Công nghệ điện hóa tạo dung dịch nano kim loại bạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (anot) tạo dung dịch nano bạc bằng điện áp cao (Trang 39)

Công nghệ nano điện hóa được sử dụng trong quá trình chế chế tạo các vật liệu có cấu trúc với kích thước nano cũng như dung dịch nano kim loại nói chung và nano bạc nói riêng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nổi bật là trong y, dược và xử lý môi trường. Tương tự như công nghệ điện hóa tạo cấu trúc nano, để điều chế dung dịch nano bạc cũng phải dựa trên hai quá trình cơ bản là quá trình anôt và quá trình catôt. Bên cạnh đó có một số khác biệt sẽ được đề cập cụ thể.

Năm 2009, Rashid [85] và các đồng nghiệp đã nghiên cứu thành công công nghệ chế tạo dung dịch keo nano Ag bằng phương pháp điện hóa điện áp thông thường. Ở trong nước có một số nghiên cứu về nano điện hóa điện áp thấp tạo dung dịch nano bạc trong thời gian gần đây nhưng chưa được phát triển để ứng dụng trong quy mô công nghiệp [10], [89], [90]. Với phương pháp điện hóa điện áp thấp, để các quá trình điện cực xảy ra thì chất điện môi phải có độ dẫn điện cao, đồng nghĩa với dung dịch điện môi có chứa nhiều các ion đóng vai trò vận chuyển điện tích và tham gia các phản ứng điện hóa.

Do đó, sau khi xảy ra các quá trình điện hóa sẽ còn dư một lượng nhất định các ion trong dung dịch làm cho độ sạch của sản phẩm không cao. Ngoài ra, hạt kim loại kém ổn định trong dung dịch nên phải sử dụng chất bảo quản làm hạn chế tác dụng của hạt nano cũng như khả năng ứng dụng của chúng trong các lĩnh vực đòi hỏi dung dịch có độ sạch cao như các ngành y, dược…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (anot) tạo dung dịch nano bạc bằng điện áp cao (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)