Thực trạng công tác xây dựng, bổ sung, mua sắm TBD Hở các trường THCS huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 51)

THCS huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá

2.3.2.1. Thực trạng CSVC-TBDH ở các trường THCS

Hiện tại các trường THCS trên địa bàn huyện Nông Cống có 96 phòng học bộ môn và phòng học thực hành thí nghiệm ( Trong đó: Phòng tin học: 23, phòng thực hành Hóa - sinh: 23, phòng thực hành Lý- Công nghệ: 20, phòng học đa năng: 17, phòng ngoại ngữ 6, phòng nghe nhìn 12), chưa có nhà đa chức năng.

Hiện nay các nhà trường vẫn phải sử dụng một số phòng học cấp 4 đã qua sửa chữa và xuống cấp hoặc phòng học kiên cố được xây dựng từ những năm 1990 với diện tích và kích thước nhỏ không đúng chuẩn...

Để đánh giá mức độ cần thiết cho từng loại quy mô phòng học chúng tôi đã khảo sát bằng phiếu "Trưng cầu ý kiến" đối với 156 người là các cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên các trường.

Bảng 1.13. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết về quy mô phòng học ở các trường Mức độ Phòng học > 35 hs Phòng học 40-45 hs Số phiếu Tỷ lệ% Số phiếu Tỷ lệ% Rất cần thiết 112 71,8 96 61,5 Cần thiết 28 17,9 38 24,4 Ít cần 16 10,3 22 14,1 Không cần 0 0 0 0

Trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, yêu cầu sử dụng phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, thực hành,....việc giảm số lượng học sinh/lớp là cần thiết. Vì vậy, theo quy định xây dựng trường chuẩn quốc gia, số lượng học sinh trong một lớp không quá 45 học sinh. Tuy nhiên, trên thực tế khi sử dụng phòng học bộ môn, phòng học đa năng, việc quản lý số lượng 45 học sinh/lớp cũng rất vất vả với giáo viên, vì vậy việc giảm số lượng học sinh/lớp là vấn đề mà các

cấp Bộ, ngành cần quan tâm trong thời gian tới. Qua bảng trên ta thấy đối với phòng học loại từ 35 HS trở lên thì có đến 89,7 % số người được hỏi cho rằng cần thiết và 71,8% cho rằng rất cần thiết : đối với loại phòng 40- 45 HS thí có 85,9% cho rằng cần thiết và 61,5% rất cần thiết.

a) Thực trạng về phòng thí nghiệm, thực hành

Trong thời gian qua, khi quy mô chưa được mở rộng, các trường đã cố gắng nhiều trong việc xây dựng phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành. Nhìn chung các trường đã bổ sung trang thiết bị mới cho các phòng thí nghiệm, thực hành một cách kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học... các phòng thí nghiệm, thực hành đã được trang bị nhiều thiết bị thí nghiệm hiện đại, phù hợp với từng chuyên ngành, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học cho giáo viên và học sinh.

Bảng 2.14. Số phòng thực hành-thí nghiệm các trường THCS huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá ( Năm học 2013-2014)

TT Trường THCS họcTin Phòng học bộ môn Hóa-Sinh Phòng học bộ môn Lý - CN Phòng học Đa chức năng Phòng học Ngoại ngữ Phòng nghe nhìn 1 Tân Thọ 1 1 1 1 1 2 Tân Phúc 1 1 1 1 3 Tân Khang 1 1 4 Trung Chính 1 1 1 1 5 Trung ý 1 6 Trung Thành 1 1 1 7 Hoàng Giang 1 1 1 1 1 8 Hoàng Sơn 1 1 9 Tế Thắng 1 1 1 10 Tế Tân 1 11 Tế Lợi 1 12 Tế Nông 1 1 13 Minh Khôi 1 14 Minh Nghĩa 1 1 1 1 15 Minh Thọ 1 1 1 1 1 16 Trần Phú 2 2 1 1 1 1 17 Vạn Thắng 1 1 1 1 1 18 Vạn Hòa 1 1 1 1 19 Vạn Thiện 1 1 1 1 1

20 Thăng Long 1 1 1 1 1 1 21 Thăng Thọ 1 1 1 1 22 Thăng Bình 1 1 23 Công Liêm 1 1 24 Công Chính 1 25 Công Bình 1 26 Yên Mĩ 1 27 Tượng Sơn 1 28 Tượng Văn 1 1 1 1 1 29 Tượng Lĩnh 1 1 1 30 Trường Sơn 1 1 1 2 31 Trường Giang 32 Trường Trung 1 1 33 Trường Minh 1 Cộng: 23 23 20 17 6 12

