3.5.1.1. Quan điểm xây dựng định hướng
Trong cơ cấu kinh tế đến năm 2020, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ đạo ở địa phương, trong đó giá trị sản xuất của cây lương thực và các loại cây màu vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp. An ninh lương thực luôn
được chú trọng và đảm bảo.
- Khai thác tốt lợi thế về đất đai, khí hậu và trình độ canh tác ở mỗi tiểu vùng, sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ trong và ngoài huyện. Thực hiện đa dạng hoá các loại sản phẩm, phát triển vùng hàng hoá tập trung có quy mô vừa, gắn với cơ sở chế biến và công nghệ sau thu hoạch.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 89
- Mở rộng các hệ thống canh tác và các mô hình sản xuất hợp lý có hiệu quả với quan điểm vừa đa canh vừa chuyên canh. Khai thác tốt các loại sản phẩm có ưu thế của mỗi vùng, tiểu vùng 1: lúa, rau màu, lạc..., tiểu vùng 2: lúa, ngô, đậu..., tiểu vùng 3: rau màu, cây lâu năm,...xác định là những cây trồng chủ lực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở mỗi tiểu vùng.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ngoài hiệu quả về mặt kinh tế, cần chú trọng kết hợp hài hoà về mặt môi trường và xã hội đảm bảo sản xuất nông nghiệp có hiệu quả và bền vững. Trong đó, chú trọng khoanh nuôi và giữ
nguyên diện tích rừng hiện có.
3.5.1.2. Căn cứ xây dựng định hướng
- Căn cứ vào quỹ đất hiện có: diện tích đất nông nghiệp trên toàn huyện - Căn cứ vào phương hướng của Đại hội Đảng bộ huyện Lương Sơn nhiệm kỳ 2010 - 2015: chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, cải tạo mở rộng diện tích đất nông nghiệp, chuyển dần diện tích đất trồng cây sắn, mía sang trồng cây công nghiệp lâu năm (Chè) và cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao. Đến năm 2015, nông - lâm nghiệp chiếm 63% tổng giá trị
sản xuất của huyện, tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm của ngành nông nghiệp: 5,2%.
- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, kinh nghiệm sản xuất của người dân trong canh tác cây lúa, cây màu và cây lâu năm;
- Căn cứ vào thực tế điều tra trên địa bàn ba tiểu vùng và các số liệu phân tích về hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.
3.5.1.3. Định huớng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Trên cơ sở định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng 1, tiểu vùng 2 và tiểu vùng 3, chúng tôi tiến hành tổng hợp số liệu và đưa ra
định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện đến năm 2020 như sau: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Lương Sơn không thay
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 90
năm (Cây ăn quả 165 ha, Cây chè 65 ha), đất lúa 1 vụ chuyển sang đất 2 màu - lúa 15 ha, đất lúa - màu chuyển sang đất 2 màu - lúa 57 ha.
Đến năm 2020, diện tích đất trồng cây hàng năm 4.368,82 ha, chiếm 69,09% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Với lợi thế là loại cây trồng thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, bảo vệ tài nguyên đất, kết hợp với kinh nghiệm sản xuất của người dân, cây hàng năm mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút nhiều lao động. Không những thế giá trị sản xuất của loại cây trồng này còn chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp; đất cây lâu năm diện tích 1.954,96 ha chiếm 30,91 đất sản xuất nông nghiệp.
Để sử dụng hợp lý đất sản xuất nông nghiệp ngoài việc phải quy hoạch, bố trí hợp lý cây trồng theo đất đai và theo cơ cấu mùa vụ còn cần phải đầu tư
thêm các yếu tố đầu vào và nâng cao chất lượng, kỹ thuật sử dụng đầu vào. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa người dân với các nhà khoa học để người dân tiếp cận nhanh nhất với các tiến bộ kỹ thuật mới. Ngoài ra, cần có chính sách phát triển các hợp tác xã dịch vụ tự nguyện, các chính sách hỗ trợ giải quyết
đồng bộ các vấn đề: thị trường, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật và xây dựng thương hiệu cho từng loại sản phẩm; hoàn thiện chính sách đất đai, xây dựng các chính sách hỗ trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân,...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 91
Bảng 3.21. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện
ST T Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Diện tích năm 2014 Diện tích năm 2020 Tăng (+)/ giảm(-)
1 Chuyên lúa Lúa xuân - lúa mùa 1079,6 1079,6
Lúa mùa 189,23 174,23 -15.00
1268,9 1253,86 - 2 2 lúa - màu Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang 220,77 220,77
Lúa xuân - lúa mùa - rau các loại 197,93 197,93 Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông 397,65 397,65
816,35 816,35
3 Lúa - màu Lúa mùa - đậu tương 108,70 108,70
Lúa mùa - lạc 112,72 112,72
Rau xuân - lúa mùa 34,03 24,03 -10,00 Ngô xuân - lúa mùa 253,59 206,59 -47,00
509,04 452,04
4 2 màu - lúa Đậu tương - lúa mùa - khoai lang 40,79 55,79 +15,00 Bí xanh - lúa mùa - rau các loại 62,28 79,28 +17,00 Lạc xuân - lúa mùa - rau các loại 98,61 113,61 +15,00 Ngô - lúa mùa - khoai lang 110,25 122,25 +12,00 Đậu tương - lúa mùa -rau các loại 168,60 181,60 +13,00
480,53 552,53
5
Chuyên rau, màu và cây CN ngắn ngày
Rau các loại - ngô đông 105,74 105,74
Mía 242,45 162,45 -80,00
Sắn 437,23 287,23 -150,00
Ngô xuân - rau các loại 74,83 74,83
Ngô - lạc 212,12 212,12
Lạc xuân - lạc mùa 451,67 451,67
1524,0 1294,04
6 Cây lâu năm Cây ăn quả (hồng bì, mít, nhãn) 984,28 1149,28 +165,00 Cây CN lâu năm (chè) 740,68 805,68 +65,00
1725,0 1954,96
Tổng 6323,78 6323,78
-
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 92