo quả. Từ tranh ảnh liên hệ đến nghĩa của từ, thực chất các em mới nắm được nghĩa biểu vật của từ. Trực quan chiếm vị trí quan trọng trong giải nghĩa từ ở tiểu học, vì đây là cách giải nghĩa từ đơn giản nhất, giúp học sinh hiểu nghĩa từ một cách dễ dàng. Biện pháp này nên dùng ở các lớp đầu cấp. Học sinh ở các lớp cuối cấp chúng ta có thể dùng các biện pháp giải nghĩa khác để giúp các em bước đầu nắm được các thành phần nghĩa của từ. Chúng tôi đã chia các từ mà sách giáo khoa TV5 yêu cầu học sinh hiểu nghĩa thành các nhóm và xác định biện pháp giải nghĩa từ tương ứng với mỗi nhóm đó. Bởi vì không phải tất cả các từ đều áp dụng được biện pháp giải nghĩa từ như nhau. Và qua cách giải nghĩa một số từ trong nhóm các em biết cách giải nghĩa các từ còn lại.

2.1.1.1. Giải nghĩa bằng định nghĩa.

Đây là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội dung nghĩa, gồm tập hợp các nét nghĩa bằng một định nghĩa. Tập hợp nét nghĩa được liệt kê theo sự sắp xếp nét nghĩa khái quát, cũng là nét nghĩa từ loại lên trước hết và các nét nghĩa càng hẹp, càng riêng thì càng ở sau.

Ví dụ:

+ “Thảo quả”(TV5- T1- Tr113): thảo quả là một loại cây, thân nhỏ,

quả hình bầu dục, lúc chín màu đỏ, tỏa mùi thơm ngào ngạt, dùng làm thuốc và gia vị.

+ Gùi (TV5 -T1- Tr 144): đồ vật, đan bằng mây, tre, đeo trên lưng để

chuyên chở đồ đạc, miệng loe hơn đáy có hình trụ...

+ Thất thần (TV5- T2- Tr 3): trạng thái tâm lí, sợ hãi, sắc mặt nhợt

nhạt..

+ Vái (TV5- T2- Tr 79): hành động chắp tay giơ lên hạ xuống, đồng

+ “Thuần phục: (TV5- T2- Tr 117): hoạt động nuôi dưỡng và dạy dỗ

làm cho con vật dữ tợn trở lên hiền lành.

+ Đắc trí (TV5- T2 - Tr 153): trạng thái tâm lí của người, tỏ ra thích

thú vì những mong muốn của mình đã đạt được.

Bằng việc giải nghĩa biểu niệm theo cách định nghĩa khái niệm như trên, chúng tôi nhận thấy cần hướng dẫn học sinh biết cách xác định các nét nghĩa và tổ chức sắp xếp các nét nghĩa ấy. Công việc này đòi hỏi giáo viên lưu ý các em trước hết phải nhận dạng được ý nghĩa phạm trù của từ cần giải nghĩa, và biết chúng thuộc tiểu loại nào. Bởi vì các từ loại khác nhau sẽ có hướng giải nghĩa khác nhau. Mặt khác cùng là danh từ, nhưng cách giải nghĩa danh từ trừu tượng sẽ khác với danh từ chỉ sự vật cụ thể. Tương tự, cách giải nghĩa động từ chỉ trạng thái sẽ khác cách giải nghĩa động từ chỉ hành động tác động. Tạm thời phân biệt cách giải nghĩa các nhóm từ như sau:

a, Nhóm các từ thuộc từ loại danh từ.

* Danh từ trừu tượng

Điểm quan trọng trong khi giải nghĩa các danh từ trừu tượng, là chọn được các từ gọi tên các nét nghĩa khái quát, xác định rõ phạm trù nghĩa của các từ cần giải nghĩa. Tùy đặc điểm riêng từng từ mà có thể chọn một trong

các từ sau: sự, cuộc, những, phạm vi, lĩnh vực, nơi.... làm từ công cụ để mở

đầu nét nghĩa khái quát cho mỗi từ. Ví dụ:

+ Danh dự

- Sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt

đẹp (bảo vệ danh dự..)

+ Tư tưởng

2. Những quan điểm và ý nghĩa chung của người đối với hiện thực khách quan(tư tưởng tiến bộ, tư tưởng phong kiến...)

+ Văn hóa

1. Lĩnh vực những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo trong quá trình lịch sử (văn hóa phương đông, văn hóa cổ...).

2. Những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (phát triển văn hóa).

3. Phạm vi trình độ cao trong sinh hoạt xã hội biểu hiện của văn minh (sống có văn hóa...).

Đưa các từ sự, cuộc, những, nơi, phạm vi, lĩnh vực..mở đầu lời giải

nghĩa giáo viên đã danh hóa tất cả lời giải nghĩa phía sau. Công việc này rất quan trọng, nó giúp các em hiểu các từ trừu tượng đang được tìm hiểu thuộc

phạm trù từ loại nào. Bởi vì, không ít học sinh không phân biệt được tư tưởng, trí nhớ, đạo đức, văn hóa là danh từ hay động từ.

* Danh từ chỉ sự vật cụ thể.

Tên gọi các sự vật tồn tại trong thực tế khách quan có rất nhiều nhưng có thể quy về các phạm trù sau: Từ chỉ đồ vật, từ chỉ người và con vật, từ chỉ cây cối, chỉ các hiện tượng tự nhiên. vv.. Vì thế nét nghĩa khái quát mở đầu cho cách giải nghĩa bằng định nghĩa có thể khái quát thông qua các ví dụ sau:

+ Gùi (TV5- T1- Tr 144): đồ vật, đan bằng mây, tre, đeo trên lưng để

chuyên chở đồ đạc, miệng loe hơn đáy có hình trụ...

+ Thảo quả (TV5- T1- Tr 113): thảo quả là một loại cây, thân nhỏ, quả

hình bầu dục, lúc chín màu đỏ, tỏa mùi thơm ngào ngạt, dùng làm thuốc và gia vị.

+ Hải âu (TV5- T1 - Tr 41): động vật, là loài chim lớn.. vv..

+ Lốc: là hiện tượng tự nhiên có sức gió mạnh có thể gây hư hại về tài

Một phần của tài liệu Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 (Trang 50)