II. Kiến nghị
3.5: Cảnh quan cây lúa trong LUT chuyên lúa xã Tân Vinh
- Chuyên rau, màu và cây CN ngắn ngày:
Nhóm cây chuyên màu được canh tác trên chân đất có địa hình vàn cao, thoát nước tốt, phân bốở các xã, thị trấn phía Bắc và trung tâm của huyện.
+ Cây rau các loại: rau được gieo trồng liên tục quanh năm và thường trồng chủ yếu các loại rau như rau muống, su hào, rau cải, bắp cải, rau thơm, hành, tỏi… tùy theo mùa vụ.
+ Ngô: là loại cây lương thực có yêu cầu về dinh dưỡng khá cao, mặc dù đã
được người dân quan tâm nhưng kỹ thuật chăm bón chưa hợp lý, nên cây ngô vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh trong vai trò là cây lương thực chủ đạo ở vùng trung du miền núi. Các giống thường được sử dụng như ngô Lai CP 888, LVN10, LVN14, ngô nếp trồng để bán bắp và một số giống ngô địa phương. Thời vụ gieo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56
trồng tháng 5 - 7, thời gian sinh trưởng từ 90 – 120 ngày, năng suất đạt 43 tạ/ha. + Đỗ tương xuân: thời gian sinh trưởng từ 90 - 110 ngày, thời vụ gieo trồng vào tháng 2 - 3, mặc dù là loại cây có khả năng cốđịnh đạm, song lượng phân bón cho đậu tương lại thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu cho cây. Năng suất đạt mức trung bình thấp dao động từ 17 - 18 tạ/ha.
+ Đỗ tương hè: chủ yếu là các giống D9804, DT12, AK06, AK05
+ Lạc xuân: thời gian sinh trưởng từ 100 - 120 ngày, thời vụ gieo trồng vào tháng 2 - 3, năng suất đạt 32 tạ/ha.
+ Lạc mùa: thời gian sinh trưởng từ 100 - 120 ngày, thời vụ gieo trồng vào tháng 7 - 8, năng suất đạt 26 tạ/ha.
+ Sắn: thường sử dụng giống sắn KM94, KM60, và một số giống sắn địa phương được trồng chủ yếu trên nhóm đất xám và nhóm đất đỏ, chu kỳ sinh trưởng trong vòng một năm, có khả năng chịu lạnh và khô hạn tốt, thời vụ gieo trồng vào tháng 2 - 3, thu hoạch vào cuối năm, tuy nhiên người dân chưa quan tâm đến chăm nhiều bón cho sắn, năng suất thấp, đạt trên dưới 110 tạ/ha.
+ Khoai lang: thường sử dụng giống khoai Hoàng Long, khoai tím, khoai
địa phương.