II. Kiến nghị
3.1: Diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng huyện Lương Sơn
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Sản lượng lương thực quy thóc Tấn 33414 31160 38445 44420 Sản lượng lương thực có hạt Tấn 27360 27966 35402 38293 Diện tích gieo trồng cây hàng năm Ha 9127 8895 10145 10448 Diện tích cây lương thực Ha 7153 7324 8383 8587 Diện tích gieo cấy lúa ruộng cả năm Ha 3885 4435 4811 4824 Năng suất lúa ruộng cả năm Tạ/ha 52,05 47,89 50,10 53,55 Sản lượng lúa ruộng Tấn 20220 21238 24102 25833 Diện tích gieo cấy lúa mùa Ha 1945 3116 2780 2856 Diện tích gieo cấy lúa đông xuân Ha 1940 1440 2058 1985 Năng suất lúa đông xuân Tạ/ha 53,80 52,60 52,10 57,2 Sản lượng lúa đông xuân Tấn 10437 7575 10722 11354 Sản lượng lúa mùa Tấn 9783 13663 13434 14513 Năng suất lúa mùa Tạ/ha 50,30 44,16 48,32 50,82 Diện tích ngô cả năm Ha 1638 1609 2343 2560 Năng suất ngô cả năm Tạ/ha 42,0 41,2 48,0 48,54 Sản lượng ngô cả năm Tấn 6877 6631 11246 12426
Diện tích khoai lang Ha 585 431 583 500
Năng suất khoai lang Tạ/ha 70,8 66,6 60,45 62,16 Sản lượng khoai lang Tấn 4141 2871 3524 3108
Diện tích sắn Ha 892 675 569 569 Năng suất sắn Tạ/ha 131,0 96,0 95,0 95,3 Sản lượng sắn Tấn 11685 6480 5406 5423 Diện tích mía Ha 106 164 131 147 Sản lượng mía Tấn 5467 8528 7205 8085 Diện tích lạc Ha 357 328 307 267 Sản lượng lạc Tấn 780 599 490 501 Diện tích đậu tương Ha 563 188 410 390 Sản lượng đậu tương Tấn 615 199 517 546
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lương Sơn)
Trong những năm qua diện tích cây trồng trên địa bàn huyện có nhiều biến
động. Một số cây trồng có diện tích giảm như: diện tích khoai lang giảm 85 ha so với năm 2009, sắn giảm 323 ha so với năm 2009. Bên cạnh đó, một số cây trồng có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42
diện tích tăng như diện tích ngô tăng 922 ha so với năm 2009, lúa mùa tăng 911 ha so với năm 2009.
- Chăn nuôi:
Năm 2014 tổng đàn trâu của huyện là 9.744 con, tăng 2.327 con so với năm 2009. Tổng đàn bò là 3.652 con, giảm 1.109 con so với năm 2009. Tổng đàn lợn là 62.411 con, tăng 22.408 con so với năm 2009.
Trong những năm qua đàn gia cầm có xu hướng tăng. Trong những năm tới việc phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá là hướng đi tất yếu nhằm kiểm soát dịch bệnh đang diễn ra phức tạp hiện nay. Nâng cao thu nhập cho nông dân và đảm bảo lợi ích của người dân tránh những rủi ro.
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 Con 2009 2012 2013 2014 Trâu Bò Lợn
Hình 3.2: Tình hình phát triển chăn nuôi huyện Lương Sơn giai đoạn 2009 - 2014
Trong giai đoạn vừa qua song song với phát triển trồng trọt, chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm của huyện luôn giữ mức ổn định trong sản xuất nông nghiệp, một sốđàn vật nuôi có tốc độ tăng khá nhưđàn lợn, đàn dê và gia cầm.
