Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong quá trình thu hồi đất

Một phần của tài liệu trình tự thu hồi đất lý luận và thực tiễn (Trang 69)

5. Bố cục đề tài

2.6. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong quá trình thu hồi đất

Quyền khiếu nại ở Việt Nam đƣợc xây dựng từ khá sớm và quen thuộc trong đời sống pháp lý của ngƣời Việt Nam và khiếu nại đƣợc xem là một quyền Hiến định.141

Quyền này ngay lập tức phát sinh khi một cá nhân, tổ chức có căn cứ cho rằng quyền, lợi ích bị xâm phạm: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán

bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.142

Khi ngƣời sử dụng đất có căn cứ cho rằng quyền lợi bị ảnh hƣởng bởi các quyết định hành của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền trong quá trình thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ thì đƣợc quyền lựa chọn khiếu nại theo thủ tục hành chính hoặc khởi kiện ra Tòa. Trƣờng hợp ngƣời bị thu hồi khiếu nại về giá đất tính bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ hoặc quyết định cƣỡng chế, việc giải quyết khiếu nại thực

140 Điều 44 và Điều 46 Nghị định 197/2004/NĐ-CP

141 Điều 74 Hiến pháp năm 1992

hiện theo quy định Luật Đất đai năm 2003,143 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP,144 Nghị định 69/2009/NĐ-CP.145

- Việc khiếu nại đƣợc thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp theo quy định của pháp luật.146 Trƣờng hợp khiếu nại đƣợc thực hiện thông qua ngƣời đại diện thì phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định.147

Giải quyết khiếu nại

- Theo quy định của Luật Đất đai hiện hành: Ngƣời sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.148 Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai năm 2003:“Người sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết

định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai”.149

- Giải quyết khiếu nại là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quy định giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.150

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai năm 2003: “Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi

hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của Luật tố tụng hành chính”.151

Trình tự khiếu nại

- Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì ngƣời khiếu nại sẽ khiếu nại lần đầu đến ngƣời đã ra quyết định hành chính hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định.

+ Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính về quản lý đất đai là ba mươi (30)

ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó.

143 Điều 138 của Luật Đất đai năm 2003

144 Điều 63 và Điều 64 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP

145 Điều 40 Nghị định 69/2009/NĐ-CP

146 Khoản 1 Điều 12 Luật khiếu nại 2011

147 Điều 8 Luật Khiếu nại 2011

148 Khoản 1 Điều 138 Luật Đất đai năm 2003

149 Khoản 1 Điều 184 Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai năm 2003, ngày 07 tháng 10năm 2013

150 Khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai năm 2003

+ Trong thời hạn bốn mươi lăm (45) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải

quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án.

- Một số trường hợp cụ thể:

+ Trƣờng hợp khiếu nại đến Ủy ban nhân dân tỉnh thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thời hạn quy định của Luật Khiếu nại. Nếu ngƣời khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện ra Tòa án.

+ Thời hiệu khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất không quá chín mƣơi (90) ngày đối với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và không quá ba mƣơi (30) ngày đối với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, kể từ ngày nhận đƣợc quyết định giải quyết khiếu nại mà ngƣời khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án.

Ví dụ: Trường hợp ông Doãn Lê (Bình Nguyên, Thăng Bình, Quảng Nam) khiếu nại yêu cầu được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nhưng khi tiến hành thu hồi đất, chính quyền địa phương đã không thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Gia đình ông đã khiếu nại lên Ủy ban nhân dân huyện và đã được giải quyết nhưng ông không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó và ông đã nộp đơn khiếu nại quyết định của Ủy ban nhân dân huyện lên Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, đề nghị được xem xét, giải quyết và nội dung khiếu nại của ông không được chấp nhận. Ông đã khởi kiện Ủy ban nhân dân huyện ra Tòa án về hành vi thu hồi đất mà không bồi thường, hỗ trợ thiệt hại đối với gia đình ông.152

