Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 102)

Kết quảđánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho thấy rõ các tiềm năng vềđất đai trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời phản ánh yếu tố hạn chế

của mỗi loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện. Việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước hết phải trên cơ sở xem xét các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

3.5.2.1. Giải pháp bảo vệ cải tạo đất

* Giải pháp về thủy lợi:

Đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng nông nghiệp hàng năm và là một vấn đề cần được đặc biệt quan tâm nhằm cải thiện điều kiện che phủđất ở những vùng đất dốc thoải chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và núi cao. Trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện nay có hồ Ngành là công trình thủy lợi lớn nhất của huyện song khả năng tưới cho diện tích đất trồng cây hàng năm còn hạn chế, do hệ thống kênh mương dẫn nước chưa hoàn chỉnh, chủ yếu mói chỉ phục vụ nước tưới cho vùng đất bằng và thấp của huyện, còn phần lớn đất vùng

địa hình chuyển tiếp chưa có khả năng đáp ứng được nước tưới cho cây trồng. Vì vậy, huyện Lương Sơn đã lập dự án xây dựng mới và nâng cấp hệ thống kênh mương để đảm bảo chủ động tưới tiêu cho những diện tích đất trồng lúa và cây trồng khác. Ngoài ra, để giải quyết vấn đề thủy lợi, huyện Lương Sơn cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Xây dựng một số hồ chứa nước vừa và nhỏ ở vùng cao của các xã như

Trung Sơn, Cao Thắng, Cao Dương, Thanh Lương và Tân Thành để mở rộng diện tích khai hoang tăng vụ và thâm canh lúa nước, chủ động nguồn nước dự trữ tưới cho diện tích đất canh tác.

- Xây dựng một số công trình thủy lợi nhỏ và 5 trạm bơm bổ trợđể đảm bảo tưới tiêu chủđộng cho toàn bộ diện tích đất canh tác.

* Giải pháp kỹ thuật canh tác:

Các biện pháp thâm canh cần được áp dụng nhưđưa giống mới vào hệ thống cây trồng, áp dụng bón phân cân đối, hợp lý và xây dựng các công thức luân canh thích hợp với các cây họđậu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 93

Hạn chế tối đa việc mở rộng diện tích và hướng tới xóa bỏ loại hình canh tác nương rẫy trên những diện tích đất dốc. Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý cho vùng đất dốc như xây dựng ruộng bậc thang, các công thức luân canh với cây họ đậu, phát triển mô hình trồng các loại cây ăn quả và mô hình nông - lâm kết hợp cho những vùng diện tích đất đai thích hợp và có khả năng sản xuất tập trung. Trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng trên các đồi núi trọc, các diện tích đất dốc không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp để hạn chế xói mòn đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

* Giải pháp cải thiện, nâng cao độ phì cho đất sản xuất nông nghiệp

Đểđảm bảo cho mục đích sử dụng đất bền vững ở những vùng sản xuất nông nghiệp thì một trong những biện pháp cơ bản cần quan tâm đó là duy trì và cải thiện các chất dinh dưỡng của đất cho cây trồng, đồng thời hạn chế ở mức thấp nhất các

ảnh hưởng xấu của quá trình thâm canh đến chất lượng đất và môi trường.

Qua kết quả tổng kết về mức độ đầu tư phân bón của một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện cho thấy: một số cây trồng như khoai lang, đậu tương, lạc, rau các loại mức đầu tư phân đạm là khá cao nhưng mức bón lân và kali lại chỉđạt ở

mức thấp gây mất cân đối dinh dưỡng, do đó đây cũng có thể là nguyên nhân làm năng suất lúa hạn chế và về lâu dài còn làm cho đất bị thiếu hụt lân và kali. Điều này cho thấy việc sử dụng phân bón của Lương Sơn cần phải quan tâm cả về lượng bón và mức độ cân đối giữa các yếu tố N,P,K.

Với mô hình trồng chè, người dân đã chú trọng trong công thức bón cả phân hữu cơ và phân N,P,K kết hợp phân vi sinh đã góp phần cải thiện độ phì của đất, với các cây dài ngày khác cũng cần ưu tiên theo hướng này. Cần tận dụng tốt nguồn phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh tại chỗ; tận thu các phế phụ phẩm, rơm rạ để chế biến phân cung cấp cho đồng ruộng.

Với các loại hình sử dụng đất nương rẫy trồng lúa nương, ngô, sắn, mía và một số cây trồng khác phần lớn không sử dụng phân bón, sẽ là nguy cơ dẫn đến hậu quả suy kiệt dinh dưỡng do cả rửa trôi và cây hút, đồng thời cũng là nguyên nhân cho năng suất cây trồng thấp. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ và nâng cao độ phì, ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 94

nông lâm kết hợp, rừng trồng hoặc khoanh nuôi tái sinh thay thế cho việc canh tác nương rẫy để hạn chế quá trình xói mòn, rửa trôi và bảo vệđất.

3.5.2.2. Giải pháp về chính sách

Ngoài những giải pháp về mặt kỹ thuật đã nêu trên, các giải pháp về chính sách nhằm đảm bảo quyền sử dụng đất và hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Lương Sơn gồm:

- Chính sách đất đai: Đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất cho nhân dân nhằm khuyến khích nhân dân yên tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất, giao đất chưa sử dụng cho nhân dân khai hoang phục hóa đưa vào sản xuất; giao rừng cho cộng đồng dân cư bảo vệ và chăm sóc để người dân có ý thức trách nhiệm hơn trong thâm canh, bảo vệ tài nguyên đất.

- Thực hiện tốt chính sách khuyến nông, khuyến lâm, chính sách tín dụng: với mô hình trồng mới chè, cây ăn quả ngoài cây giống cần hỗ trợ cả phân bón và kỹ thuật trồng trong năm đầu tiên để từng bước xây dựng các khu vực sản xuất hàng hóa tập trung.

- Chính sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn: ưu tiên đầu tư cho phát triển theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.

- Chính sách thị trường tiêu thụ sản phẩm: Cần có chính sách đầu tư thích

đáng cho công tác thị trường, đồng thời tăng cường công tác thông tin thị trường giá cả cho nông dân để tăng khả năng tiếp thị, từ đó nông dân có kế hoạch bố trí sản xuất các cây con và tiêu thụ sản phẩm thích ứng với môi trường.

- Chính sách ưu tiên vốn đầu tư: Đểđảm bảo cho sản xuất phát triển, nhu cầu về vốn đầu tư là hết sức cần thiết, qua phỏng vấn nông hộ cho thấy hầu hết các hộ

nông dân đều thiếu vốn sản xuất. Vì vậy, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Chính sách của huyện cần tạo điều kiện cho các hộ nông dân vay vốn với lãi suất thấp đểđầu tư sản xuất theo mô hình nông hộ hoặc trang trại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 102)