Trong chăn nuôi của huyện Lương Sơn, đàn trâu, bò không tăng, có lúc giảm do dịch bệnh thường xuyên xảy ra, diện tích chăn thả bị thu hẹp và việc thay thế dần sức kéo bằng máy móc cơ giới. Giai đoạn 2009-2014, đàn lợn phát triển ổn định, tăng đều qua các năm do tình hình giá cả lợn hơi các năm qua tương đối cao. Đàn lợn phát triển theo hướng siêu nạc. Tổng đàn lợn năm 2014 đạt 62.411 con tăng gấp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43
gần l,56 lần so với năm 2009 là do các hộ chăn nuôi đã mạnh dạn đầu tư thâm canh nên chu kỳ chăn nuôi rút ngắn, số lượng đàn xuất chuồng tăng nhanh hơn. Hiện nay, trên địa bàn huyện Lương Sơn loại hình chăn nuôi lợn theo hướng trang trại công nghiệp ngày càng phát triển với 33 trang trại. Chăn nuôi lợn chủ yếu theo hướng công nghiệp đã góp phần phát triển nhanh cả về số lượng, chủng loại và quy mô; nâng cao năng suất, chất lượng tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Phát triển chăn nuôi ở Lương Sơn theo hướng phát triển hộ gia đình và trang trại là chính, doanh nghiệp và hợp tác xã chủ yếu làm dịch vụ về giống, thú y, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm và chế biến các sản phẩm chăn nuôi. Các mô hình kinh tế trang trại ngày càng phát triển góp phần thúc đẩy sản xuất trong đó có chăn nuôi.
- Sản xuất lâm nghiệp:
Hiện nay, trữ lượng gỗ của huyện có 301.963,0 m3, trong đó: rừng đặc dụng là 1.488,0 m3, rừng phòng hộ là 119.461,0 m3, rừng sản xuất là 180.463,0 m3, ngoài 3 loại rừng là 151,0 m3.
Công tác chăm sóc bảo vệ phòng chống cháy rừng được triển khai tổ chức thực hiện tốt, không có vụ cháy rừng nào xảy ra. Năm 2013 đã trồng mới là 1.322 ha, trong đó rừng phòng hộ là 246,5 ha, rừng nguyên liệu là 250 ha, rừng dự án khác là 425,5 ha. Sản lượng gỗ khai thác là 10.040 m3. Diện tích khoanh nuôi trồng mới 8.663 ha. Tỷ lệđộ che phủ rừng đạt 36,23%.
Trong giai đoạn hiện tại, vị trí lâm nghiệp của huyện, trong cơ cấu kinh tế
lâm nghiệp của tỉnh còn khiêm tốn so với lợi thế, tiềm năng cũng như thực trạng quy mô rừng và đất lâm nghiệp toàn huyện. Vai trò lâm nghiệp huyện càng đặc biệt quan trọng về môi trường - sinh thái, là đầu nguồn của hệ thống sông, suối của tỉnh. Do vậy, tác động ảnh hưởng của lâm nghiệp Lương Sơn không chỉ về mặt kinh tế
mà còn quan hệ chặt chẽ tới sự phát triển bền vững cả về kinh tế - xã hội lẫn môi tr-
ường - sinh thái của tỉnh.
Trong những giai đoạn vừa qua kinh tế lâm nghiệp Lương Sơn chưa thực sựđược phát huy tương xứng với tiềm năng: tỉ trọng giá trị sản xuất trong cơ cấu kinh tế còn thấp, quy mô rừng bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp bất hợp lý...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44
3.2.3.2. Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng + Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
Nhìn chung tốc độ phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn chậm. Công nghệ sản xuất còn đơn giản, lao động có tay nghề cao còn ít, tỷ lệ lao
động được đào tạo còn thấp. Do vậy năng suất lao động và giá trị sản xuất hàng hoá còn thấp.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp – xây dựng của huyện Lương Sơn
đã có những chuyển biến mang tính đột phá. Những sản phẩm có tiềm năng, lợi thếđược phát huy và phát triển khá. Tổng giá trị sản xuất đạt 528,0 tỷđồng, chiếm 46,28% tổng giá trị sản xuất của huyện. Một số mặt hàng chính trong sản xuất công nghiệp là xi măng, lanh ke, đá xây dựng, …Sản lượng các mặt hàng trong sản xuất công nghiệp có xu hướng tăng.
Trong tương lai với định hướng mở khu công nghiệp Nam Lương Sơn trên
địa bàn 2 xã Thành Lập và Trung Sơn sẽ tạo điều kiện cho Lương Sơn có những bước phát triển mạnh mẽ trong công nghiệp.
