Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thuế hải quan qua ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Luận văn thạc sĩ (Trang 71)

2.3.4.1. Xác định biến độc lập, biến phụ thuộc

Căn cứ vào mô hình nghiên cứu lý thuyết, ta có phương trình hồi quy tuyến tính bội diễn tả bảy nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng là:

HL = β0 + β1*QT + β2*HH + β3*TC + β4*CT + β5*DU + β6*DB + β7*CS

Biến phụ thuộc (HL): (HL) sự hài lòng của doanh nghiệp nộp thuế. βk là hệ số hồi quy riêng phần (k = 0…7)

2.3.4.2. Phân tích tương quan

Dựa vào bảng Correlations ta có thể thấy hệ số tương quan giữa thành phần sự hài lòng (HL) với 6 biến độc lập QT, HH, TC, DU, DB, CS cao (thấp nhất là 0.425). Riêng biến CT có trị Sig = 0.713 > 0.05. Sơ bộ ta có thể kết luận 6 biến độc lập QT, HH, TC, DU, DB, CS có thể đưa vào mô hình để giải thích cho biến HL và sẽ xem xét kỹ biến CT trong phân tích hồi qui. Ngoài ra, kiểm định đa cộng tuyến cần được tiến hành để xác định xem các biến độc lập có ảnh hưởng lẫn nhau hay không vì hệ số tương quan giữa các biến độc lập cũng cao.

Chi tiết theo bảng 2.25: Hệ số tương quan lần 1 tại phụ lục 1.

2.3.4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính bội

2.3.4.3.1. Kiểm định ý nghĩa các biến trong mô hình

Để kiểm định sự phù hợp giữa 7 thành phần ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, hàm hồi qui tuyến tính bội với phương pháp đưa vào một lượt (Enter) được sử dụng. Nghĩa là phần mềm SPSS xử lý tất cả các biến đưa vào một lần và đưa ra các thông số thống kê liên quan đến các biến. Hệ số hồi qui riêng phần đã chuẩn hóa của thành phần nào càng lớn thì mức độ ảnh hưởng của thành phần đó đến biến phụ thuộc (HL) càng cao, nếu cùng dấu thì mức độ ảnh hưởng thuận chiều và ngược lại.

* Kết quả phân tích hồi qui bội lần thứ nhất.

Kết quả phân tích hồi qui bội lần thứ nhất tại bảng tóm tắt các hệ số hồi qui lần 1, các giá trị Sig. với các thành phần QT, HH, TC, CT, DU, DB, CS đều rất nhỏ (nhỏ hơn 0.05). Biến CT có trị Sig =0.292> 0.05. Vì vậy, biến CT bị loại do không có ý nghĩa thống kê. Có thể khẳng định các thành phần QT, HH, TC, DU, DB, CS có ý nghĩa trong mô hình. Vì vậy, hồi quy bội lần thứ hai được thực hiện giữa 6 biến QT, HH, TC, DU, DB, CS và biến phụ thuộc HL.

* Kết quả phân tích hồi qui bội lần thứ hai.

Với kết quả phân tích hồi qui lần thứ 2 tại bảng Coefficientsa, các giá trị Sig. tương ứng với các biến QT, HH, TC, DU, DB, CS đều nhỏ hơn 0.05. Vì vậy, có thể khẳng định lần nữa các biến này có ý nghĩa trong mô hình.

2.3.4.3.2. Kiểm định các giả định hồi quy

Sự suy rộng các kết quả của mẫu cho các giá trị của tổng thể phải trên cở sở các giả định cần thiết như sau:

Giả định liên hệ tuyến tính.

Kiểm tra bằng biểu đồ phân tán scatter cho phần dư chuẩn hóa (Standardized residual) và giá trị dự doán chuẩn hóa (Standardized predicted value). Kết quả cho thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên qua đường thẳng qua điểm 0, không tạo thành một hình dạng nào cụ thể. Như vậy, giả định liên hệ tuyến tính được thỏa mãn.

Hình 2.1: Biểu đồ phân tán scatter

Giả định phương sai của sai số không đổi.

Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman cho thấy giá trị sig của các biến QT, HH, TC, DU, DB, CS với giá trị tuyệt đối của phần dư đều khác không. Điều này cho thấy chúng ta không thể bác bỏ giả thiết Ho, nghĩa là phương sai của sai số không đổi. Như vậy, giả định phương sai của sai số không đổi không bị vi phạm.

