Những nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 34)

phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất, xúc tiến thương mại, quản lý thị trường để đảm bảo phát triển sản xuất với quy mô và công nghệ hợp lý nhất.

+ Phát cây trồng hàng hóa có khả năng cạnh tranh mạnh, hiệu quả cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu như: cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su, rau, chè... và những mặt hàng có lợi thế tiềm năng (cây ăn quả, cây dược liệu,…) (Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009).

Một đòi hỏi khác là cần mở rộng hợp tác quốc tế vì sự phát triển bền vững thông qua việc tham gia và thực hiện đầy đủ các công ước quốc tế về phát triển bền vững; tham gia tích cực các hoạt động hợp tác nhằm bảo vệ môi trường toàn cầu và khu vực cũng như nỗ lực thu hút sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính quốc tế nhằm mục đích phát triển bền vững và tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phát triển bền vững.

1.2.4. Nhng nghiên cu liên quan đến nâng cao hiu qu s dng đất sn xut nông nghip nông nghip

1.2.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từđó sắp xếp, bố

trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng. Hàng năm, các Viện nghiên cứu Nông nghiệp ở các nước trên thế giới cũng

đã đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những công thức luân canh mới giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả hơn. Viện lúa Quốc tế (IRRI) đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác. Tạp chí “Farming Japan” của Nhật ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên Thế giới về các hình thức sử dụng đất đai, đặc biệt là của Nhật (FAO, 1993).

Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng quá trình phát triển của hệ thống nông nghiệp nói chung và hệ thống cây trồng nói riêng là sự phát triển đồng ruộng đi từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 đất cao đến đất thấp. Điều đó có nghĩa là hệ thống cây trồng đã phát triển trên đất cao trước, sau đó mới đến đất thấp. Đó là quá trình hình thành của sinh thái đồng ruộng. Nhà khoa học Otak Tanakad đã nêu lên những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ thuật, kinh tế xã hội. Các nhà khoa học Nhật Bản

đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất đai thông qua hệ thống cây trồng trên

đất canh tác: là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi. Cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm.

Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao ruộng đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “ly nông bất ly hương” đã thúc đẩy phát triển KT - XH nông thôn phát triển toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Nguyễn Thị Ngọc Trân, 2007).

Ở Thái Lan, Uỷ ban chính sách Quốc gia đã có nhiều quy chế mới ngoài hợp

đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những loại cây không thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng và bảo vệ đất tốt hơn. Từ năm 1975, Thái Lan đã thực thi chính sách đất đai, quy định mức hạn điền 8 ha với trồng trọt và 16 ha

đối với đất chăn nuôi. Đến năm 1998, Luật đất đai bổ sung quy định đất đai ổn định và không ổn định, tạo điều kiện cho dân yên tâm sản xuất, góp phần đưa Thái Lan đã trở thành nước đứng đầu trong xuất khẩu gạo (Nguyễn Thị Ngọc Trân, 2007).

Hiện nay, xu hướng chung các nhà khoa học trên thế giới đang nỗ lực nghiên cứu sử dụng đất có hiệu quả kinh tế kết hợp với hiệu quả xã hội, môi trường ở hiện tại và trong tương lai. Thành tựu trong lĩnh vực này phải kể đến các công trình nghiên cứu sử dụng đất dốc, đất gò đồi để sản xuất lương thực thực phẩm và sản phẩm khác dựa trên cơ sở xác định hệ thống cây trồng (cây hàng năm cây lâu năm) với mô hình canh tác phù hợp. Đặc biệt, ở Philippin từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

thôn tại Mindanao, đã tiến hành các thí nghiệm về việc sử dụng bằng hàng rào xanh chống xói mòn trên đất dốc, đó là kỹ thuật canh tác trên đất dốc (viết tắt là SALT). Mô hình SALT bao gồm nhiều dạng SALT1, SALT2, SALT3, SALT4. Kỹ thuật này đã tăng độ che phủ, hạn chế xói mòn, làm giàu đất và nâng cao năng suất cây trồng từ 2 - 3 lần so với canh tác truyền thống (Phùng Văn Phúc, 1996).

