5. Bố cục đề tài
3.3 Một số giải pháp về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ
3.3.1. Đối với vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Thứ nhất, cần phải xây dựng một đạo luật riêng quy định về thu hồi đất, bồi
thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ nhằm tạo sự thống nhất các địa phƣơng, giúp chủ thể dễ dàng hơn trong việc áp dụng vào thực tiễn.
- Thứ hai, về vấn đề bồi thƣờng, bồi thƣờng bằng tiền thì việc bồi thƣờng phải
sát với giá đất trên thị trƣờng. Bên cạnh đó, tùy từng đối tƣợng cụ thể mà các địa phƣơng cần hƣớng dẫn cho ngƣời dân sử dụng tiền bồi thƣờng một cách hợp lý và hiệu quả.
- Thứ ba, cần xem xét để có quy định về việc bồi thƣờng các thiệt hại vô hình
và các thiệt hại khác cho cộng đồng dân cƣ sau khi bị thu hồi đất đất nhƣ thiệt hại về vị trí kinh doanh không còn thuận lợi, tình làng nghĩa xóm bị ảnh hƣởng, tình cảm, sức khỏe do cuộc sống bị xáo trộn, … thực tế thì các thiệt hại này chƣa có cơ sở để tính toán, xác định.
Pháp luật Singapore cũng đã xem xét việc bồi thƣờng cho ngƣời bị thu hồi đất các thiệt hại nhƣ công trình đi ngang qua làm ảnh hƣởng đến lợi ích của ngƣời sử dụng đất, khói bụi, tiếng ồn, sức khỏe, tình cảm…, đã áp dụng thành công và mang lại hiệu quả góp phần ổn định đời sống cho ngƣời bị thu hồi đất. Trong khi Singapore đã áp dụng nhiều năm và đạt đƣợc kết quả, mà Việt Nam đến thời điểm hiện tại vẫn chƣa có một quy định nào điều chỉnh về vấn đề này.
- Thứ tư, cần xem xét điều chỉnh bãi bỏ Khung giá Nhà nƣớc hiện nay và Ủy
ban nhân dân tỉnh khi ban hành bảng giá đất hằng năm sẽ không bị phụ thuộc vào bảng giá Nhà nƣớc và có thể dễ dàng điều chỉnh tăng giá khi có nhu cầu.
- Thứ năm, về việc tái định cƣ cần chủ động xây dựng khu tái định cƣ có cơ sở
hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, phù hợp với điều kiện, phong tục tập quán của từng địa phƣơng, vùng miền, tùy đối tƣợng và điều cần lƣu ý là xây dựng khu tái định cƣ không quá xa nơi ở cũ.
3.3.2 Trình tự thu hồi đất
- Thứ nhất, cần quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất trong một văn bản duy nhất về bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ và cần phải sắp xếp các bƣớc trong quy trình thực hiện một cách hợp lý và khoa học, phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Thứ hai, cần có quy định về việc thành lập Hội đồng thẩm định năng lực của
chủ đầu tƣ về khả năng tài chính, tính khả thi của dự án để tránh tình trạng chủ đầu tƣ là những doanh nghiệp không có kinh nghiệm, năng lực thực hiện dự án làm ảnh hƣởng đến cuộc sống của ngƣời dân sau khi bị thu hồi đất.
- Thứ ba, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt phƣơng án phải đảm bảo tính
khoa học, công khai, minh bạch, phù hợp với thực tiễn khách quan. Cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, công khai, đầy đủ quy trình thu hồi. Ví dụ như trong quá trình thực hiện cần quy định rõ việc lấy ý kiến của người dân- những người có đất bị thu hồi và những người có liên quan- những người bị ảnh hưởng trong quá trình thu hồi đất, khắc phục tình trạng lấy ý kiến chỉ mang tính hình thức mà sau khi lấy ý kiến thì phải tổng hợp hết toàn bộ và phải có một cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình, việc lấy ý kiến người dân.
- Thứ tư, các buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm, chuyên
môn, nghiệp vụ và mở các lớp tập huấn, khóa bồi dƣỡng ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ làm công tác thu hồi, bồi thƣờng.
