Nâng cao năng lực quản lý TBDH cho CBQL, các bộ phận chức năng trong nhà trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 74)

- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu: Các giải pháp xây dựng phải nâng cao được hiệu quả quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Nông Cống, tỉnh

3.2.2.Nâng cao năng lực quản lý TBDH cho CBQL, các bộ phận chức năng trong nhà trường

lớp. Các phong trào thi đua này sẽ giúp HS ý thức rõ ràng hơn về nhiệm vụ, về sử dụng và bảo quản TBDH.

Giáo viên bộ môn nâng cao nhận thức của HS về vai trò, ý nghĩa của TBDH trong hoạt động học để đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

3.2.2. Nâng cao năng lực quản lý TBDH cho CBQL, các bộ phận chức năng trong nhà trường trong nhà trường

3.2.2.1. Hoàn thiện cơ cấu quản lý TBDH trong nhà trường a) Mục tiêu của giải pháp

Thực hiện tốt giải pháp này sẽ có sự thống nhất từ Ban Giám hiệu đến các bộ phận chức năng có liên quan: Các tổ chuyên môn, Phòng kế toán, thư viện, tin học … Tùy theo chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận mà phân định rõ trách nhiệm trong mua sắm, quản lý, sử dụng, sữa chữa, bổ sung TBDH một cách hiệu quả, đồng bộ, tiết kiệm.

b) Nội dung của giải pháp

- Ban giám hiệu nhà trường phải cử một cán bộ quản lý chịu trách nhiệm phụ trách công tác TBDH trong nhà trường. Để công tác quản lý TBDH trong nhà trường đạt hiệu quả cao, cán bộ quản lý phụ trách công tác TBDH của nhà trường phải:

+ Nghiên cứu kĩ các văn bản hướng dẫn, hệ thống hoá toàn bộ các văn bản, nghị quyết, chỉ thị, thông tư về CSVC và TBDH của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành có liên quan thành một tài liệu tổng hợp về công tác quản lý TBDH. Giải pháp này nhằm làm cho cán bộ, giáo viên trong toàn trường tiếp cận một cách thuận lợi, có hệ thống các văn bản về quản lý TBDH làm cho mọi hoạt động trong lĩnh vực này đi dần vào nề nếp và luôn luôn gắn với đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

+ Tăng cường tính pháp lý đối với công tác TBDH, ban hành các văn bản, quy định về chuyên môn, về quản lý đối với TBDH. Đó là các văn bản về khai thác sử dụng, bảo quản TBDH, làm sao để công tác quản lý TBDH được coi là công tác vừa có tính hành chính, vừa có tính chuyên môn. Đưa việc sử dụng phương tiện dạy học và phòng học chức năng vào tiêu chuẩn đánh giá giáo viên. Đây là giải pháp nhằm tăng cường, củng cố ý thức, thái độ và sự say mê của người thầy đối với việc sử dụng TBDH vào giảng dạy một cách có hiệu quả để đổi mới phương pháp dạy học.

Khi chưa thiết lập được nề nếp, thói quen và những hành động định hướng cao về việc sử dụng, bảo quản TBDH trong nhà trường thì pháp chế có vai trò rất quan trọng, đó là những quy chế, quy định hành chính và chuyên môn bắt buộc mọi người phải thực hiện. Cụ thể nhà trường đã ra các nội quy sử dụng phòng học, phòng bộ môn, nhà tập đa năng,... cho giáo viên, học sinh biết và thực hiện.

Trong các nội quy, quy định của nhà trường cần có các điều khoản quy định quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận, bắt buộc mỗi thành viên phải chăm lo và thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được phân công trong công tác TBDH, phải thường xuyên chú ý đến công tác bảo dưỡng, bảo quản để duy trì tình trạng sẵn sàng phục vụ dạy học. Quy chế về sử dụng TBDH chỉ có hiệu lực thực sự khi tình trạng về thiết bị cùng với điều kiện bảo quản sử dụng chúng được thiết lập. Rõ ràng các văn bản pháp lý, các quy chế nội bộ có vai trò to lớn trong việc xây dựng nề nếp, đảm bảo cho hiệu quả mọi công việc. Ban giám hiệu cùng với các tổ trưởng bộ môn phải soạn thảo các văn bản qui định quyền hạn và nhiệm vụ của các GV, nhân viên nhà trường trong công tác bảo quản, sử dụng TBDH, phòng học bộ môn, nhà tập đa năng,..., soạn thảo nội dung, qui chế sử dụng và bảo quản TBDH, phòng học bộ môn, nhà tập đa năng,..., các chế tài khen thưởng, kỷ luật, các tiêu chí đánh giá.

+ Nắm vững bản danh mục TBDH tối thiểu được cấp của đơn vị. + Xây dựng cơ chế phối hợp trong việc quản lý và sử dụng TBDH.