Thực hiện phương thức canh tác trên đất dốc theo hướng chuyển đổi hệ thống cây trồng, đa dạng hoá cây trồng, kết hợp trồng cây hàng năm và cây lâu năm, trồng rừng đã góp phần bảo vệ được môi trường sinh thái, chống xói mòn và nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất so với các phương thức canh tác trước đây.

1.2.4.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam

Trong những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề về kỹ

thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp (Phùng Văn Phúc, 1996), việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống cây trồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng phù hợp với từng loại đất, thực hiện thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1993), đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của tác giả Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995).

Vùng ĐBSH có tổng diện tích đất nông nghiệp là 903.650 ha, chiếm 44%, diện tích tự nhiên trong vùng. Trong đó, gần 90% đất nông nghiệp dùng để trồng trọt (Đào Thế Tuấn và Pascal Bergeret, 1998). Đây là trung tâm sản xuất lương thực lớn thứ 2 của cả nước (Nguyễn Duy Tính, 1995), là nơi thu hút nhiều công trình nghiên cứu khoa học, góp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụng đất thích hợp. Trong đó phải kểđến các công trình như: Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng ĐBSH của các tác giả Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990); Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp lưu vực sông Hồng của tác giả Đào Thế Tuấn và Pascal Bergret (1998); Đánh giá kinh tế đất lúa vùng ĐBSH của tác giả Quyền Đình Hà (1993); Quy hoạch sử dụng đất vùng ĐBSH của tác giả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

Phùng Văn Phúc (1996); Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hoá cây trồng vùng ĐBSH của tác giả Vũ Năng Dũng (1997). Trong những năm gần đây, chương trình quy hoạch cụ thể vùng ĐBSH (1994) đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp ĐBSH, kết quả cho thấy: Ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3 - 4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, tưới tiêu chủ động. Đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng, trong việc bố trí lại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế như: hoa, cây ăn quả, cây thực phẩm cao cấp...

Năm 1999, Hà Học Ngô và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Châu Giang, Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vùng này có thể phát triển các loại hình sử

dụng đất cho đạt hiệu quả như lúa - màu, lúa - cá, chuyên rau màu hoa cây cảnh và cây

ăn quả (CAQ). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân làm cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chưa được khai thác triệt để là do chưa xác định được hướng sử dụng lợi thếđất nông nghiệp, đồng thời chưa xây dựng được các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2000, Nguyễn Ích Tân đã tiến hành nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế

cao đối với vùng úng trũng xã Phụng Công-huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trên đất vùng úng trũng Phụng Công - huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên có thể áp dụng mô hình lúa xuân-cá hè đông cho lãi từ 9.258-12.527,2 ngàn đồng/ha. Mô hình lúa xuân-cá hè đông và CAQ, cho lãi từ 14.315,7-18.949,25 nghìn đồng/ha.

Năm 2001, Đỗ Thị Tám tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số LUT điển hình không những cho hiệu quả kinh tế

cao, dễ áp dụng mà còn tạo được nhiều việc làm có giá trị ngày công lao động cao như: LUT cây ăn quả, LUT lúa – cá, LUT chuyên rau màu.

Việc quy hoạch tổng thể vùng ĐBSH, nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và phân vùng sinh thái nông nghiệp của nhiều tác giả và các nhà khoa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

học như: Vũ Năng Dũng (2001), Trần An Phong (1996). Các tác giả đã chỉ ra mỗi vùng sinh thái có đặc điểm khí hậu thời tiết, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau cần phải quy hoạch cụ thể và nghiên cứu ở từng vùng sinh thái thì hiệu quả

các biện pháp kinh tế kỹ thuật trong sản xuất mới phát huy tác dụng và đạt kết quả

tốt. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện các biện pháp quản lý kinh tế sản xuất tổ chức ngành hàng trong nông nghiệp cũng như trong nông hộ của: Phạm Vân

Đình (1998), Tô Dũng Tiến (1986), Nguyễn Huy Cường(1996), ...

