II. Kiến nghị
3.19: Hiệu quả che phủ đất của các loại hình sử dụng đất
Loại hình sử dụng đất Độ che phủ (%) Mức đánh giá Lúa 2 vụ 70 TB Lúa 1 vụ 40 T Ngô 75 C
Ngô xen đậu tương 75-80 C
Mía, sắn 40-50 T
Nhóm cây 3 vụ (2 lúa-màu và 2 màu-lúa) 70 - 75 C
Cây lâu năm thời kỳ KTCB 40 T
Cây lâu năm thời kỳ khép tán 80 C
Qua bảng 3.19 ta thấy: loại hình sử dụng đất như lúa 1 vụ và cây lâu năm thời kỳ kiến thiết cho mật độ che phủ thấp, chỉ đạt 40 %, không đảm bảo về độ
che phủ đất. Chính vì vậy, để tăng mức che phủ trên đất cũng như giảm xói mòn đất trồng cây lâu năm thời kỳ kiến thiết, người dân cần tăng cường thâm canh tăng vụ và luân canh với cây họ đậu kết hợp trồng xen vừa đảm bảo độ
che phủ, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho đất, lại cho thu nhập trong thời gian cây lâu năm chưa cho kinh doanh.
Cũng trên cơ sở số liệu thu thập được từ các cơ quan chuyên môn ở địa phương và thực tếđiều tra nhóm cây 3 vụ (2 lúa - màu và 2 màu - lúa), ngô, ngô xen
đậu tương và cây lâu năm thời kỳ khép tán có khả năng phân tán lá rộng nên có độ
che phủ đất tốt. Song song với độ che phủ đất cao, canh tác theo băng, dải cây lâu năm cũng đã giảm lượng nước chảy tràn bề mặt nên góp phần đã hạn chế xói mòn
đất trong thời gian mưa dầm vào mùa mưa. Mặt khác, các kiểu sử dụng đất này còn có tác dụng điều hòa tiểu khí hậu, giữẩm vào mùa khô.
Từ kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, chúng tôi tiến hành đánh giá tổng hợp hiệu quả các kiểu sử dụng đất. Kết quả được thể hiện ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87
Bảng 3.20. Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn
Loại hình sử dụng đất (LUT) Kiểu sử dụng đất Hiquệảu KT Hiệu quả XH Hiệu quả MT Đánh giá Tiểu vùng 1
Chuyên lúa 1. Lúa xuân - lúa mùa C TB C C
2 lúa - màu 2. Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang C C C C 3. Lúa xuân - lúa mùa - rau các loại C C TB C Lúa - màu 4. Lúa mùa - đậu tương TB TB C TB
5. Lúa mùa - lạc TB TB C TB
2 màu - lúa 6. 7. Bí xanh - lúa mùa - rau các loĐậu tương - lúa mùa - khoai lang ại C C C C TB C C C Chuyên rau
màu và cây CN ngắn ngày
8. Rau các loại - ngô đông C TB T TB
9. Mía T T TB T
10. Sắn T T TB T
11. Lạc xuân - lạc mùa C TB C C
Cây lâu năm 12. Cây ăn quả (Hồng bì, mít, nhãn...) T TB C TB
13. Cây CN lâu năm (Chè,…) T TB C TB
Tiểu vùng 2
Chuyên lúa 1. Lúa xuân - lúa mùa C TB C C
2 lúa - màu 2. Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông C C TB C 3. Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang C C C C
Lúa - màu 4. Rau xuân - lúa mùa C TB T TB
5. Ngô xuân - lúa mùa C TB T TB
2 màu - lúa 6. Lạc xuân - lúa mùa - rau các loại C C TB C Chuyên rau, màu và cây CN ngắn ngày 7. Lạc xuân - lạc mùa C C C C 8. Sắn T T TB T 9. Mía T T TB T
10. Ngô xuân - rau các loại C C T C
Cây lâu năm 11.Cây ăn quả (Hồng bì, mít, nhãn,…) T TB C TB
12. Cây CN lâu năm (Chè) T TB C TB
Tiểu vùng 3
Chuyên lúa 1. Lúa xuân - lúa mùa TB TB C TB
2. Lúa mùa T T TB T
2 lúa - màu 3. Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông C TB C C
Lúa - màu 4. Ngô xuân - lúa mùa C T TB TB
2 màu - lúa 5. Ngô - lúa mùa - khoai lang C C C C 6. Đậu tương - lúa mùa - rau các loại C C C C Chuyên rau, màu và cây CN ngắn ngày 7. Ngô - lạc C C TB C 8. Mía T T TB T 9. Sắn T T TB T 10. Lạc xuân - lạc mùa C C C C
Cây lâu năm 11. Cây ăn quả (Hồng bì, mít, quýt ...) T TB C TB
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88
Từ kết quả đánh giá tổng hợp về hiệu quả các LUT nêu trên cho thấy nhìn chung ở huyện Lương Sơn có hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở
mức trung bình. Trong toàn huyện có hai LUT có hiệu quả và triển vọng phát triển cao là LUT 2 lúa - màu và LUT 2 màu - lúa.
Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng tiểu vùng để lựa chọn LUT và kiểu sử dụng đất có triển vọng, cụ thể với từng tiểu vùng như:
+ Tiểu vùng 1: có LUT chuyên lúa và chuyên rau, màu và cây CN ngắn ngày (kiểu sử dụng đất Lạc xuân - lạc mùa) cũng có hiệu quả và tính bền vững cao, đặc biệt là kiểu sử dụng đất Lúa xuân - lúa mùa, Lạc xuân - lạc mùa.
+ Tiểu vùng 2: các loại hình sử dụng đất có kiểu sử dụng đất khả năng lựa chọn cao như: LUT chuyên lúa, LUT 2 màu - lúa, LUT 2 lúa - màu, LUT chuyên rau, màu và cây CN ngắn ngày (Lạc xuân - lạc mùa, Ngô xuân - rau các loại) và LUT cây lâu năm.
+ Tiểu vùng 3: các loại hình sử dụng đất có kiểu sử dụng đất khả năng lựa chọn cao như: LUT 2 lúa - màu, LUT 2 màu - lúa và LUT cây lâu năm.
3.5. Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Lương Sơn
3.5.1. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
3.5.1.1. Quan điểm xây dựng định hướng
Trong cơ cấu kinh tế đến năm 2020, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ đạo ở địa phương, trong đó giá trị sản xuất của cây lương thực và các loại cây màu vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp. An ninh lương thực luôn
được chú trọng và đảm bảo.
- Khai thác tốt lợi thế về đất đai, khí hậu và trình độ canh tác ở mỗi tiểu vùng, sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ trong và ngoài huyện. Thực hiện đa dạng hoá các loại sản phẩm, phát triển vùng hàng hoá tập trung có quy mô vừa, gắn với cơ sở chế biến và công nghệ sau thu hoạch.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89
- Mở rộng các hệ thống canh tác và các mô hình sản xuất hợp lý có hiệu quả với quan điểm vừa đa canh vừa chuyên canh. Khai thác tốt các loại sản phẩm có ưu thế của mỗi vùng, tiểu vùng 1: lúa, rau màu, lạc..., tiểu vùng 2: lúa, ngô, đậu..., tiểu vùng 3: rau màu, cây lâu năm,...xác định là những cây trồng chủ lực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở mỗi tiểu vùng.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ngoài hiệu quả về mặt kinh tế, cần chú trọng kết hợp hài hoà về mặt môi trường và xã hội đảm bảo sản xuất nông nghiệp có hiệu quả và bền vững. Trong đó, chú trọng khoanh nuôi và giữ
nguyên diện tích rừng hiện có.
