2.3.1.1. Thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường THCS
Các trường THCS huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá đều là trường loại II, loại III, hiện nay đều có 1 hiệu trưởng và 1 hoặc 2 phó hiệu trưởng (theo Thông tư Liên bộ số 35/2006/TTLB/GD&ĐT-BNV về định mức biên chế). Tất cả các hiệu trưởng và phó hiệu trưởng đều có trình độ chuyên môn ĐHSP và trên đại học, được tham gia các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, QLGD, quản lý thiết bị, thư viên trường học. Tuy nhiên các lớp bồi dưỡng, tập huấn về quản lý thiết bị, thư viện trường học những năm trước đây thường là những lớp ngắn hạn theo chương trình thay sách, tiếp nhận thiết bị và chương trình dự án, chủ yếu nhằm vào đối tượng là cán bộ phụ trách TBDH (do điều kiện thời gian và kinh
phí) nên năng lực quản lý TBDH của đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các nhà trường có phần hạn chế.
Bảng 2.12. Số lượng, trình độ đào tạo của đội ngũ hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Nông Cống (Năm học 2013-2014)
Cán bộ quản lý lượngSố Trình độ chuyên môn Đã qua bồi dưỡng lý luận chính trị Đã qua bồi dưỡng quản lý giáo dục Đã qua bồi dưỡng TBDH Đạt chuẩn Trên chuẩn Hiệu trưởng 33 0 33 33 33 33 Phó hiệu trưởng 37 3 34 27 37 34
Đổi mới phương pháp dạy - học là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới của nhà trường. Các trường đã chú trọng hơn trong việc đầu tư nâng cấp và tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. Ban Giám hiệu các trường đã chỉ đạo xây dựng phát triển các phòng học chức năng nhằm ứng dụng công nghệ thông tin và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường. Đến nay, việc xây dựng và bố trí phòng học bộ môn, phòng đa chức năng vẫn mang tính chất giải quyết tình huống khi được cấp phát trang thiết bị mà chưa có quy trình lập kế hoạch, xây dựng dự án, dự trù kinh phí, lại chưa có biện pháp quản lý phù hợp với thực tiễn đang diễn ra trong quá trình sử dụng và bảo quản.
Đội ngũ làm công tác quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là tất cả những người tham gia vào công tác quản lý ở các cấp độ khác nhau: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đến các Tổ trưởng, Giáo viên và Cán bộ chuyên trách. Tuy nhiên, quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học vẫn phải dựa vào kiến thức, kinh nghiệm bản thân thông qua thực tiễn để tự bồi dưỡng. Nếu họ nhận thức được tầm quan trọng của CSVC và TBDH trong giáo dục đào tạo và có quan điểm lãnh đạo đúng đắn, cởi mở thì sẽ làm cho công tác quản lý CSVC sẽ đi vào quy cũ, nề nếp và góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo trong trường.
Việc quản lý CSVC và TBDH chưa khoa học thiếu hệ thống, còn rời rạc, hiệu quả chưa cao. Các trường chưa tổ chức được hội thảo chuyên đề về sử dụng CSVC, phương tiện và TBDH để hình thành một quy trình quản lý bài bản hợp lý và đồng bộ. Các trường chưa xây dựng được cơ chế hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho giáo viên, chưa thiết lập cơ chế phối hợp các lực lượng trong nhà trường. Việc chỉ đạo thực hiện chế độ chính sách, động viên khuyến khích tuy có quan tâm nhưng chưa thoả đáng. Đã đến lúc cần phải tổng kết đánh giá ưu, nhược điểm để xây dựng bộ máy quản lý hoàn chỉnh có đầy đủ bộ phận chuyên trách với cơ cấu tổ chức chặt chẽ, đề ra những quy định cụ thể cả về nghĩa vụ và quyền lợi của giáo viên khi lên lớp sử dụng trang thiết bị dạy học đúng nguyên tắc và có hiệu quả. Vì vậy cần có biện pháp quản lý để phát triển CSVC và TBDH trong thời gian tới.
Giáo viên ít chịu khó học hỏi, tham khảo, nghiên cứu sử dụng. Việc học tập bồi dưỡng về chuyên môn, về quản lý là hết sức ít ỏi.