Bên cạnh những kết quả ngành công nghiệp đã đạt được, còn một số những mặt hạn chế cần khắc phục: Ngành công nghiệp huyện trong giai đoạn vừa qua phát triển chưa được đồng đều, chất lượng và hiệu quảở một số lĩnh vực, sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thấp. Công nghiệp chế biến nông lâm sản tuy bước đầu phát triển nhưng chưa sâu, phần lớn là sơ chế.
+ Ngành xây dựng cơ bản: Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy Lương Sơn,
đó là nhà nước và nhân dân cùng xây dựng cơ sở hạ tầng, tiếp tục phát huy nội lực và tranh thủ sự hỗ trợ từ bên ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng, trong những năm vừa qua cơ sở hạ tầng của huyện Lương Sơn đã được cải thiện đáng kể.
3.2.3.3. Khu vực kinh tế thương mại và dịch vụ
Trên địa bàn huyện mạng lưới thương mại dịch vụ phát triển tương đối nhanh, hiện nay trên địa bàn đã xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh khác nhau với nhiều thành phần kinh tế tham gia, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Theo thống kê đến cuối năm 2013, toàn huyện có 82 doanh nghiệp và 910 hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45
nhà hàng, khách sạn. Tổng số lao động tham gia trong hoạt động thương mại dịch vụ là 1.855 người.
Bên cạnh với mạng lưới các điểm kinh doanh dịch vụ thương mại là hệ thống các chợ. Tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ còn chậm chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng của huyện. Trong giai đoạn tới với việc mở rộng, phát triển khu công nghiệp sẽ là điều kiện tốt để phát triển thương mại dịch vụ. Nâng cao tốc độ phát triển của ngành thương mại dịch vụ.
Nhìn chung ngành thương mại, dịch vụ chủ yếu tập trung ở khu vực thị trấn, khu vực đông đân cư và khu vực gần trục đường chính, như quốc lộ 6A,…; Các khu vực còn lại kém phát triển. Hệ thống thương mại - dịch vụ đầu vào và đầu ra cho nông dân chưa thực sự phát triển.
3.2.4. Dân số, lao động và việc làm
3.2.4.1 Dân số
Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2014, thì dân số Lương Sơn là 91.553 người, với 21.225 hộ, quy mô hộ là 4,31 người/hộ. Trong đó nam giới chiếm 48,94%, nữ giới chiếm 51,06%. Dân số thành thị là 13.251 người, chiếm 14,47%, dân số nông thôn là 78.302 người, chiếm 85,53%. Tổng số lao động toàn huyện là 43.940 lao động, trong đó lao động hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp là 5.780 người, lao động nông nghiệp là 38.160 người.
Tỷ lệ tăng dân số toàn huyện năm 2014 là 1,79%, trong đó: tỷ lệ tăng tự
nhiên là 1,73% và tỷ lệ tăng cơ học 0,06%. Nếu so sánh từ năm 2010 đến năm 2014, tỷ lệ tăng dân số có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ phát triển dân số vẫn ở mức cao so với tỉnh Hoà Bình và so với cả nước. Nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý, tập quán của người dân còn lạc hậu, bên cạnh đó là những sự nghèo nàn về kinh tế và sự
buông lỏng lãnh đạo, chỉđạo công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình.
3.2.4.1 Lao động và việc làm
Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2014, toàn huyện Lương Sơn có 43.940 lao động (chiếm 50,64% dân số). Trong đó:
- Lao động nữ là 22.435 người, chiếm 51,06% tổng số lao động.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46
- Lao động phi nông nghiệp là 5.780 người, chiếm 13,15% tổng số lao động. Hiện nay, cơ cấu lao động của huyện vẫn tập trung là lao động nông nghiệp, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp còn tương đối thấp. Với xu hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế chú trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ với việc quy hoạch các khu công nghiệp sẽ là điều kiện để nâng cao tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, giảm tỷ lệ
lao động nông nghiệp và nâng cao dần mức thu nhập của người dân.
3.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Huyện được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ trong việc phát triển kinh tế xã hội nhằm phát triển huyện thành khu kinh tế động lực trong khu vực, trong những năm qua huyện đã phối hợp với Ban quản lý khu kinh tế tỉnh chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng và đã đạt được một số kết quả sau:
3.2.5.1. Giao thông
- Đường quốc lộ: Trên địa bàn huyện có tuyến đường Hồ Chí Minh, QL6, QL21 chạy qua với 38,6 Km, quy mô mặt cắt lớn đáp ứng được nhu cầu của lưu lượng và tải trọng của phương tiện giao thông tạo cơ hội cho kinh tế Lương Sơn có
điều kiện phát triển hơn.
