Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng, bảo quản TBDH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 89)

- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu: Các giải pháp xây dựng phải nâng cao được hiệu quả quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Nông Cống, tỉnh

3.2.7.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng, bảo quản TBDH

a) Mục tiêu của giải pháp:

Để đánh giá đúng thực trạng, kết quả của công tác bảo quản, bảo dưõng, sử dụng TBDH thì công tác thanh tra, kiểm tra là rất cần thiết.

Nếu làm tốt công tác này theo định kỳ có đánh giá, khen thưởng, kỷ luật kịp thời sẽ là giải pháp mang tính pháp chế, đem lại hiệu quả cao giúp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng TBDH ở các trường THCS huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá.

b) Nội dung của giải pháp:

Thanh tra, kiểm tra TBDH cần tập trung vào các nội dung sau đây:

-Thanh tra, kiểm tra tình trạng, mức độ trang bị, sự đảm bảo an toàn, điều kiện bảo quản sử dụng.

- Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chuyên môn gồm: nề nếp, cách tổ chức, chỉ đạo và việc sử dụng TBDH vào công tác chuyên môn.

Kết quả thanh tra, kiểm tra cần chỉ ra những nhân tố tích cực để phát huy, phát hiện những hiện tượng chưa tốt để khắc phục. Kết quả kiểm tra là cơ sở cho việc điều chỉnh cần thiết về chu trình quản lý tiếp theo.

Kiểm tra có tính chất tổng hợp đó là kiểm kê. Tiến hành kiểm kê toàn bộ trang thiết bị hàng năm, hoặc kiểm kê đột xuất một tổ, một phòng bộ môn nào đó sẽ giúp lãnh đạo trường nắm được tình trạng TBDH hiện thời sau một thời

gian sử dụng, bảo quản và nghiên cứu hướng giải quyêt, đầu tư tiếp theo. Đặc biệt lưu ý công tác “hậu kiểm kê’, đó là các công việc phải giải quyết qua tổng hợp của kiểm kê và tổng hợp sau kiểm kê là một căn cứ rất quan trọng cho việc lập kế hoạch tiếp theo.

c) Điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp:

Nhà trường thành lập bộ phận thanh tra, kiểm tra hàng năm về công tác thiết bị (có đại diện Ban giám hiệu, phòng kế toán, các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn) và tuỳ thuộc tính chất của từng lần thanh tra, kiểm tra để điều thêm GV cốt cán của các bộ môn có liên quan.

Sau mỗi lần thanh tra, kiểm tra, kiểm kê phải có kết luận cụ thể, công khai về: nội dung thanh tra, kiểm tra, kiểm kê; kết quả, đánh giá ưu khuyết điểm; khen thưởng, kỷ luật các tập thể, cá nhân có liên quan.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 89)