3.5.1.2. Căn cứ xây dựng định hướng
- Căn cứ vào quỹ đất hiện có: diện tích đất nông nghiệp trên toàn huyện - Căn cứ vào phương hướng của Đại hội Đảng bộ huyện Lương Sơn nhiệm kỳ 2010 - 2015: chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, cải tạo mở rộng diện tích đất nông nghiệp, chuyển dần diện tích đất trồng cây sắn, mía sang trồng cây công nghiệp lâu năm (Chè) và cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao. Đến năm 2015, nông - lâm nghiệp chiếm 63% tổng giá trị
sản xuất của huyện, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm của ngành nông nghiệp: 5,2%.
- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, kinh nghiệm sản xuất của người dân trong canh tác cây lúa, cây màu và cây lâu năm;
- Căn cứ vào thực tế điều tra trên địa bàn ba tiểu vùng và các số liệu phân tích về hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.
3.5.1.3. Định huớng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Trên cơ sở định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng 1, tiểu vùng 2 và tiểu vùng 3, chúng tôi tiến hành tổng hợp số liệu và đưa ra
định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện đến năm 2020 như sau: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Lương Sơn không thay
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 90
năm (Cây ăn quả 165 ha, Cây chè 65 ha), đất lúa 1 vụ chuyển sang đất 2 màu - lúa 15 ha, đất lúa - màu chuyển sang đất 2 màu - lúa 57 ha.
Đến năm 2020, diện tích đất trồng cây hàng năm 4.368,82 ha, chiếm 69,09% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế là loại cây trồng thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, bảo vệ tài nguyên đất, kết hợp với kinh nghiệm sản xuất của người dân, cây hàng năm mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút nhiều lao động. Không những thế giá trị sản xuất của loại cây trồng này còn chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp; đất cây lâu năm diện tích 1.954,96 ha chiếm 30,91 đất sản xuất nông nghiệp.
Để sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp ngoài việc phải quy hoạch, bố trí hợp lý cây trồng theo đất đai và theo cơ cấu mùa vụ còn cần phải đầu tư
thêm các yếu tố đầu vào và nâng cao chất lượng, kỹ thuật sử dụng đầu vào. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa người dân với các nhà khoa học để người dân tiếp cận nhanh nhất với các tiến bộ kỹ thuật mới. Ngoài ra, cần có chính sách phát triển các hợp tác xã dịch vụ tự nguyện, các chính sách hỗ trợ giải quyết
đồng bộ các vấn đề: thị trường, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật và xây dựng thương hiệu cho từng loại sản phẩm; hoàn thiện chính sách đất đai, xây dựng các chính sách hỗ trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân,...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91
Bảng 3.21. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện
ST T Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Diện tích năm 2014 Diện tích năm 2020 Tăng (+)/ giảm(-)
1 Chuyên lúa Lúa xuân - lúa mùa 1079,6 1079,6
Lúa mùa 189,23 174,23 -15.00
1268,9 1253,86 - 2 2 lúa - màu Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang 220,77 220,77
Lúa xuân - lúa mùa - rau các loại 197,93 197,93 Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông 397,65 397,65
816,35 816,35
3 Lúa - màu Lúa mùa - đậu tương 108,70 108,70
Lúa mùa - lạc 112,72 112,72
Rau xuân - lúa mùa 34,03 24,03 -10,00 Ngô xuân - lúa mùa 253,59 206,59 -47,00
509,04 452,04
4 2 màu - lúa Đậu tương - lúa mùa - khoai lang 40,79 55,79 +15,00 Bí xanh - lúa mùa - rau các loại 62,28 79,28 +17,00 Lạc xuân - lúa mùa - rau các loại 98,61 113,61 +15,00 Ngô - lúa mùa - khoai lang 110,25 122,25 +12,00 Đậu tương - lúa mùa -rau các loại 168,60 181,60 +13,00
480,53 552,53
5
Chuyên rau, màu và cây CN ngắn ngày
Rau các loại - ngô đông 105,74 105,74
