0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2014

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 62 -62 )

Theo số liệu thống kê đất đai tính đến ngày 01/01/2014 của huyện Lương Sơn, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 37.707,79 ha, chiếm 8,18% tổng diện tích tự

nhiên của tỉnh. Hiện trạng sử dụng các loại đất trên địa bàn huyện được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2014 huyện Lương Sơn STT Chỉ tiêu Din tích (ha) Cơ cấu (%) Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6.290,93 100,00 1 Đất lúa nước DLN 3.425,84 54,45

1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 2.624,12 47,71

1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 801,72 12,74

2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 910,64 14,47

2.1 Đất đồng cỏ chăn nuôi COC 32,38 0,51

2.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNC 878,26 13,96

3 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.954,45 31,08

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lương Sơn)

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 6.290,93 ha; chiếm 16,68% tổng diện tích tự nhiên, gồm: (Đất lúa nước là 3.425,94 ha, đất trồng cây hàng năm còn lại là 910,64 ha, đất trồng cây lâu năm 1.954,45 ha, cụ thể:

3.3.1.1. Đất lúa nước (DLN)

Đất lúa nước (DLN): 3.425,84 ha; chiếm 54,45% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện (chuyên trồng lúa 2.624,12 ha, lúa nước còn lại 801,72 ha). Đất lúa nước tập trung nhiều ở các xã: Tân Vinh (217,10 ha), Nhuận Trạch (270,34 ha), Cao Thắng (258,00ha), Cư Yên (236,05 ha). Diện tích đất chuyên trồng lúa nước chiếm chủ yếu (76,60% diện tích đất lúa).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Đất trồng cây hàng năm còn lại: Diện tích đất trồng cây hàng năm còn lại là 910,64 ha, chiếm 14,47% diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là diện tích rau, đậu các loại, khoai, lạc và đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi ...

3.3.1.3 Đất trồng cây lâu năm (CLN)

Đất trồng cây lâu năm: Diện tích đất trồng cây lâu năm là 1.954,45 ha, chiếm 31,08% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tập trung ở các xã như: Cư Yên (277,00 ha), Hòa Sơn (411,96 ha), Thành lập (234,81 ha), thị trấn Lương Sơn (317,92ha).

55% 14%

31%

Đất lúa nước Đất trồng cây hàng năm còn lại Đất trồng cây lâu năm

Hình 3.4: Cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Lương Sơn năm 2014

3.3.2.Thc trng phát trin sn xut nông nghip huyn Lương Sơn

3.3.2.1 Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp

Cơ cấu cây trồng đa dạng và phong phú, bao gồm đất trồng cây lâu năm, lâu năm khác, hàng năm khác, chuyên lúa, lúa khác; mùa vụ, cơ cấu giống có chuyển biến tích cực theo hướng đi sâu vào thâm canh, tăng hệ số sử dụng đất và tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích. Hệ số sử dụng đất năm 2014 đạt 1,25 lần.

a. Nhóm cây ngắn ngày

- Cây lúa: gồm lúa 2 vụ (lúa xuân – lúa mùa) và lúa 1 vụ (lúa mùa).

Diện tích đất trồng lúa 2 vụ là 1.079,63ha, phân bố ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn. Loại hình này thường được bố trí ở các vùng đất có địa hình vàn hoặc vàn thấp, gần các hồđập, khu vực có suối chảy qua, thuận tiện về thủy lợi. Năng suất bình quân đạt từ 50 - 56 tạ/ha. Diện tích lúa tương đối ổn định qua các năm, đảm bảo an ninh lương thực trong vùng và đáp ứng một phần nhu cầu thị trường trong tỉnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

Vụ xuân: thường trồng một số giống lúa ngắn ngày, trong đó có 30% giống lúa lai có chất lượng và năng suất cao, 70% giống lúa thuần địa phương, đưa từ 15- 20% diện tích giống lúa lai IRi352, SH2, T10 vào sản xuất.

Vụ mùa: cơ cấu gồm có 50% diện tích lúa lai và 50% diện tích lúa thuần như: Nhịưu, nếp địa phương... một số hộđưa giống lúa có năng suất và chất lượng vào sản xuất như BC15, T10, Q5,...

Nhìn chung diện tích đất trồng lúa của huyện tập trung chủ yếu ở hai bên bờ

con sông Bùi nên khá màu mỡ, hệ thống thủy lợi cung cấp khá đầy đủ nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất. Nói chung, vùng có tiềm năng phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa nước.

Hình 3.5: Cảnh quan cây lúa trong LUT chuyên lúa xã Tân Vinh

- Chuyên rau, màu và cây CN ngắn ngày:

Nhóm cây chuyên màu được canh tác trên chân đất có địa hình vàn cao, thoát nước tốt, phân bốở các xã, thị trấn phía Bắc và trung tâm của huyện.

