Đánh giá điều kiện kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến vùng quy hoạch

Một phần của tài liệu Quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện bình đại, ba tri và thạnh phú đến năm 2020 (Trang 38)

(1) Những thuận lợi

- Nhìn chung tình hình kinh tế-xã hội của vùng nghiên cứu tiếp tục phát triển khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (khu vực I giảm dần và khu vực II, III tăng dần qua các năm), các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế-xã hội năm 2009 đều cĩ sự tăng trưởng so với năm 2006, một số chỉ tiêu Nghị quyết thực hiện đạt và vượt như: Kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách, vốn đầu tư tồn xã hội, giải quyết việc làm, đào tạo lao động, giảm hộ nghèo, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng… Thu hút đầu tư nước ngồi và vận động cam kết vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) tăng cao. Chất lượng giáo dục - đào tạo, chăm sĩc sức khoẻ nhân dân ngày càng nâng lên; hoạt động văn hố thơng tin, phát thanh truyền hình cĩ nhiều chuyển biến tích cực; phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hĩa” tiếp tục phát triển về quy mơ và chất lượng.

- Với lợi thế nằm sát vùng KTTĐ phía Nam, Bến Tre bước đầu cĩ sự thuận lợi về giao thơng thuỷ và bộ. Hiện nay cầu Hàm Luơng, Rạch Miễu đã đưa vào hoạt động, Bến Tre cĩ nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản xuất hàng hĩa và dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường khả năng hợp tác kinh tế - văn hĩa với các tỉnh ĐBSCL và Tp.HCM. Trong giai đoạn từ 2001 – 2011 tỉnh đã thực hiện 57 dự án khoảng178 tỷ đồng đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, thủy lợi, điện, khu nuơi tơm tập trung phục vụ phát triển nuơi trồng thủy sản. Năm 2010, Bến Tre là tỉnh cĩ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 10 ở Việt Nam đây cũng là một trong những lợi thế cạnh tranh tạo sức hút đầu tư của tỉnh nĩi chung và ngành thủy sản nĩi riêng.

- Đối với vùng KTTĐ phía Nam, Bến Tre cịn là vùng nguyên liệu quan trọng, và cũng là địa bàn nhận chuyển dịch đầu tư, cơng nghệ và tái phân bố đơ thị từ vùng kinh tế năng động nhất nước này.

- Diện tích mặt nước lớn là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển đa dạng nghề NTTS. Đặc biệt, khu vực 3 huyện Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại hình thành các HTX nuơi nghêu theo phướng thức quản lý cộng đồng đã gĩp phần cải thiện kinh tế hộ gia đình và nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân địa phương.

- Dân số khá dồi dào về số lượng, năng động và hiện đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, đây sẽ là nguồn lao động nịng cốt cho phát triển ngành thủy sản của tỉnh.

(2) Khĩ khăn

Sản xuất thủy sản cịn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, mang tính tự phát, chưa liên kết sản xuất, do đĩ khi cĩ biến động về thời tiết, mơi trường sản xuất, thị trường liền bị tác động mạnh; chuyển dịch cơ cấu vẫn cịn chậm do phần lớn người dân

cịn thiếu vốn, ảnh hưởng suy giảm kinh tế, các ngân hàng trên địa bàn cho vay vốn để phát triển sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người sản xuất kinh doanh.

Giá cả thị trường đầu vào cho sản xuất nĩi chung, NTS nĩi riêng đều ở mức cao cĩ những ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Xây dựng kết cấu hạ tầng đã được quan tâm và đầu tư nhiều so với trước nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu; một số cơng trình, dự án triển khai cịn chậm tiến độ.

Việc duy trì và xây dựng mới các HTX thủy sản cịn nhiều khĩ khăn, nhiều hợp tác xã hoạt động cịn hạn chế về năng lực quản lý, thiếu vốn, quy mơ nhỏ.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh tuy vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, nhưng vẫn cịn thấp so với tốc độ tăng bình quân chung giai đoạn 2006 - 2010. Bên cạnh phần lớn các chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra, cịn một số chỉ tiêu thực hiện chưa đạt mục tiêu kế hoạch năm 2008 như: giá trị sản xuất khu vực cơng nghiệp - xây dựng; dịch vụ; số bác sĩ/vạn dân. Sản xuất nơng nghiệp, thủy sản điều kiện tuy cĩ thuận lợi nhưng vẫn bị ảnh hưởng dịch bệnh, mơi trường nuơi…; xây dựng cơ bản gặp khĩ khăn về vốn, biến động tăng giá nguyên vật liệu, cơng tác giải phĩng mặt bằng một số cơng trình cịn chậm… đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện… Với những nguyên nhân chủ yếu trên đã ảnh hưởng phần nào đến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong vài năm gần đây của vùng nghiên cứu.

- Tình trạng học sinh bỏ học cĩ chiều hướng gia tăng, tỷ lệ huy động học sinh đến trường chưa đồng đều giữa các địa phương và vẫn cịn thấp. Cơ sở vật chất và trang thiết bị các bệnh viện tuyến huyện cịn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh. Vấn đề vệ sinh mơi trường, việc xử lý chất thải trong chăn nuơi, rác, nước thải… chưa được thực hiện theo quy định. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường chưa cĩ giải pháp khắc phục hữu hiệu; vệ sinh an tồn thực phẩm chưa đảm bảo. Cơng tác kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo mặc dù đạt kế hoạch, nhưng chưa thật sự vững chắc. Việc làm của một bộ phận người lao động thiếu ổn định, thu nhập thấp, chất lượng nguồn lao động chưa đáp ứng đựơc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phạm pháp hình sự, tệ nạn xã hội, tai nạn xã hội mặc dù được kiềm chế nhưng vẫn cịn xảy ra nhiều, nhất là tai nạn giao thơng ở những tháng đầu năm. Cơng tác cải cách hành chính một số nơi cịn mang tính hình thức, thái độ phục vụ của một số cán bộ chưa tốt, gây phiền hà làm mất lịng tin của nhân dân vẫn cịn xảy ra.

- Nguồn nhân lực tuy dồi dào về số lượng nhưng trình độ chuyên mơn kỹ thuật cịn thấp, đặc biệt lao động ngành NTTS chưa được đào tạo theo kịp nhu cầu của ngành khi nuơi các đối tượng áp dụng kỹ thuật cao như nuơi tơm sú, TCT,… Mặt khác do quá gần vùng KTTĐ phía Nam, nên nguồn lao động chất lượng cịn bị dịch chuyển ra khỏi địa phương.

PHẦN III

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG NTTS TRONG VÙNG QUY HOẠCH

Một phần của tài liệu Quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện bình đại, ba tri và thạnh phú đến năm 2020 (Trang 38)