Trong những năm gần đây, Sở GD&ĐT, Huyện uỷ, UBND huyện và các nhà trường đã tích cực huy động mọi nguồn lực để xây dựng CSVC, thiết bị phục vụ cho dạy và học nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, để thực hiện chiến lược phát triển của các trường THCS giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn 2015-2020 thì việc tiếp tục đầu tư xây dựng CSVC – TBDH là việc làm thiết thực góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Muốn thực hiện thành công chiến lược phát triển thì người quản lý phải nắm vững thực trạng cơ sở vật chất về số lượng, chất lượng, đầu tư, sử dụng, bảo quản, sửa chữa... mới có thể đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp.

Các trường có quy hoạch tổng thể về số lượng phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, thực hành,....cần thiết và trang thiết bị cho các phòng theo định hướng xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; lập kế hoạch đầu tư, xây dựng và phát triển cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ giảng dạy và các hoạt động khác.

+ Bàn ghế học sinh được trang bị đúng chủng loại theo tiêu chuẩn bàn ghế phòng học bộ môn đạt chuẩn.

+ Tất cả các phòng học được trang bị đủ bàn ghế giáo viên, 100% bảng từ tính của Hàn Quốc.

+ Hệ thống điện đảm bảo; hệ thống chiếu sáng tự nhiên, hệ thống quạt tốt, đúng tiêu chuẩn.

+ Các phòng thí nghiệm, thực hành cần được trang bị máy chiếu, tủ đựng hoá chất, thiết bị, máy hút mùi, máy khử độc,....

Bảng 2.15. Tổng hợp sự biến động phòng thực hành thí nghiệm, nhà đa chức năng từ năm 2009 -2014 Năm học 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 P.TN vật lý-CN 15 16 18 19 20 P. TN Hoá -Sinh 16 16 20 22 23 P. TH Tin học 17 22 23 23 23 P. Ngoại ngữ 4 5 5 6 6 Phòng đa CN 13 15 15 16 17 Phòng nghe nhìn 10 10 11 11 12 Nhà đa năng 0 0 0 0 0 Tổng 75 84 92 97 101

Với nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước và vốn tự có các trường đã xây dựng phòng thí nghiệm, thực hành, phòng học bộ môn đảm bảo chất lượng (trong đó khoảng 50% số phòng học có chất lượng cao), được trang bị hệ thống chiếu sáng, bàn ghế, bảng chống loá đúng tiêu chuẩn, cùng với nhiều trang thiết bị điện tử khác; với những phòng thí nghiệm, thực hành còn lại, do chưa được đầu tư xây dựng các nhà trường hiện đang dùng tạm phòng học thông thường để dùng làm phòng thí nghiệm, thực hành nên không đảm bảo về diện tích sử dụng cũng như về các yêu cầu kỹ thuật khác. Với hệ thống CSVC phục vụ cho học tập, sinh hoạt như hiện nay, hệ thống phòng học còn thiếu, một số phòng học còn chật, chưa đáp ứng so với yêu cầu, các nhà trường đã và đang phải tìm mọi biện pháp khai thác tối đa thì mới đảm bảo phục vụ học tập, sinh hoạt.

Từ năm học 2009 - 2010 một số phòng học đã dùng Bảng Ceramic (Hàn quốc) thay thế toàn bộ bảng cũ chủ yếu làm bằng chất lượng gỗ dán, hoặc làm bằng gỗ tự nhiên. Bảng vật liệu mới này có ưu điểm khi viết ăn phấn, dễ lau sạch và không bị loá. Thiết kế lắp đặt tại một số phòng học với kích thứớc (3m × 1,25m), các nhà trường cũng đã triển khai dùng phấn không bụi nhằm đảm bảo sức khoẻ cho GV.

c) Về phương tiện dạy học và phòng học đa chức năng

Các trường tổ chức mua sắm một số thiết bị âm thanh, máy chiếu các loại, máy tính… để tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết bị hỗ trợ vào quá trình giảng dạy. Với CSVC như hiện nay, số lượng phòng học đa chức năng chưa đủ để đáp ứng kịp theo yêu cầu sử dụng của GV. Trang thiết bị để hỗ trợ cho các hoạt động của một số trường còn thiếu. Mặt khác định kỳ bảo dưỡng chưa được thường xuyên, cho nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng của trang thiết bị.