+ Cây rau các loại: rau được gieo trồng liên tục quanh năm và thường trồng chủ yếu các loại rau như rau muống, su hào, rau cải, bắp cải, rau thơm, hành, tỏi… tùy theo mùa vụ.

+ Ngô: là loại cây lương thực có yêu cầu về dinh dưỡng khá cao, mặc dù đã

được người dân quan tâm nhưng kỹ thuật chăm bón chưa hợp lý, nên cây ngô vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh trong vai trò là cây lương thực chủ đạo ở vùng trung du miền núi. Các giống thường được sử dụng như ngô Lai CP 888, LVN10, LVN14, ngô nếp trồng để bán bắp và một số giống ngô địa phương. Thời vụ gieo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

trồng tháng 5 - 7, thời gian sinh trưởng từ 90 – 120 ngày, năng suất đạt 43 tạ/ha. + Đỗ tương xuân: thời gian sinh trưởng từ 90 - 110 ngày, thời vụ gieo trồng vào tháng 2 - 3, mặc dù là loại cây có khả năng cốđịnh đạm, song lượng phân bón cho đậu tương lại thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu cho cây. Năng suất đạt mức trung bình thấp dao động từ 17 - 18 tạ/ha.

+ Đỗ tương hè: chủ yếu là các giống D9804, DT12, AK06, AK05

+ Lạc xuân: thời gian sinh trưởng từ 100 - 120 ngày, thời vụ gieo trồng vào tháng 2 - 3, năng suất đạt 32 tạ/ha.

+ Lạc mùa: thời gian sinh trưởng từ 100 - 120 ngày, thời vụ gieo trồng vào tháng 7 - 8, năng suất đạt 26 tạ/ha.

+ Sắn: thường sử dụng giống sắn KM94, KM60, và một số giống sắn địa phương được trồng chủ yếu trên nhóm đất xám và nhóm đất đỏ, chu kỳ sinh trưởng trong vòng một năm, có khả năng chịu lạnh và khô hạn tốt, thời vụ gieo trồng vào tháng 2 - 3, thu hoạch vào cuối năm, tuy nhiên người dân chưa quan tâm đến chăm nhiều bón cho sắn, năng suất thấp, đạt trên dưới 110 tạ/ha.

+ Khoai lang: thường sử dụng giống khoai Hoàng Long, khoai tím, khoai

địa phương.

Hình 3.6: Cảnh quan cây lạc trong LUT chuyên màu xã Trung Sơn

- Lúa - màu:

Với kiểu sử dụng đất Lúa mùa - lạc, lúa mùa – đậu tương, rau xuân - lúa mùa, ngô xuân - lúa mùa. Loại hình sử dụng đất này thường tập trung ở vùng có địa hình cao, vàn cao có thành phần cơ giới nhẹ, một số diện tích khó khăn về nước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

tưới nhưng lại tiêu thoát nước tốt. Đây cũng là loại hình sử dụng đất truyền thống tuy năng suất không cao nhưng góp phần vào việc hạn chế diện tích đất bỏ hoang. b. Nhóm cây dài ngày

- Cây ăn quả: Các loại cây ăn quả phổ biến đem lại hiệu quả kinh tế là cây Hồng bì, mít, quýt, vải, nhãn. Người dân đã biết tận dụng địa hình đồi gò để trồng các loại cây trồng này. Năng suất vải dao động từ 74 - 75 tạ/ha, nhãn từ 59 - 61 tạ/ha, quýt năng suất dao động từ 37 - 38 tạ/ha. Hiện nay các loại cây ăn quả phân bốở hầu hết các loại đất của huyện, chủ yếu là của các hộ gia đình, cá nhân theo mô hình trang trại. Ngoài ra, cây ăn quả còn được tận dụng trồng trong vườn tạp với đa dạng các loại cây như: hồng bì, na, chuối, xoài... nhưng năng suất không đáng kể, chỉ phục vụ cho nhu cầu của gia đình.

Hình 3.7: Cảnh quan cây nhãn trong LUT cây lâu năm xã Tân Thành

- Cây công nghiệp dài ngày: Cây công nghiệp chính được trồng ở vùng là cây chè. Trong những năm qua, cây chè cũng đang được phát triển mạnh và được xem là cây công nghiệp thế mạnh bởi chè nơi đây cho năng suất và chất lượng cao,

đang có uy tín trên thị trường.