Các phòng ban chức năng chưa quan tâm thích đáng và giải quyết kịp thời kinh phí để sửa chữa, bảo quản, bổ sung phương tiện dạy học đã hư hỏng nặng cần thay thế. Tuy là phòng chức năng về công tác quản CSVC và TBDH nhưng còn có nhiều việc khác, cần có một cán bộ chuyên trách về công tác quản lý CSVC và TBDH. Do TBDH đa dạng về chủng loại và số lượng lớn nằm rải rác ở các phòng thí nghiệm thực hành, phòng bộ môn, phòng đa chức năng, kho chứa thiết bị,... cho nên việc quản lý CSVC và TBDH với một cán bộ chuyên trách là hết sức vất vả. Cán bộ làm công tác thiết bị chưa được đào tạo hoặc bổ túc về loại hình hoạt động này, họ chưa hiểu biết nhiều về quản lý. Cán bộ chuyên trách về CSVC và TBDH chưa lập được kế hoạch sửa chữa cụ thể, đã vậy lại ngại quan hệ, tiếp xúc với các bộ phận có thiết bị mà mình ít am hiểu. Công tác TBDH của cán bộ chuyên trách còn dè dặt, tác dụng động viên khai thác sử dụng thiết bị dạy học còn rất hạn chế. Là cán bộ chuyên trách nhưng còn thiếu hiểu biết về công tác TBDH.
phòng thí nghiệm, các nội quy, quy định cho việc sử dụng, bảo quản... Với điều kiện kinh phí có hạn nên quy hoạch còn có nhiều bất cập, như ánh sáng chưa đủ phải lắp bổ sung, thiếu chỗ cắm điện để lắp phương tiện dạy học, nước uống, nước vệ sinh tuy đã có cải thiện nhưng không hoàn thịện, không hợp lý. Việc cất giữ phương tiện hoạt động sau mỗi tiết học không kịp thời, thậm chí còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Tóm lại: Quản lý phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành hiện nay là vấn đề được quan tâm nhiều trong quá trình đổi mới công tác quản lý ở các trường THCS nhưng sau khi đưa vào sử dụng đã lộ nhiều khiếm khuyết. Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Bộ máy quản lý chưa hoàn thiện, các bộ phận chức năng chưa nhập cuộc. Riêng đối với phòng học bộ môn thường xẩy ra tình trạng: thiếu phòng học do nhu cầu ngày một nhiều và một phần do bố trí thời khoá biểu chưa hợp lý, cơ chế quản lý chồng chéo, lỏng lẻo, chưa có phân công, phân nhiệm cụ thể cho các cá nhân, tổ, nhóm chuyên môn đã gây ra tình trạng thiếu trách nhiệm dẫn đến mất mát, hỏng hóc thiết bị. Mặt khác, do chưa xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong nhà trường; chưa xây dựng được các nguyên tắc, quy định cụ thể của việc sử dụng thiết bị công nghệ thông tin và bài giảng điện tử trong dạy học; chưa có kế hoạch mở các khoá ngắn hạn bồi dưỡng kiến thức về nguyên tắc sử dụng thiết bị cho bài giảng điện tử, về kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học cho cán bộ, GV, học sinh.
- Năng lực quản lý, sử dụng TBDH của hầu hết GV trong các giờ học còn yếu nên chưa phát huy hết hiệu quả của TBDH trong các giờ lên lớp, ngại sử dụng TBDH. Bên cạnh đó, các nhà trường cũng chưa xây dựng được quy chế quản lý chuyên môn chặt chẽ nên chưa theo dõi chặt chẽ được việc sử dụng TBDH, phòng học bộ môn, phòng học đa năng,... của GV, chưa đưa việc sử dụng phương tiện dạy học và phòng học chức năng vào tiêu chuẩn đánh giá giáo viên. Cán bộ phụ trách thiết bị và GV chưa hiểu biết nhiều về nguyên tắc bảo quản, bảo dưỡng TBDH dẫn đến việc lãng phí, hư hỏng TBDH.
- Chưa có biện pháp phát huy nội lực, sử dụng các tài nguyên công nghệ, tiềm năng sẵn có của đội ngũ giáo viên; Việc xây dựng ngân hàng dữ liệu, hình ảnh, giáo án, ... chưa được quan tâm đúng mức.
