Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý TBDH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 67)

Do tầm quan trọng của TBDH trong giáo dục và đào tạo mà các cấp quản lý ngày càng quan tâm đến hiệu quả, hiệu suất trong quá trình sử dụng. Trong thời gian gần đây các cấp quản lý đã thực sự chú ý đến công tác quản lý TBDH, tuy vậy còn có những hạn chế cần khắc phục:

- Khả năng khai thác TBDH còn hạn chế; một số phòng thí nghiệm, thực hành chưa sử dụng hết công suất.

- Thiết bị quá cũ, lạc hậu, hầu hết các thiết bị được trang bị từ lâu. Mặc dù các thiết bị này chỉ dùng để thực hành các thao tác cơ bản, nhưng do quá cũ kỹ nên hoạt động không ổn định, độ chính xác không cao, hỏng hóc trục trặc thường xuyên. Các thiết bị này cần được đầu tư thay thế.

- Thiếu về chủng loại và số lượng. Một số bài thí nghiệm không có thiết bị, mô hình cho học sinh thực tập, trong trường hợp như vậy giáo viên chỉ diễn giải bằng lời nói.

- Tình trạng chất lượng trang thiết bị: Một số thiết bị kém chất lượng, vừa mới đưa vào sử dụng đã phải sửa chữa, thậm chí không thể sửa chữa được.

- Chế độ báo cáo thống kê hiện nay chưa làm sáng tỏ bức tranh thực tế về CSVC - TBDH, chưa vạch ra được vốn đầu tư cơ bản và việc thực hiện đầu tư này. Lượng thông tin báo cáo về thiết bị còn hạn chế nên việc xử lý thông tin không kịp thời và thiếu chính xác.

- Công tác kế hoạch hoá thiết bị trên cơ sở bảng ghi thiết bị theo biểu kiểm kê hàng năm để bổ sung và thay đổi do hỏng hóc phải thanh lý thực hiện chưa tốt.

- Việc kiểm kê đánh giá khấu hao tài sản hằng năm vẫn được làm trên giấy tờ nhưng xử lý sau kiểm kê thì còn chậm.

- Việc sửa chữa kịp thời các trang thiết bị là để tạo ra sự hoạt động bình thường trong nhà trường. Bởi vậy, cần phải đưa ra định mức tiêu chuẩn và những nguyên tắc phân phối tài chính cho sửa chữa cơ bản và sửa chữa thường xuyên và phải tính đến nguồn vật chất cần thiết cho mục đích này.

- Cần phải lập được định mức thời hạn sử dụng của thiết bị, nâng cao trách nhiệm của các cá nhân và tổ, nhóm chuyên môn trong việc sử dụng trang thiết bị.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ những thực trạng về công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường THCS huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho chúng ta cái nhìn tổng quát về những kết quả đã đạt được, những yếu kém và bất cập, những nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn huyện chưa đạt hiệu quả.

Vậy làm thế nào để công tác quản lý TBDH ở các trường THCS, hạn chế tối đa những tồn tại trong công tác quản lý TBDH nhằm đáp ứng được việc thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới, chúng tôi xây dựng những giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 67)