Cây chè đòi hỏi đất có độ dày tầng mặt lớn (trên 1 mét), tiêu thoát nước tốt và chua. Cây chè thích hợp với đất chua đến chua vừa. Chè là cây không kén đất, không tranh chấp đất với cây lương thực, chịu được hạn hán và không mất trắng với những bất thuận của thời tiết. Trong quá trình điều tra, khảo sát cho thấy cây chè khá thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. Tại vùng, cây chè được trồng tập trung ở các xã: Hòa Sơn, Trung Sơn, Tân Thành, Cao Dương, Cao Thắng, Hợp Thanh, Thị trấn Lương Sơn,... Năm 2014, diện tích trồng chè đạt 798,68ha, chủ yếu là giống chè trung du và giống LDP1, LDP2, chè Bát Tiên... năng suất chè búp tươi dao động trên dưới 70 tạ/ha (chè ở thời kỳ kinh doanh).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

Hình 3.8: Cảnh quan cây chè trong LUT cây lâu năm xã Long Sơn

3.3.2.2 Hiện trạng các kiểu sử dụng đất của huyện Lương Sơn a. Đặc điểm chính của ba tiểu vùng Bảng 3.3: Diện tích, cơ cấu đất đai của ba tiểu vùng STT Đơn vị hành chính Diện tích (ha) DT đất SXNN Tỷ lệ (%) 1 Tiu vùng 1 10.503,57 2.009,28 100,00 1.1 Thị trấn Lương Sơn 1.726,87 544,80 27,11 1.2 Lâm Sơn 3.570,95 101,17 5,03 1.3 Hoà Sơn 2.378,89 660,63 32,88 1.4 Tân Vinh 1.927,98 333,66 16,61 1.5 Nhuận Trạch 898,88 369,02 18,37 2 Tiu vùng 2 8.792,43 1.090,83 100,00 2.1 Trường Sơn 3.060,79 98,14 9,0 2.2 Cao Răm 3.401,94 221,79 20,33 2.3 Cư Yên 1.360,74 538,39 49,35 2.4 Hợp Hòa 968,96 232,51 21,32 3 Tiu vùng 3 18.411,79 3.223,73 100,00 3.1 Thành Lập 1.187,78 376,80 11,70 3.2 Trung Sơn 1.276,96 403,33 12,51 3.3 Liên Sơn 1.851,13 190,49 5,91 3.4 Tiến Sơn 2.729,71 197,55 6,13 3.5 Cao Thắng 789,63 296,53 9,20 3.6 Thanh Lương 774,64 230,35 7,14 3.7 Tân Thành 2.700,20 567,98 17,62 3.8 Hợp Châu 1.613,41 250,29 7,76 3.9 Long Sơn 1.746,81 187,70 5,82 3.10 Hợp Thanh 1.713,85 290,38 9,00 3.11 Cao Dương 2.027,67 232,33 7,21

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60

- Tiểu vùng 1: nằm phía Bắc huyện có diện tích 10.503,57 ha, chiếm 27,86% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. Bao gồm thị trấn Lương Sơn và các xã Lâm Sơn, Hoà Sơn, Tân Vinh và Nhuận Trạch. Độ cao trung bình so với mặt nước biển của vùng này từ 10 đến 15 m. Trong vùng có nhiều đồi độc lập, thấp, thoải, độ dốc trung bình từ 3 - 80, đã hình thành nhiều nhánh sông, hồ thủy lợi nhỏ và vừa, hình thành các vùng bãi dọc theo sông Bùi. Đây là vùng đất phù sa tương đối màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, trong tương lai tập trung đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, chú trọng vào phát triển cây lúa, cây lạc, đậu tương, rau, màu, đậu

đỗ, hoa, đưa năng suất cây trồng lên cao nhằm ổn định lương thực chung cho toàn huyện. Về chăn nuôi, phát triển mạnh lợn, gia cầm và bò thịt.

- Tiểu vùng 2 nằm phía Tây Nam huyện, có diện tích tự nhiên 8.792,43 ha trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 1,090,83 ha chiếm 12,41% diện tích đất tự nhiên, gồm các xã Trường Sơn, Cao Răm, Cư Yên, Hợp Hòa. Độ cao trung bình so với mặt nước biển dao động trong khoảng từ 15 đến 20 m. Tiểu vùng này có các

đồi núi thấp, xen lẫn là các khu vực bằng phẳng, đây thuộc vùng sâu của huyện, hệ

thống giao thông không thuận lợi. Đây là vùng đất có tầng đất canh tác thấp, do đó vùng này chỉ phù hợp cho việc sản xuất cây lương thực trên diện tích đất bằng, trồng lạc, cây ăn quả trên diện tích đất đồi gò, phát triển chăn nuôi trâu bò, lợn, gia cầm chăn nuôi theo hình thức trang trại.

