0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 43 -43 )

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lương Sơn là huyện miền núi thấp của tỉnh Hòa Bình, diện tích tự nhiên tính

đến ngày 01/01/2013 là 37.707,79 ha. Địa giới hành chính huyện Lương Sơn tiếp giáp như sau:

- Phía Đông giáp huyện Chương Mỹ và huyện MỹĐức, thành phố Hà Nội; - Phía Tây giáp huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình;

- Phía Nam giáp huyện Kim Bôi và huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình; - Phía Bắc giáp huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

Lương Sơn nằm trên trục Quốc lộ 6, cách trung tâm thủđô Hà Nội 43 km về

phía Tây Bắc và cách thành phố Hòa Bình 33 km về phía Đông Nam. Lương Sơn là cầu nối giữa các tỉnh Đông Bắc, Bắc bộ và Tây Bắc. Đây là những điều kiện thuận lợi để huyện Lương Sơn phát triển về mọi mặt kinh tế xã hội.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Lương Sơn thuộc địa hình miền núi thấp có độ cao trung bình 251 m so với mặt nước biển, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi Tây Bắc Bắc Bộ. Đặc

điểm nổi bật của địa hình nơi đây là có những dãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi

đá vôi với những hang động, có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo đan xen. Theo

đặc điểm địa hình, lãnh thổ huyện có thể chia thành ba vùng như sau:

- Vùng phía Bắc huyện bao gồm Thị trấn Lương Sơn và các xã Lâm Sơn, Hoà Sơn, Tân Vinh, Nhuận Trạch. Độ cao trung bình so với mặt nước biển của vùng này từ 10 đến 15 m. Trong vùng có nhiều đồi độc lập, thấp, thoải, độ dốc trung bình từ 3 - 80, đã hình thành nhiều nhánh sông, hồ thủy lợi nhỏ và vừa, hình thành các vùng bãi dọc theo sông Bùi.

- Vùng phía Tây Nam huyện gồm: các xã Trường Sơn, Cao Răm, Cư Yên, Hợp Hòa. Độ cao trung bình so với mặt nước biển dao động trong khoảng từ 15 đến 20 m. Vùng này có các đồi núi thấp, xen lẫn là các khu vực bằng phẳng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

- Vùng phía Đông Nam huyện có địa hình là đồi núi cao nằm ở các xã: Thành Lập, Trung Sơn, Liên Sơn, Tiến Sơn, Cao Thắng, Thanh Lương, Tân Thành, Hợp Châu, Long Sơn, Hợp Thanh, Cao Dương. Độ cao trung bình trên 20m so với mặt nước biển, có những thung lũng nhỏ xen lẫn được bao bọc bởi núi.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Lương Sơn nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4

đến tháng 10. Mùa lạnh mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Theo số liệu của trạm thuỷ văn I Hoà Bình nhiệt độ không khí trung bình là 230C. Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện khá cao từ 1176 – 2000 mm, với tổng số ngày nắng trung bình 153 ngày. Số giờ nắng trung bình 1642 giờ/năm.

Độẩm không khí trung bình hàng năm là 84,5%.

Gió hình thành theo hướng Đông Nam vào mùa hè và hướng Đông Bắc vào mùa đông kèm theo mưa phùn, gió rét, sương muối làm ảnh hưởng đến cây trồng và gia súc.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Hệ thống các sông, suối trên địa bàn huyện Lương Sơn thường ngắn và dốc, chính vì vậy mà trong mùa khô thường không có hoặc có rất ít nước, khi có mưa rào diện rộng thì lại dễ gây ra lũ làm rửa trôi, xói mòn đất. Ngoài sông nhỏ là sông Bùi trên địa bàn huyện Lương Sơn còn có 18 con suối, 20 hồ nước phân bố rộng khắp các vùng. Đây là nguồn tài nguyên nước quan trọng có thể cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong huyện.

Tuy nhiên, do điều kiện địa hình và sự phân bố lượng mưa, lưu lượng dòng chảy theo mùa cho nên hiện tượng lũ lụt và hạn hán cục bộ vẫn xảy ra nhưng ở

phạm vi hẹp và không thường xuyên.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 43 -43 )

×