Mía 242,45 162,45 -80,00
Sắn 437,23 287,23 -150,00
Ngô xuân - rau các loại 74,83 74,83
Ngô - lạc 212,12 212,12
Lạc xuân - lạc mùa 451,67 451,67
1524,0 1294,04
6 Cây lâu năm Cây ăn quả (hồng bì, mít, nhãn) 984,28 1149,28 +165,00 Cây CN lâu năm (chè) 740,68 805,68 +65,00
1725,0 1954,96
Tổng 6323,78 6323,78
-
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 92
3.5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Kết quảđánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho thấy rõ các tiềm năng vềđất đai trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời phản ánh yếu tố hạn chế
của mỗi loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện. Việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước hết phải trên cơ sở xem xét các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
3.5.2.1. Giải pháp bảo vệ cải tạo đất
* Giải pháp về thủy lợi:
Đây là biện pháp quan trọng nhất nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng nông nghiệp hàng năm và là một vấn đề cần được đặc biệt quan tâm nhằm cải thiện điều kiện che phủđất ở những vùng đất dốc thoải chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và núi cao. Trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện nay có hồ Ngành là công trình thủy lợi lớn nhất của huyện song khả năng tưới cho diện tích đất trồng cây hàng năm còn hạn chế, do hệ thống kênh mương dẫn nước chưa hoàn chỉnh, chủ yếu mói chỉ phục vụ nước tưới cho vùng đất bằng và thấp của huyện, còn phần lớn đất vùng
địa hình chuyển tiếp chưa có khả năng đáp ứng được nước tưới cho cây trồng. Vì vậy, huyện Lương Sơn đã lập dự án xây dựng mới và nâng cấp hệ thống kênh mương để đảm bảo chủ động tưới tiêu cho những diện tích đất trồng lúa và cây trồng khác. Ngoài ra, để giải quyết vấn đề thủy lợi, huyện Lương Sơn cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Xây dựng một số hồ chứa nước vừa và nhỏ ở vùng cao của các xã như
Trung Sơn, Cao Thắng, Cao Dương, Thanh Lương và Tân Thành để mở rộng diện tích khai hoang tăng vụ và thâm canh lúa nước, chủ động nguồn nước dự trữ tưới cho diện tích đất canh tác.
- Xây dựng một số công trình thủy lợi nhỏ và 5 trạm bơm bổ trợđể đảm bảo tưới tiêu chủđộng cho toàn bộ diện tích đất canh tác.
* Giải pháp kỹ thuật canh tác:
Các biện pháp thâm canh cần được áp dụng nhưđưa giống mới vào hệ thống cây trồng, áp dụng bón phân cân đối, hợp lý và xây dựng các công thức luân canh thích hợp với các cây họđậu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 93
Hạn chế tối đa việc mở rộng diện tích và hướng tới xóa bỏ loại hình canh tác nương rẫy trên những diện tích đất dốc. Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý cho vùng đất dốc như xây dựng ruộng bậc thang, các công thức luân canh với cây họ đậu, phát triển mô hình trồng các loại cây ăn quả và mô hình nông - lâm kết hợp cho những vùng diện tích đất đai thích hợp và có khả năng sản xuất tập trung. Trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng trên các đồi núi trọc, các diện tích đất dốc không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp để hạn chế xói mòn đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
* Giải pháp cải thiện, nâng cao độ phì cho đất sản xuất nông nghiệp
Đểđảm bảo cho mục đích sử dụng đất bền vững ở những vùng sản xuất nông nghiệp thì một trong những biện pháp cơ bản cần quan tâm đó là duy trì và cải thiện các chất dinh dưỡng của đất cho cây trồng, đồng thời hạn chế ở mức thấp nhất các
ảnh hưởng xấu của quá trình thâm canh đến chất lượng đất và môi trường.
Qua kết quả tổng kết về mức độ đầu tư phân bón của một số loại cây trồng chính trên địa bàn huyện cho thấy: một số cây trồng như khoai lang, đậu tương, lạc, rau các loại mức đầu tư phân đạm là khá cao nhưng mức bón lân và kali lại chỉđạt ở
mức thấp gây mất cân đối dinh dưỡng, do đó đây cũng có thể là nguyên nhân làm