- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu: Các giải pháp xây dựng phải nâng cao được hiệu quả quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Nông Cống, tỉnh
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV, nhân viên và HS trong việc sử dụng, bảo quản TBDH.
dụng, bảo quản TBDH.
a. Mục tiêu và ý nghĩa của giải pháp.
Nhận thức có vai trò quyết định trong việc định hướng cho hành động. Vì vậy mục đích của giải pháp này là tác động làm thay đổi nhận thức của đội ngũ CBQL các trường THCS, giúp nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về sự cần thiết và yêu cầu của công tác quản lý TBDH, cũng như tính cấp bách cần phải quản lý trong giai đoạn đổi mới chương trình, SGK mới.
Đây là giải pháp quan trọng để tập hợp các lực lượng trong nhà trường, làm cho các đối tượng tự giác, tích cực, chủ động, thống nhất trong hành động để thực hiện mục tiêu chung. Bởi vì, muốn làm đúng, làm tốt và làm có trách nhiệm trước hết phải có nhận thức đúng về việc làm đó.
Phát huy được tác dụng của các Quy định của Bộ GD&ĐT trong việc thực hiện công tác quản lý cơ sở vật chất - thiết bị nhà trường. Cụ thể là:
Duy trì kỷ cương và đảm bảo sự thích ứng của chế định GD&ĐT về nâng cao hiệu quả quản lý cơ sở vật chất - thiết bị.
Làm cho chế định GD&ĐT có tác động đến suy nghĩ và thể hiện trong hành động của cán bộ, GV, nhân viên và HS trong nhà trường.
b. Nội dung của giải pháp.
Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, cán bộ thiết bị, nhân viên, HS trường THCS về vị trí, chức năng và tầm quan trọng của TBDH trong hoạt động dạy học để đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Hiệu trưởng phải biến nhận thức thành ý thức trách nhiệm, tạo động lực, tinh thần tự giác trong việc quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả TBDH của từng thành viên trong nhà trường.
Tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra thường xuyên những công việc hàng ngày của Hiệu trưởng, bồi dưỡng kỹ năng phải có về quản lý công tác TBDH trước yêu cầu đổi mới của công tác giáo dục hiện nay.
Để quản lý tốt, trước hết người quản lý phải ý thức được một cách đầy đủ, chính xác về nhiệm vụ, chức năng quản lý của mình; vì có như vậy thì người CBQL mới xây dựng được kế hoạch chính xác, phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị mình và thực hiện kế hoạch một cách khoa học, có hiệu quả. Do vậy việc nâng cao nhận thức cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn của công tác quản lý TBDH là công việc rất quan trọng đối với nhà quản lý.
Muốn làm được việc này, nhà quản lý phải chú ý những vấn đề sau:
Thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm trong các công tác mình đã chỉ đạo, triển khai. Mặt làm tốt, người làm tốt cần được động viên, khen thưởng. Mặt hạn chế, người làm không hiệu quả, thiếu trách nhiệm cần được nhắc nhở kịp thời. Cần nhân rộng các mô hình đã làm được, chẳng hạn kế hoạch thực hiện, tổ chức làm ĐDDH. Mặt khác, cần có sự quan tâm, chủ động và có phương pháp đúng để thu thấp và xử lý thông tin có liên quan thông qua các tài liệu, sách báo, phương tiện thông tin đại chúng,… về công tác quản lý TBDH.
Tích cực nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, các tài liệu về quản lý giáo dục.
Giao lưu, tham quan, học tập các trường đã thực hiện tốt công tác TBDH và phương pháp quản lý.
Tham gia đầy đủ các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên để trau dồi nghiệp vụ chuyên môn quản lý.
Tăng cường hoạt động thực tiễn trong công việc hàng ngày.
Tổ chức hội thảo chuyên đề TBDH, dự giờ thăm lớp; tập hợp được sự đóng góp trí tuệ của các cộng sự và đồng nghiệp trong trường.
Cần quan tâm bồi dưỡng nhận thức, lý luận chính trị cho tổ trưởng và cán bộ thiết bị về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành, của địa phương về GD&ĐT. Đồng thời nâng cao nhận thức cho cán bộ GV, nhân viên và HS trong trường về trách nhiệm của từng thành viên đối với việc xây dựng, sử dụng, bảo quản, sửa chữa và bổ sung CSVC, TBDH của nhà trường.
Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học, ngoài trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, người GV cần có phẩm chất đạo đức tốt, say mê, tâm huyết với nghề. Hiệu trưởng cần quan tâm bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của TBDH trong dạy học, góp phần đổi mới PPDH: làm cho mỗi GV hiểu được “Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai chương trình sách giáo khoa mới nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh.” [7, tr.33];
“Sử dụng phương tiện dạy học, thiết bị dạy học không chỉ là phương tiện của việc dạy mà còn là phương tiện của việc học; thiết bị dạy học không chỉ là minh họa mà còn là nguồn tri thức, là một cách chứng minh bằng quy nạp. Chú trọng sử dụng phương tiện dạy học mới phát triển năng lực sử dụng phương tiện dạy học mới” [7, tr.34].
“ … Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn” [7, tr.35].
Người quản lý cần tổ chức các hình thức tham quan, trao đổi kinh nghiệm, giao lưu học tập, tập huấn chuyên môn, tổ chức hội thảo khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm,… để nâng cao nhận thức và hiểu biết về công tác TBDH cho đội ngũ GV.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về TBDH sâu rộng trong cán bộ, GV và HS. Xây dựng các điển hình về công tác TBDH, nhân rộng các điển hình GV, HS thực hiện tốt công tác sử dụng, bảo quản TBDH. Người GV không những cần hiểu biết về TBDH, về kỹ thuật sử dụng chúng mà còn phải nắm vững định hướng đổi mới PPDH hiện nay, là tổ chức cho người học, học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tích cực, tự giác, sáng tạo trong đó và trước hết phải làm cho HS suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn.
Thông qua đội ngũ GV, công tác giáo dục tuyên truyền ý nghĩa của việc sử dụng và bảo quản TBDH sẽ được phổ biến rộng rãi đến HS. Nhà quản lý cần