- Đường tỉnh lộ: Tổng số đường tỉnh lộ trên địa bàn huyện có 13,8 km, tuyến này đáp ứng được phần nào nhu cầu đi lại, giao lưu buôn bán với các huyện trong tỉnh.
- Đường huyện lộ: Tổng chiều dài đường huyện lộ có 52,9 km, đã nâng cấp được 22 km với tổng mức đầu tư 22 tỷđồng. Trong thời gian tới còn phải nâng cấp 19 km.
- Đường giao thông nông thôn: Tổng chiều dài đường giao thông nông thôn của huyện có khoảng 272 km, trong đó, đã bê tông và nhựa hoá được 67 km.
- Nhìn chung chất lượng các loại đường bộ đều trong tình trạng xuống cấp. Các đường giao thông liên xã, giao thông nông thôn nhỏ hẹp, hạn chế vận tải nên
ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Mặc dù trong thời gian qua huyện đã cố gắng đầu tư nâng cấp được gần 60 km đường tỉnh lộ, huyện lộ, đường
đô thị và đường khu công nghiệp… nhưng đến nay chất lượng các đường đều chưa
đáp ứng tốt cho hoạt động và giao lưu kinh tế.
3.2.5.2. Thuỷ lợi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47
Thời gian qua, huyện Lương Sơn đã đầu tư phát triển nhiều công trình thuỷ lợi, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo ra khối lượng nông sản phong phú, đa dạng. Toàn huyện hiện đã xây dựng được 25 hồ chứa lớn nhỏ (trong đó hồ Ngành có sức chứa 2,5 triệu m3,hồ Khạ 1 triệu m3, hồ Rộc 0,5 triệu m3), 34 bai xây, 460 bai tạm, 12 trạm thủy nông và 115 km kênh mương. Hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới chủ động cho khoảng 67% diện tích lúa ruộng và hoa màu, diện tích được tiêu úng 18,3%. Hiện vẫn còn trên 1150 ha diện tích đất canh tác còn thiếu nước mới cấy
được một vụ.
Nhìn chung, công tác thuỷ lợi ở huyện Lương Sơn đã mang lại hiệu quả rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên việc phát triển thuỷ lợi trên địa bàn huyện còn bộc lộ nhiều tồn tại:
- Xét về mặt tổng thể, các công trình thuỷ lợi đã xây dựng chưa theo một quy hoạch thống nhất, thiếu phương án khai thác nguồn nước hoàn chỉnh.
- Số lượng công trình khá lớn nhưng đa phần là công trình nhỏ, việc khai thác nguồn nước bằng đập tràn chiếm đa số là chưa hợp lý, đặc biệt trong điều kiện khí hậu 6 tháng mùa khô có lượng mưa chỉ chiếm 14% tổng lượng mưa cả năm.
- Việc xây dựng công trình thuỷ lợi chưa kết hợp đồng bộ với khai hoang xây dựng đồng ruộng đã hạn chế khả năng phát huy hiệu quả tưới của công trình.
- Việc giám sát thi công, quản lý hồ sơ kỹ thuật còn lỏng lẻo, dẫn đến chất lượng công trình thấp, khó khăn cho công tác tu bổ, sửa chữa khi cần thiết.
- Công tác nạo vét tu bổ công trình, kiểm tra bảo vệ trong mùa mưa lũ còn chưa được quan tâm thường xuyên.
3.2.5.3. Giáo dục - đào tạo
Toàn huyện có 24 cơ sở giáo dục tiểu học, trong đó: số phòng học là 330 phòng, số lớp học là 325 lớp, số giáo viên là 588, số hoạc sinh là 6926; có 22 trường trung học cơ sở, trong đó: số phòng học là 243, số lớp học là 231 lớp, số
giáo viên là 555, số học sinh là 5165; có 4 trường THPT, trong đó: số phòng học là 86 phòng, số lớp học là 80, số giáo viên là 195, số học sinh là 3109; 1 trung