- Hàng năm các trường chưa có kế hoạch dự trù kinh phí cho việc sửa chữa, mua sắm hoặc bổ sung thiết bị dạy học đã bị hư hỏng nặng, tình trạng máy móc hỏng chờ sửa chữa đã ảnh hưởng đến giờ giảng của giáo viên, chất lượng giờ giảng bị giảm. Việc chỉ đạo tăng cường đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học tuy có quan tâm thực hiện nhưng thiếu đồng bộ, gây tốn kém, lãng phí và kém hiệu quả. Mặt khác do nhiều nguyên nhân, công tác này bị động và tiến độ thực hiện rất chậm.
2.3.1.2. Đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác TBDH
Theo Thông tư Liên bộ số 35/2006/TTLB/GD&ĐT-BNV về định mức biên chế nên mỗi trường THCS huyện Nông cống, tỉnh Thanh Hoá có 1 biên chế phụ trách thiết bị, thí nghiệm. Tuy nhiên, số cán bộ phụ trách thiết bị, thí nghiệm còn thiếu nhiều, nếu có thực tế mới dừng lại ở việc "trông kho" TBDH, quản lý, giao nhận TBDH trước và sau mỗi tiết dạy mà chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cần thiết trong công tác thiết bị. Về nghiệp vụ quản lý TBDH đội ngũ cán bộ phụ trách thiết bị thực hành chủ yếu vẫn làm theo suy nghĩ và kinh nghiệm bản thân chứ chưa lập được quy trình, cách thức khoa học trong việc quản lý phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành.
Do công tác quản lý lỏng lẻo của các nhà trường nên trách nhiệm của một bộ phận cán bộ làm công tác thiết bị, thí nghiệm chưa cao: việc sắp xếp TBDH theo bộ môn, theo khối lớp, theo trình tự sử dụng trong năm học chưa được quan tâm; việc vào sổ theo dõi TBDH, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sử dụng TBDH của GV còn mang tính hình thức; công tác giao nhận TBDH chưa chặt chẽ dẫn đến mất mát, hỏng hóc TBDH,....
Năng lực chuyên môn của một số cán bộ phụ trách thiết bị còn yếu, chưa nắm được các nguyên tắc lắp đặt, bảo quản, bảo dưỡng TBDH dẫn đến tình
trạng hư hỏng TBDH do bảo quản không đúng cách và không được bảo dưỡng định kỳ.
Bảng 2.12. Số lượng cán bộ thiết bị - thí nghiệm chuyên trách các trường THCS huyện Nông Cống (Năm học 2013-2014)
TT Trường THCS Số lớp
Số nhân viên Thiết bị - Thí
nghiệm Ghi chú
Định mức Hiện có Thừa+, thiếu -
1 Tân Thọ 7 1 0 -1 2 Tân Phúc 8 1 0 -1 3 Tân Khang 8 1 0 -1 4 Trung Chính 9 1 0 -1 5 Trung ý 4 1 0 -1 6 Trung Thành 8 1 0 -1 7 Hoàng Giang 8 1 0 -1 8 Hoàng Sơn 8 1 0 -1 9 Tế Thắng 8 1 0 -1 10 Tế Tân 6 1 0 -1 11 Tế Lợi 8 1 0 -1 12 Tế Nông 8 1 0 -1 13 Minh Khôi 7 1 1 -1 14 Minh Nghĩa 8 1 0 -1 15 Minh Thọ 11 1 1 0 16 Trần Phú 13 1 1 0 17 Vạn Thắng 8 1 0 -1 18 Vạn Hòa 8 1 0 -1 19 Vạn Thiện 8 1 1 0 20 Thăng Long 16 1 0 -1 21 Thăng Thọ 8 1 0 -1 22 Thăng Bình 11 1 1 0 23 Công Liêm 14 1 1 0 24 Công Chính 12 1 0 -1 25 Công Bình 7 1 0 -1 26 Yên Mĩ 6 1 0 -1 27 Tượng Sơn 9 1 0 -1 28 Tượng Văn 7 1 0 -1 29 Tượng Lĩnh 8 1 0 -1 30 Trường Sơn 8 1 0 -1 31 Trường Giang 11 1 0 -1 32 Trường Trung 8 1 1 0 33 Trường Minh 5 1 0 -1 Cộng: 283 33 7 26