Giả định không có tương quan giữa các phần dư.

Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy giá trị d = 1.908 (bảng Model Summaryb) nằm trong vùng chấp nhận nên không có tương quan giữa các phần dư. Như vậy, giả định không có tương quan giữa các phần dư không bị vi phạm. Kết luận mô hình hồi quy tuyến tính trên có thể sử dụng được.

Giả định phần dư có phân phối chuẩn.

Kiểm tra biểu đồ phân tán của phần dư cho thấy phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình mean gần = 0 và độ lệch chuẩn Std. = 0.986 tức là gần bằng 1). Như vậy, giả định phần dư có phân phối chuẩn không bị vi phạm.

Hình 2.2: Biểu đồ tần số Histogram

2.3.4.3.3. Đánh giá độ phù hợp, kiểm định độ phù hợp của mô hình và hiện tượng đa cộng tuyến

Đánh giá độ phù hợp của mô hình.

Hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R square) = 0.581 (bảng Model Summaryb). Điều này nói lên rằng mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 58.10%.

Kiểm định độ phù hợp của mô hình.

Kết quả kiểm định trị thống kê F, với giá trị sig = 0.000 (< 0.001) từ bảng phân tích phương sai ANOVA (bảng ANOVAb) cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu, sử dụng được.

Hiện tượng đa cộng tuyến.

Đo lường đa cộng tuyến được thực hiện, kết quả cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) nhỏ hơn 2 (bảng Coefficientsa) đạt yêu cầu (VIF < 10). Vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội không có hiện tượng đa cộng tuyến, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình.

2.3.4.3.4. Phương trình hồi qui

Với tập dữ liệu thu được trong phạm vi nghiên cứu và dựa vào bảng kết quả hồi quy tuyến tính bội (bảng Coefficientsa), phương trình hồi quy tuyến tính bội thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định gửi tiền như sau:

HL = 0.030 + 0.252*QT + 0.089*HH + 0.126*TC + 0.160*DU + 0.197*DB + 0.165*CS

Các biến độc lập (Xi): QT, HH, TC, DU, DB, CS

Biến phụ thuộc (HL): (HL) sự hài lòng của doanh nghiệp nộp thuế.

2.3.4.3.5. Tổng kết kết quả kiểm định các giả thuyết

Kết quả mô hình hồi quy cho thấy sự hài lòng của khách hàng chịu tác động thuận chiều của 6 thành phần: thành phần quy trình thực hiện (QT), thành phần phương tiện hữu hình (HH), thành phần mức độ tin cậy (TC), thành phần mức độ đáp ứng (DU), thành phần mức độ đảm bảo (DB), thành phần chính sách quy định của cơ quan Nhà nước (CS). Do đó, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H6, H7 được chấp nhận. Trong đó, nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của khách hàng dựa trên hệ số Beta chuẩn hóa là thành phần quy trình thực hiện (QT) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.271, thứ hai là thành phần chính sách quy định của cơ quan Nhà nước (CS) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.229, thứ ba là thành phần mức độ đảm bảo (DB) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.174, thứ tư là thành phần mức độ đáp ứng (DU) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.161, thứ năm là thành phần mức độ tin cậy (TC) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.157 và cuối cùng là thành phần phương tiện hữu hình (HH) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.135.

Giả

Thuyết Tên giả thuyết Sig VIF quả Kết

H1 Thành phần phương tiện hữu hình ảnh hưởng thuận chiều với sự hài lòng của khách hàng. 0.013 1.462 Chấp nhận H2 Thành phần mức độ tin cậy ảnh hưởng thuận chiều với sự hài lòng của khách hàng. 0.007 1.656 Chấp nhận

H3 Thành phần mức độ đảm bảo ảnh hưởng thuận chiều với sự hài lòng của khách hàng. 0.002 1.521 Chấp nhận

H4 Thành phần mức độ đáp ứng ảnh hưởng thuận chiều với sự hài lòng của khách hàng. 0.002 1.262 Chấp nhận