Ngoài ra, các địa phƣơng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho ngƣời dân các vấn đề về thu hồi, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ dƣới hình thức đơn giản nhất, phù hợp và dễ tiếp cận nhƣ báo đài, trang thông tin điện tử…
KẾT LUẬN
Trình tự thu hồi đất hay nói cách khác là các bƣớc trong quá trình thu hồi là nội dung chính mà ngƣời viết tập trung nghiên cứu trong đề tài của mình. Nhìn chung, hệ thống những văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này luôn nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo từ cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, quy định về trình tự thu hồi cũng lần lƣợt đƣợc ban hành, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn từng địa phƣơng cũng nhƣ từng giai đoạn lịch sử. Trình tự thu hồi đƣợc quy định chi tiết tại Nghị định 84/2007/NĐ-CP, qua quá trình áp dụng thì cũng tồn tại một số hạn chế nhƣ các bƣớc thực hiện dài dòng và trải qua 12 bƣớc. Nghị định 69/2009/NĐ-CP ra đời góp phần đơn giản hóa thu tục thu hồi, nhƣng từ khi áp dụng đến nay thì cũng vƣớng phải những khó khăn. Các quy định nằm rải rác ở nhiều văn bản Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Nghị định 181/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP, Nghị định 69/2009/NĐ-CP, Thông tƣ 14/2009/TT-BTNMT gây khó khăn trong quá trình áp dụng và các văn bản hƣớng dẫn về trình tự mang tính pháp lý không cao nên thƣờng xuyên thay đổi với mong muốn phù hợp với tình hình thực tiễn nhƣng điều này đã ảnh hƣởng trực tiếp đến các dự án và cho tất cả các chủ thể liên quan trong dự án.
- Quá trình thực hiện thu hồi đất kéo dài, không quy định cụ thể thời gian chi trả bồi thƣờng cho ngƣời bị thu hồi ảnh hƣởng đến đời sống ngƣời dân.
- Năng lực của một số cán bộ làm nhiệm vụ còn hạn chế về trình độ chuyên môn cũng nhƣ kinh nghiệm trong quá trình xử lý tình huống phát sinh.
Qua quá trình tìm hiểu và phân tích ở Chƣơng 2 ngƣời viết nhận thấy rằng để đảm bảo cho quá trình thu hồi đất đƣợc diễn ra nhanh chóng, công bằng và giảm thiểu tình trạng khiếu nại, khiếu kiện của ngƣời dân về các vấn đề có liên quan đến thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ thì:
+ Một là, cần quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất trong một văn bản duy
nhất của Chính phủ về bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ và cần phải sắp xếp các bƣớc trong quy trình thực hiện một cách hợp lý và khoa học, phù hợp với tình hình thực tiễn.
+ Hai là, về việc tái định cƣ cần chủ động xây dựng khu tái định cƣ có cơ sở hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, phù hợp với điều kiện, phong tục tập quán của từng địa phƣơng, vùng miền, tùy đối tƣợng cụ thể.
+ Ba là, các địa phƣơng cần hƣớng dẫn cho ngƣời dân sử dụng tiền bồi thƣờng
+ Bốn là, cần có quy định nâng cao sự đồng thuận của ngƣời dân đối với
phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ. Để phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ do cơ quan có thẩm quyền đƣa ra phù hợp, nhận đƣợc sự đồng thuận của ngƣời dân; bảo đảm việc hỗ trợ đƣợc khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định, cần bổ sung nguyên tắc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ.
Ngoài ra, cần mở các lớp tập huấn, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, khóa bồi dƣỡng ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ làm công tác thu hồi, bồi thƣờng.
Tóm lại, qua quá trình tìm hiểu và phân tích những quy định của pháp luật về trình tự thu hồi, ngƣời viết nhận thấy vai trò quan trọng của việc thu hồi, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ, những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về trình tự thu hồi và các vấn đề liên quan cũng nhƣ những tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện trên thực tế và giảm thiểu tình trạng khiếu nại.
Vì vậy, cần phải có một quy định của pháp luật cụ thể để điều chỉnh, các cơ quan có thẩm quyền cần có những giải pháp đồng bộ và hiệu quả, thay đổi, ban hành, bổ sung những văn bản hƣớng dẫn thi hành cho phù hợp với thực tiễn, nhằm hạn chế đƣợc những bất cập, góp phần đẩy nhanh công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng, bồi thƣờng tạo đƣợc lòng tin và ý thức tự giác tuân thủ của ngƣời dân đối với các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc. Qua đây, ngƣời viết mong rằng những giải pháp mà bản thân vừa nêu (chỉ mang tính chất tham khảo), sẽ góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ trong thời gian tới.
