Kế hoạch hóa việc xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 78)

- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu: Các giải pháp xây dựng phải nâng cao được hiệu quả quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Nông Cống, tỉnh

3.2.3.Kế hoạch hóa việc xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH

3.2.3.1.Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch: a) Mục tiêu của giải pháp

Thực hiện tốt giải pháp này sẽ đổi mới và từ đó nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch đầu tư TBDH trong các trường THCS huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá.

b) Nội dung của giải pháp:

- Xây dựng CSVC - TBDH là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu của các nhà trường. Trong thời gian qua tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước, của tỉnh Thanh Hoá, của các thế hệ học sinh cũ của nhà trường trên khắp cả nước, nhà trường đã từng bước xây dựng các công trình vĩnh cửu và mua sắm

nhiều trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho sự nghiệp đổi mới của trường học. Việc đẩy nhanh CSVC để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học cần phải chú ý các trang thiết bị trong các phòng học, phòng thí nghiệm. Trong chiến lược chung về phát triển giáo dục, các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho việc đầu tư mua sắm TBDH là giải pháp quan trọng.

- Về tiến trình xây dựng kế hoạch:

Xây dựng kế hoạch cấp trường đặc biệt quan trọng, bởi kế hoạch cấp trường là kế hoạch cụ thể chi tiết, dựa trên kế hoạch chung của cấp cao hơn. Kế hoạch cần phải được xây dựng từ cơ sở các tổ, nhóm chuyên môn. Phòng chức năng tập hợp xây dựng thành kế hoạch của trường. Tất cả các cấp độ kế hoạch cần được xây dựng theo kiểu dự án. Dựa vào quy mô giảng dạy theo bậc học, môn học; định hướng chất lượng giảng dạy; hướng phát triển của từng môn học theo yêu cầu phát triển chung của nhà trường, xã hội.

Tuỳ cấp độ của kế hoạch cần đầu tư mà xây dựng dự án đạt quy mô tương xứng. Kế hoạch đầu tư CSVC và TBDH dù lớn hay nhỏ, dù ngắn hạn hay dài hạn đều phải bám sát yêu cầu dạy học và phải có tính khả thi. Khi xây dựng kế hoạch cần có sự tham khảo, thu thập ý kiến từ nhiều phía trong và ngoài trường, ngoài ra cần có sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên.

Xây dựng kế hoạch đầu tư TBDH theo biểu sau:

Biểu 3.1. Kế hoạch đầu tư thiết bị TT Tên thiết bị

hiệu

Đặc tính

kỹ thuật Số lượng Đơn giá Thành tiền

c) Điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp:

- Đội ngũ cán bộ lập kế họch của nhà trường phải nắm vững tiến trình xây dựng kế hoạch.

- Số liệu phục vụ lập kế hoạch phải đảm bảo tính chính xác cao.

a) Mục tiêu của giải pháp:

Thực hiện được giải pháp này các trường THCS huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá có thể tổ chức tốt việc thực hiện kế hoạch xây dựng, đầu tư, mua sắm TBDH. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THCS.

b) Nội dung của giải pháp:

Trước hết, lãnh đạo nhà trường phải phân công lực lượng thực hiện kế hoạch (thông thường có CBQL, cán bộ (GV) phụ trách TBDH, kế toán,...). Phân bổ kinh phí và điều kiện phương tiện vất chất khác phục vụ cho kế hoạch.

Cụ thể hoá cho từng công việc thực hiện theo kế hoạch, từ đod giao kế hoạch cho các bộ phận, cá nhân có liên quan thực hiện. Lưu ý giải đáp các thắc mắc của người được phân công (nếu có), động viên khuyến khích các cá nhân thực hiện tốt kế hoạch.

Thực hiện việc ra các quyết định có liên quan đến quá trình thực hiện kế hoạch: Quyết định đầu tư ngân sách cho mua sắm TBDH, quyết định thành lập các tổ công tác,....

c) Điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp:

Chuẩn bị đủ nguồn kinh phí, nhân lực, phương tiện cần thiết cho thực hiện kế hoạch.

3.2.3.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH a) Mục tiêu của giải pháp:

Giải pháp này giúp cho lãnh đạo các trường THCS thực hiện tốt việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng, đầu tư, mua sắm TBDH cho nhà trường. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THCS.

b) Nội dung của giải pháp:

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là việc làm thường xuyên, liên tục của lãnh đạo nhà trường. Đối với công tác xây dựng, đầu tư, mua sắm TBDH cũng vậy.

Cần chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch theo từng giai đoạn đã đặt ra trong kế hoạch. Cụ thể hoá các công việc trong từng giai đoạn đó.

Lập bảng kế hoạch để thuận tiện cho việc theo dõi, chỉ đạo thực hiện kế hoạch:

Bảng 3.2. Bảng theo dõi thực hiện kế hoạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Nội dung công việc Thời gian thực hiện Thời gian bắt đầu Tời gian hoàn thành Địa điểm thực hiện Người chịu trách nhiệm chính Chi phí cần thiết Kết quả đạt được

Lãnh đạo nhà trường cần sát sao trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Bổ sung những điều kiện cần thiết, động viên khuyến khích việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận, cá nhân.

c) Điều kiện thực hiện giải pháp:

- Lãnh đạo các trường THCS phải nắm vững cách thức chỉ đạo thực hiện kế hoạch

- Theo dõi, điều chỉnh, động viên kịp thời.

3.2.3.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng, đầu tư, mua sắm TBDH

a) Mục tiêu của giải pháp

Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp kiểm tra, đánh giá tốt việc thực hiện kế hoạch xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH, từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THCS huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá.

b) Nội dung của giải pháp:

Để thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã đề ra thì công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch là rất cần thiết.

Căn cứ vào thòi gian thực hiện trong kế hoạch xây dựng, đầu tư, mua sắm TBDH cho nhà trường, lãnh đạo nhà trường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế

hoạch về tiến độ thời gian, chất lượng công việc. Từ đó có biện pháp điều chỉnh, bổ sung các điều kiện (nếu cần thiết), động viên khuyến khích, khen thưởng kịp thời các bộ phận, cá nhân thực hiện tốt. Những bộ phận, các nhân không thực hiện được nhiệm vụ theo sự phân công, tuỳ theo lý do cụ thể có thể thực hiện các biện pháp khiển trách, kỷ luật.

Các bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện các công việc trong kế hoạch cũng định kỳ tự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công việc của mình.

Kiểm tra giai đoạn cuối của quá trình thực hiện kế hoạch và đánh giá tổng kết việc thực hiện kế hoạch:

+ Kiểm tra xem việc huy động kinh phí đã đạt yêu cầu theo kế hoạch chưa + Việc xây dựng, bổ sung, mua sắm TBDH theo kế hoạch đã đạt yêu cấu chưa (về số lượng, chất lượng, thời gian,...)

+ Kiểm tra xem có những thuận lợi, những vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch. Từ đó có đánh giá cụ thể để xây dựng kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.

c) Điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp:

Đội ngũ chỉ đạo và thực hiện kế hoạch phải có ý thức kiểm tra và tự kiểm tra, đánh giá, đồng thời có đủ năng lực trong việc kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 78)