Nhìn chung, thực trạng về phòng học đa chức năng và thiết bị dạy học ở các trường THCS còn thiếu nhiều về số lượng và chủng loại, đặc biệt là số lượng phòng học đa chức năng, chất lượng thì nhanh xuống cấp, chưa kịp thời sửa chữa, mua sắm bổ sung, thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu phương tiện dạy học, hoặc thiếu phòng học bởi nhu cầu sử dụng bài giảng điện tử của giáo viên ngày càng nhiều. Chất lượng phòng học đa chức năng chưa đạt chỉ tiêu kỹ thuật, các phương tiện chưa đồng bộ.

Nhìn chung các trường đã chủ động tập trung khai thác các nguồn đầu tư phục vụ cho giảng dạy - học tập. Trong quá trình dạy học, nội dung, phương pháp và phương tiện có quan hệ mật thiết với nhau. Với mỗi nội dung dạy học cần lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp, mặt khác mỗi phương pháp dạy học cần có những phương tiện dạy học tương ứng để đạt hiệu quả cao nhất. Nhiều phòng học được đầu tư thiết bị một cách kịp thời, đáp ứng thiết thực cho quá trình dạy - học. Tuy nhiên, do quy mô giảng dạy ngày càng tăng, nhưng thiết bị cho các môn còn quá thiếu thốn, nguồn vốn đầu tư hạn hẹp, cho nên chưa thể

chưa đồng bộ nên không hoạt động được, một số thiết bị chưa điều chỉnh cho phù hợp nội dung chương trình môn học, hoặc thiết bị mới nhưng phương pháp dạy - học chưa đổi mới nên chưa phát huy tác dụng của thiết bị đó.

Đối với phòng vi tính, do số lượng học sinh/lớp đông, số lượng máy tính có hạn, nên không có đủ máy tính cho học sinh thực hành, thông thường 2-3 học sinh phải dùng chung một máy tính trong giờ thực hành, vì vậy chất lượng các giờ thực hành chưa đảm bảo.

Để đánh giá mức độ thừa thiếu, chất lượng của các phòng học ở trường trung học phổ thông chúng tôi đã khảo sát bằng "Phiếu trưng cầu ý kiến" đối với 483 người gồm 3 nhà quản lý, 75 giáo viên và 405 học sinh các trường trong 2 năm học 2009-2010 và 2010 - 2011. Kết quả số lượng và chất lượng của phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, thực hành hiện có của trường được thể hiện như sau :

Bảng 2.16. Kết quả đánh giá về số lượng và chất lượng phòng học bộ môn ở các trường THCS huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá

Số lượng Chất lượng

Mức độ Số phiếu Tỷ lệ (%) Mức độ Số phiếu Tỷ lệ(%)

Quá thiếu 397 82,2 Kém 112 23,2

Thiếu 86 17,8 Trung bình 304 62,9

Đủ 0 0 Tốt 67 13,9

Các trường đang chú trọng công tác tin học hoá trong mọi hoạt động, đặc biệt là trong công tác quản lý. Hiện tại có 110 máy tính dùng cho công tác quản lý, điều hành và các phòng chức năng, số lượng máy tính phục vụ cho giảng dạy, học tập là 314 bộ (được trang bị chủ yếu cho 23 phòng vi tính); hệ thống máy tính nối mạng nội bộ 220 bộ; hệ thống máy tính được kết nối mạng Internet là 280 bộ. Công tác quản lý của trường đã được tin học hoá hầu hết các lĩnh vực bằng các phần mềm chuyên dụng.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, phương tiện dạy học cũng phát triển theo cả về tính năng sử dụng, chỉ tiêu kỹ thuật, loại hình và mẫu mã. Các phương tiện dạy học của nhà trường chủ yếu đặt mua bởi các nhà cung cấp thiết bị dạy học lớn có uy tín, vì vậy chất lượng đạt yêu cầu 71% người được hỏi ý kiến qua “phiếu trưng cầu ý kiến” đều cho rằng chất lượng phương tiện dạy học và phòng học đa chức năng đạt mức trung bình và tốt. Tuy nhiên, chất lượng phòng học và chất lượng các phương tiện dạy học sau một học kỳ sử dụng thường bị giảm nhanh so với tiêu chuẩn các nhà sản xuất đề ra, như tuổi thọ của bóng đèn chiếu, gương thấu kính bị xước, thiết bị âm thanh giảm độ nhạy, âm lượng giảm, chất lượng âm thanh không đảm bảo. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:

- Do trong quá trình sử dụng thao tác không đúng quy trình, kỹ năng sử dụng thiết bị còn hạn chế.