+ Xây dựng những qui định về trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của từng tập thể, từng cá nhân trong trường về việc xây dựng, mua sắm, trang bị, sử dụng và bảo quản TBDH .

+ Theo dõi, kiểm tra định kì và có nhận xét, đánh giá việc quản lý, sử dụng TBDH của các tổ, nhóm chuyên môn.

+ Kiểm kê định kì, lập kế hoạch sữa chữa, bảo dưỡng, mua sắm TBDH. - Tổ trưởng chuyên môn là người chịu trách nhiệm trước lãnh đạo nhà trường:

+ Lập kế hoạch sử dụng TBDH hằng tuần, tháng, học kỳ, năm học theo chuyên môn mình phụ trách.

+ Đảm bảo thực hiện đầy đủ thí nghiệm của giáo viên và học sinh theo nội dung, yêu cầu quy định trong chương trình môn học.

+ Theo dõi việc thực hiện sử dụng TBDH và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

- Viên chức làm công tác TBDH có trách nhiệm:

+ Cùng tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn chuẩn bị thiết bị dạy học, hỗ trợ hướng dẫn học sinh sử dụng thiết bị thực hành, thí nghiệm;

+ Cập nhật sổ sách, mô tả, phân loại, sắp xếp khoa học và hệ thống các thiết bị dạy học theo chương trình môn học;

+ Có kế hoạch kiểm tra định kỳ trang thiết bị dạy học, các yêu cầu đảm bảo kỹ thuật, an toàn sử dụng trong phòng học bộ môn để duy tu, bảo dưỡng hoặc đề xuất sửa chữa, mua sắm bổ sung;

+ Là người trực tiếp quản lý, theo dõi việc sử dụng TBDH của giáo viên, học sinh và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

+ Có hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi việc sử dụng các TBDH.

- Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

- Quyết định số 37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 ban hành quy định về phòng học bộ môn.

3.2.2.2. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ phụ trách TBDH a) Mục tiêu của giải pháp

Thực hiện tốt giải pháp này sẽ nâng cao được năng lực chuyên môn cho đội ngũ quản lý TBDH. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THCS.

b) Nội dung của giải pháp:

- Nhà trường thực hiện việc ổn định đội ngũ (viên chức, GV) phụ trách thiết bị: Hiện nay việc sử dụng GV kiêm nhiệm công tác TBDH hầu như đã chấm dứt, các trường đã và đang tuyển mới nhân viên phụ trách thiết bị. Để ổn định đội ngũ, cần tuyển mới nhân viên đúng chuyên ngành đào tạo và đưa vào biên chế.

- Thực hiện các biện pháp bồi dưỡng: Bồi dưỡng tại chỗ, cử tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn (nếu cần) và các đợt bồi dưỡng, tập huấn do cấp trên tổ chức. Rèn luyện năng lực tự bồi dưỡng. Cụ thể như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Về bồi dưỡng tại chỗ: Việc sử dụng TBDH đúng quy trình kỹ thuật, ý thức bảo quản sau khi sử dụng, chế độ bảo dưỡng, bảo quản ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của TBDH. Vì vậy việc giáo dục ý thức, trách nhiệm của từng cán bộ, giáo viên, học sinh trong công tác quản lý CSVC-TBDH cần phải được tiến hành thường xuyên. Ngoài ra việc bảo quản CSVC-TBDH cũng là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên, viên chức nhà trường.

+ Về học tập nâng cao trình độ: Bố trí cho cán bộ phụ trách TBDH được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về TBDH do ngành tổ chức; tậo điều kiện cho cán bộ phụ trách TBDH tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

+ Tự bồi dưỡng: TBDH trong các nhà trường THCS ngày càng nhiều, trang bị hiện đại với nhiều linh, phụ kiện phức tạp. Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên gắn với việc sử dụng TBDH thường xuyên trong mỗi giờ lên lớp. Vì vậy, cán bộ phụ trách TBDH không chỉ là người "giữ kho" TBDH như trước kia mà phải tăng cường khả năng tự học, tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu là một giáo viên thực hành có năng lực chuyên môn tốt.

c) Điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp

- Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 về việc hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

- Nhà trường phải có đội ngũ cán bộ phụ trách TBDH ổn định: đủ về số lượng, được đào tạo đúng chuyên ngành.

- Lãnh đạo nhà trường phải hướng dẫn đầy đủ các văn bản chỉ đạo, văn bản hướng dẫn về TBDH cho cán bộ, GV, nhân viên.

- Nhà trường và các tổ chuyên môn phải thường xuyên tổ chức các Hội thảo, chuyên đề về TBDH, sử dụng và quản lý TBDH.

- Nhà trường tạo điều kiện về thời gian, kinh phí học tập, bồi dưỡng cho cán bộ, GV, nhân viên nhà trường tham gia các lớp tập huấn về công tác TBDH.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 74)