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU... 1
1. Lý do chọn đề tài ... 6
2. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu ... 7
3. Phƣơng pháp nghiên cứu ... 8
4. Phạm vi nghiên cứu ... 8
5. Bố cục đề tài ... 8
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƢ... 10
1.1. Khái quát chung ... 10
1.1.1. Khái niệm về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ ... 10
1.1.1.1 Thu hồi đất ... 10
1.1.1.2 Bồi thƣờng ... 12
1.1.1.3 Hỗ trợ ... 13
1.1.1.4 Tái định cƣ ... 13
1.1.2 Khái niệm về trình tự thu hồi đất ... 14
1.2. Lịch sử phát triển của chế định về thu hồi đất ... 16
1.2.1. Giai đoạn Luật Đất đai năm 1987 ... 16
1.2.2. Giai đoạn từ Luật Đất đai năm 1993 đến trƣớc Luật Đất đai năm 2003 ... 17
1.2.3. Giai đoạn từ Luật Đất đai năm 2003 đến nay... 18
1.3. Mục đích của thu hồi đất ... 19
1.3.1. Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng... 20
1.3.2. Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế ... 20
1.4. Ý nghĩa của việc thu hồi đất và sự cần thiết phải quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất ... 22
1.5. Các nguyên tắc thu hồi đất ... 24
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÌNH TỰ THU HỒI ĐẤT .. 27
2.1. Các trƣờng hợp thu hồi đất ... 27
2.2. Thẩm quyền thu hồi đất ... 29
2.3. Quy định của pháp luật về trình tự thu hồi đất ... 32
2.3.1. Giới thiệu địa điểm và thông báo thu hồi đất ... 33
2.3.3. Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và thực hiện phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và
tái định cƣ ... 49
2.3.4. Cƣỡng chế thu hồi đất ... 54
2.4. Trình tự thủ tục thu hồi đất trong trƣờng hợp đƣợc bồi thƣờng và không đƣợc bồi thƣờng ... 60
2.5. Vai trò của các chủ thể có liên quan trong quá trình thu hồi đất... 62
2.5.1. Vai trò của Ủy ban nhân dân các cấp ... 62
2.5.2. Vai trò của Hội đồng bồi thƣờng ... 65
2.5.3. Vai trò của Tổ chức phát triển Quỹ đất ... 66
2.5.4. Vai trò của ngƣời bị thu hồi đất ... 68
2.5.5. Vai trò của các sở, ban, ngành có liên quan ... 68
2.6. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong quá trình thu hồi đất ... 69
CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN VỀ VIỆC ÁP DỤNG TRÌNH TỰ THU HỒI ĐẤT ... 75
3.1. Khái quát chung về tình hình áp dụng pháp luật thu hồi đất ... 75
3.1.1. Những thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật thu hồi ... 76
3.1.2. Những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật thu hồi ... 77
3.2. Khái quát tình hình thu hồi và thực hiện hiện thu hồi đất tại huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ ... 80
3.2.1. Khái quát chung về huyện Phong Điền ... 80
3.2.2. Tình hình thu hồi đất trong những năm gần đây trên địa bàn huyện ... 81
3.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện thu hồi đất tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ ... 83
3.3 Một số giải pháp về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ ... 84
3.3.1. Đối với vấn đề thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ ... 84
3.3.2 Trình tự thu hồi đất ... 85
KẾT LUẬN ... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). 2. Luật Đất đai năm 1987.
3. Luật Đất đai năm 1993. 4. Luật Đất đai năm 2003. 5. Luật Xây dựng năm 2003. 6. Bộ luật Dân sự năm 2005.
7. Luật Trƣng mua, Trƣng dụng tài sản năm 2008. 8. Luật Khiếu nại năm 2011.
9. Nghị định 90/1994/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ quy định về việc đền bù thiệt hại khi nhà nƣớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
10. Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
11. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
12. Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất.
13. Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ.
14. Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
15. Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính Phủ về Quy định bổ sung về Quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ.
16. Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
17. Thông tƣ liên tịch 01/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài nguyên Môi trƣờng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài Chính hƣớng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển Quỹ đất.
18. Thông tƣ57/2010/TT-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2010 của Bộ Tài chính Quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
19. Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật Đất đai.
20. Báo cáo số 193/2012/BC-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ngày 06 tháng 9 năm 2012 Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai 2003 và định hƣớng sửa đổi Luật Đất đai.
21. Quyết định 28/2013/QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân về việc ban hành Quy định về trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ và thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tƣ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
22. Quyết định 16/2012/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân về quy định mức trích kinh phí, mức chi và tỷ lệ phân chia mức kinh phí bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
23. Quyết định 02/2013/QĐ-UBNDngày 7 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân