khai thác sử dụng đất
3.2.6.1. Thuận lợi
Vị trí địa lý và hệ thống giao thông trong huyện thuận lợi là cầu nối với các huyện trong tỉnh và các tỉnh phía Tây Bắc cho phép giao lưu và trao đổi hàng hoá thuận lợi với các vùng lân cận. Lương Sơn có điều kiện thuận lợi trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa.
- Nguồn nguyên vật liệu xây dựng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống (sản xuất xi măng, gạch không khói, ngói…)
- Huyện Lương sơn có nguồn lao động dồi dào, cần cù trong lao động sản xuất.
- Tiềm năng và nội lực của nền kinh tế huyện trong những năm qua ngày càng được tăng cường. Nhiều dự án được đầu tư trên địa bàn, cơ sở hạ tầng kinh tế
- xã hội phát triển ngày càng đồng bộ hơn. Kinh tế của huyện trong những năm qua có sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, giá trị nông nghiệp giảm và giá trị công nghiệp dịch vụ có xu hướng tăng lên. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 được giữ vững và ổn định sẽ tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Những lợi thế trên là tiền đề quan trọng để huyện phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo.
3.2.6.2. Khó khăn, thách thức
- Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh đã ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác
đất sản xuất nông nghiệp ở quy mô tập trung và phát triển giao thông vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng. Để phát triển đòi hỏi phải có đầu tư đáng kể về nguồn vốn và nhân lực.
- Là nơi chuyển tiếp giữa hai vùng khí hậu đồng bằng, miền núi và điểm hội tụ của luồng gió mùa nên hàng năm phải chịu một lượng mưa rất lớn và cường độ
mạnh, mặt khác các sông suối đều dốc, ngắn nên về mùa mưa bão lượng nước chảy mạnh gây nên hiện tượng xói mòn, lũ quét và sạt lở đất. Song về mùa khô lượng mưa không đáng kể, nguồn nước cạn kiệt ở nhiều nơi gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
- Hạ tầng cơ sở kỹ thuật vẫn đang trong tình trạng yếu kém, thiếu đồng bộ
nhất là về giao thông, thủy lợi là một trong những trở ngại cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.
- Nguồn tài nguyên khoáng sản ít, trữ lượng nhỏ, khả năng khai thác ở quy mô lớn hạn chế.
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp nên gây khó khăn cho việc sử dụng lao động trong các ngành nghề phi nông nghiệp (bởi những ngành này đòi hỏi lao động phải có tay nghề qua đào tạo).
- Nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, thương mại, du lịch dịch vụ tuy có bước phát triển nhưng thiếu hướng quy hoạch tổng thể và bền vững, phương thức sản xuất nhìn chung còn lạc hậu, mức sống của đại bộ phận dân cư còn khó khăn, các tiềm năng lợi thế về tài nguyên môi trường chưa được khai thác hợp lý.
- Trình độ dân trí còn thấp, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý chưa đáp
ứng đủ các nhu cầu phát triển, đầu tư không đồng đều nên phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp ở vùng đồi núi hiệu quả không cao.
- Hệ thống các loại hình dịch vụ sản xuất nông nghiệp chưa phát triển mạnh ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52
nông sản của huyện chưa nhiều, trong khi đó số lượng hợp tác xã nông nghiệp lại rải đều ở tất cả các xã, thị trấn nên chưa tạo được một đầu mối tập trung, tin cậy hỗ
trợ người nông dân trong thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.