- Nghị định 69/2009/NĐ-CP cũng quy định: “Trong khi chưa có quyết định

giải quyết khiếu nại thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất. Trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng thực hiện quyết định thu hồi đất và ngược lại trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là đúng pháp luật thì người có đất bị thu hồi phải chấp hành quyết định thu hồi đất”.153

- Quyết định khiếu nại là quyết định có hiệu lực thi hành và ngƣời khiếu nại không đƣợc khiếu nại tiếp, ngƣời khiếu nại tiến hành khiếu nại trong trƣờng hợp họ

152 http://baotintuc.vn/xa-hoi/dan-khieu-kien-vi-dat-bi-giai-toa-trang-20130721093418123.htm [truycập 23/10/2013]

cho rằng quyền và lợi ích chính đáng của họ bị xâm phạm bởi quyết định hành chính của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, nếu trái pháp luật phải kịp thời sửa chữa, khắc phục, tránh phát sinh khiếu nại. Cơ quan Nhà nƣớc đã ban hành quyết định thu hồi đất phải có quyết định hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và bồi thƣờng thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có) theo quy định.154

- Quy trình khiếu nại được tóm tắt như sau:

Sơ đồ 2.6.1 Trình tự khiếu nại và giải quyết khiếu nại của Luật Khiếu nại 2011

Chú thích:

Căn cứ pháp lý của sơ đồ Luật Khiếu nại năm 2011.

- (1) Điều 9 Luật Khiếu nại năm 2011

- (2) Điều 27 Luật Khiếu nại năm 2011

- (3) Điều 28 Luật Khiếu nại năm 2011

- (4) Điều 32 Luật Khiếu nại năm 2011

- (5) Điều 33 Luật Khiếu nại năm 2011 (1) (2) (4) (3) (5) (7) (9) (8) (6) Khiếu nại đến ngƣời có thẩm quyền giải quyết

Nhận đƣợc quyết định hành chính

Thụ lý

Khiếu nại lần hai

Không thụ lý(lý do)

Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

Gửi đến ngƣời khiếu nại

Khởi kiện ra Tòa án 90 ngày

10 ngày

Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai

Công bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại

- (6) Điều 36 Luật Khiếu nại năm 2011

- (7) Điều 37 Luật Khiếu nại năm 2011

- (8) Điều 41 Luật Khiếu nại năm 2011

- (9) Điều 42 Luật Khiếu nại năm 2011

Việc giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định Luật Đất đai năm 2003,155 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP,156 Nghị định 69/2009/NĐ-CP.157

Vì vậy, ƣu điểm của khiếu nại là ngay lập tức có thể giải quyết đƣợc vụ việc một cách nhanh chóng vì đã nắm bắt đƣợc rát rõ tình tiết vụ việc, tiết kiệm thời gian, chi phí. Tuy nhiên, việc giải quyết khiếu nại có những hạn chế nhất định có thể dẫn đến tình trạng không khách quan trong giải quyết vụ việc, tâm lý e ngại xem xét, công nhận quyết định của chính mình và của cơ quan chủ quản là không đúng.

Qua quá trình tìm hiểu và phân tích nêu trên, trong chƣơng này, ngƣời viết đã đi sâu vào phân tích các vấn đề có liên quan đến công tác thu hồi đất cũng nhƣ vấn đề bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ theo quy định của pháp luật cũng nhƣ quy trình thực hiện tại một số địa phƣơng nhƣ Hậu Giang, Cần Thơ, Đà Nẵng…, để từ đó rút ra những kinh nghiệm và cũng làm cơ sở cho những đề xuất trong chƣơng tiếp theo.

155 Điều 138 của Luật Đất đai năm 2003

156 Điều 63 và Điều 64 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP

CHƢƠNG 3

THỰC TIỄN VỀ VIỆC ÁP DỤNG TRÌNH TỰ THU HỒI ĐẤT

Ở chương này, chủ yếu khái quát sơ lược về tình hình thu hồi và thực hiện trình tự thu hồi trên phạm vi cả nước và trên địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về thu hồi cũng như thực tiễn áp dụng hiện nay. Để từ đó, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về thu hồi đất.

Một phần của tài liệu trình tự thu hồi đất lý luận và thực tiễn (Trang 69)