1.2.4.3. Những nghiên cứu ở Hòa Bình

Trong giai đoạn từ năm 2001-2014, Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã tham mưu UBND tỉnh cho triển khai thực hiện 105 đề tài, dự án khoa học và công nghệ, trong đó, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 40 đề tài (chiếm 38,1%); khoa học xã hội và nhân văn 27 đề tài (chiếm 25,7%); khoáng sản và tài nguyên nước 30 đề tài (chiếm 28,6%); các lĩnh vực khác 8 đề tài: y dược, công nghiệp, công nghệ thông tin,... (chiếm 7,6%). Năm 2013, đã có 15 đề tài, dự án được UBND tỉnh phê duyệt. Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 8 đề tài; lĩnh vực xã hội nhân văn 3 đề tài; Lĩnh vực điều tra cơ bản 4 đề tài. Kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án đã đạt được những kết quả đáng kể, đóng góp tích cực vào sự

nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã được nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, như áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp, nông thôn, tăng thu nhập, từng bước cải thiện đời sống nhân dân; nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được ứng dụng trong công nghiệp, phát hiện nhiều loại khoáng sản, công nghệ vật liệu mới; ứng dụng các chế phẩm sinh học xử lý chất thải trong chăn nuôi, trong xử lý nước thải ở các cơ sở sản xuất công nghiệp,… góp phần bảo vệ môi trường. Nhiều đề tài khoa học, xã hội và nhân văn nghiên cứu về vùng đất và con người Hòa Bình, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Quỹ đất sản xuất nông nghiệp và các loại hình sử

dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Số liệu điều tra về tình hình sản xuất nông nghiệp của nông hộ trong năm 2014. Số liệu thống kê về tình hình sản xuất nông nghiệp được lấy từ 2009-2014.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Đặc đim điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi huyn Lương Sơn

- Đánh giá điều kiện tự nhiên về: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và thuỷ văn. - Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội: Cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động, trình độ dân trí, tình hình quản lý đất đai, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, dịch vụ, và điều kiện cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, công trình phúc lợi...).

- Thuận lợi và hạn chế trong sản xuất nông nghiệp

2.2.2. Hin trng s dng đất nông nghip huyn Lương Sơn

- Điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện.

- Xác định các kiểu sử dụng đất hiện trạng, diện tích và sự phân bố các kiểu sử dụng đất trong huyện.

2.2.3. Đánh giá hiu qu s dng đất sn xut nông nghip huyn Lương Sơn

- Đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. - Đánh giá hiệu quả về mặt về môi trường của các kiểu sử dụng đất:

+ Mức độ đầu tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của các cây trồng, các kiểu sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp trong địa bàn nghiên cứu.

- Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội của các kiểu sử dụng đất theo hai chỉ tiêu: + Mức độ sử dụng lao động.

+ Giá trị ngày công lao động.

2.2.4. Định hướng và mt s gii pháp nâng cao hiu qu s dng đất sn xut nông nghip huyn Lương Sơn

- Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chn đim nghiên cu và chn hđiu tra

Huyện Lương Sơn thuộc địa hình miền núi thấp có độ cao trung bình 251 m so với mặt nước biển, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi Tây Bắc Bắc Bộ. Đặc

điểm nổi bật của địa hình nơi đây là có những dãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi

đá vôi với những hang động, có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo đan xen. Theo

đặc điểm địa hình, lãnh thổ huyện được chia thành ba tiểu vùng, như sau:

- Tiểu vùng 1 nằm phía Bắc huyện bao gồm Thị trấn Lương Sơn và các xã

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 34)