Dân số và nguồn lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 34)

Quy mô và sự biến động dân số của huyện Nông Cống trong giai đoạn từ 2011 đến 2013 được thể hiện qua biểu 2.1

Biểu 2.1. Cơ cấu dân số Nông Cống tại thời điểm 31/12 hàng năm (2011- 2013)

Đơn vị: người Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tổng số % Tổng số Tổng số % Tổng số -Dân số trung bình 183.089 100 182.959 183.089 100 182.959 Trong đó: - Nam 90.867 49.7 92.395 90.867 49.7 92.395 - Nữ 92.222 50.3 90.564 92.222 50.3 90.564

-Dân số trong độ tuổi lao động 114.500 62.5 116.178 114.500 62.5 116.178

-Dân số nông thôn 179.666 98.1 179.400 179.666 98.1 179.400

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Nông Cống)

Qua biểu cho thấy, tốc độ biến động dân số của huyện Nông Cống trong thời gian qua không lớn. Bình quân tốc độ tăng dân số hàng năm 0.6 %/năm trong đó chủ yếu là tăng tự nhiên, dân số biến động cơ học rất thấp. Với tốc độ tăng trưởng dân số trên, có thể nói Nông Cống đã có thành công nhất định trong chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng tuyệt đối trong cơ cấu dân số. Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động của huyện Nông Cống theo số liệu trên khoảng 64%, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ này ở mức chung của cả nước. Tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động thấp, dẫn đến hệ số gánh vác của dân số khá cao. Điều này là một bất lợi trong quá trình cải thiện khả năng nâng cao mức thu nhập dân cư nói chung.

* Nguồn nhân lực: Quy mô, cơ cấu lao động huyện Nông Cống thời kỳ 2011- 2013

Tỉ lệ lao động ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, điều đó chứng tỏ nông nghiệp vẫn là yếu tố chính trong nền kinh tế. Đây là vấn đề cần phải đặt ra trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung của huyện cũng như công tác phát triển giáo dục THCS của huyện nói riêng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Xét theo khía cạnh chất lượng lao động, phần lớn lao động trên địa bàn huyện đều có trình độ tốt nghiệpTHCS, 63 % tốt nghiệp THPT. Tỉ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 19% đến 20 %. Đây là mức thấp hơn so với mức chung của

cả nước, nhưng lại cao hơn so với các huyện nông nghiệp. Lao động trong ngành giáo dục đạt trình độ đào tạo cao nhất và luôn được nâng cao rõ rệt. Đây có thể nói là kết quả của sự nhận thức đúng đắn và sự quan tâm tích cực của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện Nông Cống.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w