- Chế độ bảo quản máy móc không đúng quy trình nhà sản xuất đề ra. Hàng năm, dựa theo yêu cầu sử dụng của giảng viên, các nhà trường đã đầu tư kinh phí hàng trăm triệu đồng để bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế bổ sung, mua sắm mới phương tiện dạy học đã xuống cấp, hỏng hóc không sửa chữa được. Tuy nhiên chất lượng các phòng thí nghiệm, thực hành, phòng học đa chức năng hiện có của các nhà trường hiện nay là chưa đạt chuẩn.

2.3.2.2. Thực trạng công tác đầu tư CSVC-TBDH ở các trường THCS

Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các trường xây dựng đề án phát triển quy mô và loại hình trường, lớp giai đoạn 2010 - 2015, tầm nhìn 2015 – 2020, từ đó có quy hoạch đầu tư, xây dựng, trang bị CSVC – TBDH cho các nhà trường sau khi đã phê duyệt dự án nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường.

Việc áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ vào giảng dạy ở các nước tiên tiến là công việc bình thường của người giáo viên khi lên lớp, nhưng ở Việt Nam vấn đề này không đơn giản như vậy, là một công việc mới mẻ nó phụ thuộc nhiều vào quan điểm của nhà quản lý các cấp, của các nhà giáo, của HS và điều quan trọng không thể thiếu là

bộ môn, phòng học đa chức năng là rất cao so với khả năng tài chính của các nhà trường, chưa kể những điều kiện kèm theo để duy trì hoạt động của những phòng học này.

Đến nay việc duy trì và phát triển phòng học bộ môn, phòng học đa chức năng vẫn mang tính chất giải quyết tình huống trước nhu cầu sử dụng phòng bộ môn, phòng đa phương tiện ngày một cao, nhà trường chưa xây dựng được kế hoạch định hướng phát triển phòng họcbộ môn, phòng đa chức năng đáp ứng nhu cầu sử dụng cho thời gian tới do điều kiện tài chính cho phép. Mặt khác chưa tìm ra được biện pháp quản lý phù hợp với thực tiễn đang diễn ra trong quá trình sử dụng và bảo quản phòng học bộ môn, phòng đa chức năng của nhà trường, để tăng hiệu suất sử dụng, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng phòng học.

Sau một thời gian đưa các phòng học bộ môn, phòng đa chức năng vào sử dụng đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết:

- Bộ máy quản lý thiếu hoàn thiện, cơ chế quản lý lỏng lẻo, chưa có biện pháp quản lý việc sử dụng và bảo quản phòng học. Vì vậy hiện nay đang xảy ra tình trạng: thiếu phòng học do nhu cầu ngày càng một nhiều và một phần do chưa bố trí thời khoá biểu hợp lý; cơ chế quản lý lỏng lẻo đã gây ra tình trạng mất mát, hỏng hóc thiết bị.

- Việc chỉ đạo thiếu tính thống nhất, xuyên suốt.

- Chưa xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong nhà trường, trong từng tổ bộ môn.

- Chưa xây dựng được các nguyên tắc của việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

- Chưa xây dựng được chuẩn đánh giá tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin và phòng học đa chức năng.

- Chưa xây dựng các quy định, chỉ tiêu cụ thể cho từng tổ, nhóm chuyên môn, từng bộ phận.

- Chưa có kế hoạch mở khoá ngắn hạn bồi dưỡng kiến thức về nguyên tắc sử dụng phòng học chức năng về kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, kỹ năng chuẩn bị bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên. Một tình

trạng đáng báo động đó là việc thiếu hiểu biết về nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy học dẫn đến việc lạm dụng gây lãng phí tiền mà kết quả học tập của học sinh học những môn này bị giảm đi.

- Chưa quan tâm đến việc cần thiết phải có bộ học liệu thích hợp với phòng chức năng.

- Đội ngũ nhân viên quản lý thiết bị dạy học và phòng học chức năng, chủ yếu làm việc bằng tự học và tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình làm việc mà chưa được học một cách bài bản quy trình quản lý phòng học chức năng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w