- Tiểu vùng 3 nằm phía Đông Nam huyện có địa hình là đồi núi cao, gồm các xã: Thành Lập, Trung Sơn, Liên Sơn, Tiến Sơn, Cao Thắng, Thanh Lương, Tân Thành, Hợp Châu, Long Sơn, Hợp Thanh, Cao Dương. Độ cao trung bình trên 20m so với mặt nước biển, có những thung lũng nhỏ xen lẫn được bao bọc bởi núi. Tiểu vùng này có địa hình cao, nhiều núi đá vôi, núi đất xen kẽ hang động nhũ đá chạy dài men theo các xã.

b. Hiện trạng các kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Lương Sơn

Hiện trạng các loại hình sử dụng đất được thu thập trên cơ những tài liệu cơ

bản của huyện, kết quả điều tra trực tiếp nông hộ và được thể hiện trong các bảng 3.4, bảng 3.5, bảng 3.6.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 * Tiểu vùng 1 Bảng 3.4: Loại hình sử dụng đất tiểu vùng 1 LUTs Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích 2.009,3 100,00 I. Chuyên lúa 543,52 27,05

1. Lúa xuân - lúa mùa 543,52 27,05

II. 2 lúa - màu 355,87 17,71

2. Lúa xuân - lúa mùa - rau các loại 197,93 9,85 3. Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang 157,94 7,86

III. Lúa - màu 221,42 11,02

4. Lúa mùa - đậu tương 108,7 5,41

5. Lúa mùa - lạc 112,72 5,61

IV. 2 màu - lúa 103,08 5,13

6. Đậu tương - lúa mùa - khoai lang 40,79 2,03 7. Bí xanh - lúa mùa - rau các loại 62,28 3,10 V. Chuyên rau, màu và cây CN ngắn ngày 336,3 16,73

8. Rau các loại - ngô đông 105,74 5,26

9. Mía 41,83 2,08

10. Sắn 70,12 3,49

11. Lạc xuân - lạc mùa 118,61 5,90

VI. Cây lâu năm 449,11 22,35

12. Cây ăn quả (Hồng bì, mít, nhãn,…) 242,76 12,08

13. Cây CN lâu năm (Chè) 206,35 10,27

Ở tiểu vùng 1 có 6 loại hình sử dụng đất và 13 kiểu sử dụng đất. Trong đó, loại hình sử dụng đất chuyên lúa có diện tích lớn nhất với 543.52 ha chiếm 27,05% tổng diện tích các loại hình sử dụng đất. Loại hình sử dụng đất có diện tích nhỏ nhất là loại hình sử dụng đất hai màu - một lúa với 103,08 ha chiếm 5,13% tổng diện tích các loại hình sử dụng đất. Một số kiểu sử dụng đất điển hình và có diện tích lớn như: Kiểu sử dụng đất lúa xuân - lúa mùa với diện tích 543,52 ha, kiểu sử dụng đất cây ăn quả với 242,76 ha, kiểu sử dụng đất cây công nghiệp lâu năm với diện tích 206,35 ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 * Tiểu vùng 2 Bảng 3.5: Loại hình sử dụng đất tiểu vùng 2 LUTs Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích 1909,8 100,00 I. Chuyên lúa 166,35 15,25

1. Lúa xuân - lúa mùa 166,35 15,25

II. 2 lúa - màu 110,39 10,12

2. Lúa xuân - lúa mùa - ngô 47,56 4,36

3. Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang 62,83 5,76

III. Lúa - màu 69,70 6,39

4. Rau xuân - lúa mùa 34,03 3,12

5. Ngô xuân - lúa mùa 35,67 3,27

IV. 2 màu - lúa 98,61 9.04

6. Lạc xuân - lúa mùa - rau các loại 98,61 9.04 V. Chuyên rau, màu và cây CN ngắn ngày 254,16 23,30

7. Lạc xuân - lạc mùa 90,32 8,28

8. Sắn 53,12 4,87

9. Mía 35,89 3,29

10. Ngô xuân - rau các loại 74,83 6,86

VI. Cây lâu năm 391,59 35,90

11. Cây ăn quả (Hồng bì, mít, nhãn,…) 250,23 22,94

12. Cây CN lâu năm (Chè) 141,36 12,96

Ở tiểu vùng 2 có 6 loại hình sử dụng đất và 12 kiểu sử dụng đất. Trong đó, loại hình sử dụng đất cây lâu năm có diện tích lớn nhất với 391,59 ha chiếm 35,90% tổng diện tích các loại hình sử dụng đất. Loại hình sử dụng đất có diện tích nhỏ nhất là loại hình sử dụng đất một lúa - một màu với 69,70 ha chiếm 6,39% tổng diện tích

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 62 -62 )

×