Tăng cường công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa TBDH phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 82)

- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu: Các giải pháp xây dựng phải nâng cao được hiệu quả quản lý TBDH ở các trường THCS huyện Nông Cống, tỉnh

3.2.4.Tăng cường công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa TBDH phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập

cho công tác giảng dạy và học tập

a) Mục tiêu của giải pháp:

Thực hiện tốt giải pháp này giúp cán bộ (GV) phụ trách TBDH nắm vững được nguyên nhân, cách thức bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa TBDH. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH ở các trường THCS huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá.

b) Nội dung của giải pháp:

- Mục đích của bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa TBDH là: Bảo vệ được TBDH, loại trừ hoặc hạn chế về cơ bản những hư hỏng không đáng có, mặt khác phải đảm bảo thuận lợi cho sử dụng. Nói cách khác: Mục đích của bảo dưỡng

sửa chữa TBDH là để đảm bảo “tính sẵn sàng’’ của thiết bị nhằm phục vụ tốt nhất cho dạy học.

- Làm tốt công tác bảo quản:

+ Cải thiện các điều kiện bảo quản: Bố trí, sắp xếp lại kho chứa thiết bị; rà soát, mua sắm bổ sung tủ giá xếp TBDH.

+ Lựa chọn và phân công người có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn trong công tác bảo quản TBDH (tuyển nhân viên chuyên trách đúng chuyên môn).

+ Bồi dưỡng về mặt nhận thức, các quy định, chế độ bảo quản đối với từng TBDH cho người phụ trách công tác thiết bị.

+ Thực hiện bảo quản đúng quy trình và phương pháp của nhà sản xuất đề ra, đúng quy định đối với từng TBDH.

+ Thường xuyên kiểm tra, kiểm kê, đánh giá công tác bảo quản. - Thực hiện tốt công tác bảo dưỡng, sửa chữa TBDH:

Các căn cứ để xây dựng kế hoạch sửa chữa:

+ Trên cơ sở kế hoạch sử dụng, nắm tần suất sử dụng TBDH để đưa vào kế hoạch bảo dưỡng, ưu tiên sửa chữa.

+ Lực lượng sửa chữa: Giáo viên, học sinh, hợp đồng với các đơn vị, cá nhân là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

+ Kế hoạch sửa chữa phải ghi rõ tình trạng hư hỏng của từng thiết bị, số lượng thiết bị, thời gian sửa chữa, kinh phí sửa chữa, …Đặc biệt khi lập kế hoạch sửa chữa cần lưu ý các dạng hư hỏng của thiết bị.

Trường hợp 1: Hư hỏng do tác động của môi trường

Mọi TBDH từ đơn giản đến phức tạp đều được cấu thành từ các vật liệu khác nhau: kim loại, thuỷ tinh, chất dẻo, điện tử, bán dẫn,.... Nếu không được bảo quản cẩn thận đều có thể hỏng hóc dẫn đến không sử dụng được. Nguyên nhân đầu tiên đó là do khí hậu, môi trường.

Trường hợp 2: Hư hỏng do sử dụng

biết,....; Do thất lạc các chi tiết gây ra tình trạng thiếu đồng bộ làm cho TBDH không hoạt động được; Do sửa chữa bảo dưỡng không được thực hiện hoặc quá trình sửa chữa, lắp ráp không đảm bảo nên dẫn tới tình trạng hỏng hóc.

Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa được thể hiện theo biểu mẫu sau:

Biểu 3.3. Kế hoạch bảo dưỡng, sữa chữa thiết bị

c) Điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp:

- Có đủ điều kiện CSVC cho công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa TBDH.

- Cán bộ phụ trách có năng lực chuyên môn về công tác bảo quản, bảo dưỡng TBDH.

- Có nguồn kinh phí phù hợp để phục vụ bảo quản, bảo dưỡng, sữa chữa.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện nông cống, tỉnh thanh hóa (Trang 82)