H5 Thành phần sự cảm thông ảnh hưởng thuận chiều với sự hài lòng của khách hàng. 0.292 1.024 Không chấp nhận H6 Thành phần quy trình thực hiện ảnh hưởng thuận chiều với sự hài lòng của khách hàng. 0.000 1.254 Chấp nhận H7 Thành phần quy định chính sách của cơ quan Nhà nước ảnh hưởng thuận chiều với sự hài

lòng của khách hàng. 0.000 1.825 Chấp nhận

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn tổng quan về đề án phối hợp thu NSNN qua NHTM của TCHQ, tình hình thực hiện trong thời gian qua trên toàn quốc và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Từ đó thực hiện khảo sát sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thu thuế hải quan qua NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Kết quả hồi quy tuyến tính bội đã kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Những giả thuyết được chấp nhận là có ảnh hưởng trong mô hình hồi quy gồm: Quy trình thực hiện; Phương tiện hữu hình; Mức độ tin cậy; Mức độ đảm bảo; Mức độ đáp ứng và Quy định chính sách của cơ quan Nhà nước. Trong đó, nhân tố tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của khách hàng là Quy trình thực hiện, tiếp theo sau lần lượt là Mức độ đảm bảo; Quy định chính sách của cơ quan Nhà nước; Mức độ đáp ứng; Mức độ tin cậy. Cuối cùng là Phương tiện hữu hình. Từ các khái niệm nghiên cứu ban đầu và kết quả mô hình hồi quy là cơ sở để tác giả đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng ở chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THU THUẾ HẢI QUAN

QUA NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

3.1. Định hướng hiện đại hóa quy trình thu nộp NSNN và thủ tục hải quan3.1.1. Sự cần thiết để phát triển dịch vụ nộp thuế hải quan tại Việt Nam 3.1.1. Sự cần thiết để phát triển dịch vụ nộp thuế hải quan tại Việt Nam

Thời gian nộp

thuế (giờ) Số lần nộp thuế (lần)

Trung bình thế giới 268 26,7

Trung bình khu vực Châu Á Thái Bình Dương 232 25,4

Việt Nam 872 32,0

(Nguồn: Paying tax 2014: The global picture. A comparison of tax systems in 189 economies worldwide)

Bảng 3.1: Bảng thống kê thời gian và số lần nộp thuế tại Việt Nam.

Theo nghiên cứu của PWC và World Bank thì thời gian nộp thuế tại Việt Nam năm 2012 là 872 giờ và số lần nộp thuế là 32 lần, tất cả đều cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Đồng thời thời gian nộp thuế tại Việt Nam là rất cao so với bình quân của các nước ASEAN-6 là 171 giờ/năm. Cụ thể tại Indonesia, doanh nghiệp mất 259 giờ/năm, Thái Lan là 264 giờ/năm, Philippines là 193 giờ/năm, Malaysia là 133 giờ/năm, Brunei là 96 giờ/năm. Thấp nhất là Singapore, doanh nghiệp tại nước này chỉ mất 82 giờ /năm để thực hiện các thủ tục thuế.

Thời gian nộp thuế kéo dài khiến hàng hóa chậm thông quan, phát sinh nhiều chi phí gây bức xúc cho doanh nghiệp.

Để khắc phục tình trạng trên, ngày 05/08/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc tăng cường quản lý và cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan. Trong nội dung Chỉ thị, Thủ tướng nêu rõ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố triển khai quyết liệt Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/03/2014 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và các Nghị quyết của

Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính. Chú trọng đẩy mạnh cải cách những thủ tục hành chính có liên quan đến lĩnh vực thuế, hải quan.

Về quy trình, thủ tục kê khai, nộp thuế, Chỉ thị yêu cầu giảm thời gian kê khai, nộp thuế đạt mức trung bình của nhóm các nước ASEAN-6. Phấn đấu cuối năm 2014 có 95% số doanh nghiệp khai thuế điện tử, 15/63 địa phương thực hiện nộp thuế điện tử và 63/63 địa phương triển khai trong năm 2015. Cắt giảm tối thiểu 50% số giờ thực hiện thủ tục hành chính thuế, phấn đấu đến năm 2015 bằng với mức trung bình của nhóm nước ASEAN-6 (171 giờ/năm). Đồng thời Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo các NHTM thực hiện kết nối với hệ thống Kho bạc, cơ quan Thuế, Hải quan để đảm bảo công tác thu nộp NSNN thuận tiện, hiệu quả, nộp kịp thời các khoản chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước.

Do đó việc phát triển và sử dụng dịch vụ nộp thuế hải quan qua NHTM cũng là một trong những biện pháp cần thiết để giảm thời gian nộp thuế theo yêu cầu của Chính phủ.

Mặt khác để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong thời gian qua các cơ quan ban ngành ở Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp để thu hút thêm nguồn vốn này. Tuy nhiên do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thì việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài có dấu hiệu chậm lại trong cả nước. Trong tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài gặp không ít khó khăn như hiện nay, tỉnh Đồng Nai tiếp tục là điểm sáng trong lĩnh vực này. Theo thống kê trong 6 tháng đầu năm 2014, tỉnh Đồng Nai đã hoàn thành chỉ tiêu thu hút vốn FDI cả năm với 826 triệu USD, đứng thứ 3 trong cả nước. Để thu hút các dự án đầu tư nước ngoài, tỉnh Đồng Nai tăng cường cải cách thủ tục hành chính, từ cấp phép đầu tư đến thủ tục hải quan, thuế. Trong đó việc nộp thuế thuế hải quan là một khâu quan trọng trong quá trình làm thủ tục hải quan. Có nộp thuế nhanh chóng thì hàng hóa mới thông quan nhanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất. Chính vì lí do đó, việc phát triển dịch vụ thu thuế hải quan qua NHTM thông qua việc Cục Hải quan Đồng Nai ký kết các Thỏa thuận phối hợp thu với các

NHTM trên địa bàn là hết sức quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mở rộng và tiếp tục đầu tư tại Đồng Nai.

3.1.2. Định hướng hiện đại hóa quy trình thu nộp NSNN và thủ tục hải quan

Trong quá trình thực hiện Dự án hiện đại hóa phối hợp thu NSNN giữa TCT, KBNN, TCHQ, đã phát sinh một số hạn chế cần phải giải quyết như:

- Việc trao đổi thông tin mới chỉ dừng ở các khoản thu, nộp thuế vào NSNN trong khi nhu cầu của cơ quan hải quan còn liên quan đến các loại giấy bảo lãnh ân hạn thuế, các khoản thu thuế tạm thu, thu lệ phí vào tài khoản hải quan.

- Thời gian kho bạc chuyển chứng từ về hải quan còn kéo dài, chưa đáp ứng được tính kịp thời trong việc xử lý ân hạn thuế hoặc thông quan hàng hóa ngay sau khi người nộp thuế đã nộp thuế.

- Do máy chủ của trung tâm dữ liệu Bộ Tài chính và KBNN còn yếu, do yếu tố kỹ thuật nên phải truyền danh sách tờ khai nợ thuế của Hải quan lớn, không đảm bảo việc truyền, nhận toàn bộ dữ liệu số phải thu của ngành hải quan. Vì vậy cán bộ của KBNN hoặc ngân hàng tại các điểm thu của KBNN phải nhập nhiều bằng tay vào chương trình thu NSNN, nên còn để xảy ra dữ liệu còn thiếu và nhiều sai sót.

- Dữ liệu từ KBNN gửi sang cơ quan hải quan còn thiếu chỉ tiêu thông tin, thông tin không đầy đủ (không có số tờ khai, loại hình, mã số doanh nghiệp…).

- Gia tăng áp lực công việc cho cán bộ của kho bạc do phải nhập máy nhiều thông tin, đảm bảo thời gian nhập liệu, khóa sổ kế toán càng nhanh chóng càng tốt đó là chưa kể đến việc phải đảm bảo mức độ chính xác cao của thông tin khi truyền dến cơ quan hải quan.

Do những hạn chế của dự án đã nêu ở phần trên, để đáp ứng hiện đại hóa hải quan theo hướng hải quan điện tử, TCHQ đã báo cáo Bộ Tài chính cho phép triển khai xây dựng hệ thống cổng thanh toán điện tử. Hệ thống đã khắc phục những mặt còn hạn chế của dự án Hiện đại hóa thu NSNN, đảm bảo chứng từ thanh toán từ các NHTM được truyền trực tiếp sang cơ quan Hải quan. Từ đó tạo thuận lợi và giảm chi phí một

Một phần của tài liệu Nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thuế hải quan qua ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Luận văn thạc sĩ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)