0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đánh giá hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 92 -92 )

Hiện nay, tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều chiều hướng khác nhau. Đối với sản xuất nông nghiệp, cây trồng được phát triển tốt khi phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất và đặc tính, chất lượng của đất. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất dưới sự hoạt động, quản lý của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.

Lương Sơn thuộc huyện miền núi, có địa hình khá phức tạp tạo nên những

điều kiện sử dụng đất khác nhau. Quá trình sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp sẽ có những tác động về môi trường đặc biệt là thoái hóa đất chủ yếu như: xói mòn, giảm độ phì nhiêu hoặc ô nhiễm môi trường đất do quá trình canh tác. Trong 5.364,68 ha đất tầng mỏng ở vùng đồi núi mới chỉ có 1.954,45 ha đất được

đưa vào sử dụng, với các kiểu sử dụng đất như Cây ăn quả, Cây công nghiệp dài ngày sẽ góp phần bảo vệđất. Tuy nhiên diện tích đất chưa sử dụng còn 4.759,96 ha

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83

hình sử dụng đất được xem xét trên cơ sởđánh giá định tính các chỉ tiêu về mức sử

dụng phân bón, mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và độ che phủđất.

a. Về mức sử dụng phân bón

Bảng 3.16. Lượng phân bón cho các loại cây trồng chính

Cây trồng

Kết quảđiều tra nông hộ Theo tiêu chuẩn(*) Mức bón (kg/ha/vụ) Mức bón (kg/ha/vụ) N P2O5 K2O N P2O5 K2O Lúa xuân 132,15 97,85 66,85 120-130 80-90 30-60 Lúa mùa 106,25 74,50 31,50 80 -100 50-60 0-30 Khoai lang 95,50 66,50 95,00 50-60 40-50 60-90 Đậu tương 50,15 35,00 25,00 20 40-60 40-60 Ngô xuân 155,20 93,00 93,00 150-180 70-90 80-100 Ngô đông 157,00 94,20 102,05 150-180 70-90 80-100 Lạc 35,00 24,50 33,25 20-30 60-90 30-60 Bí xanh 169,00 335,20 219,20 230-250 400 170 Rau các loại 135,00 22,00 87,20 121 32 106 Mía 115,00 90,00 120,00 200-220 150-160 200-220

(*): Đường Hồng Dật, 2008, Kỹ thuật bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng

Nhìn chung, mức độ bón phân cho các cây trồng chưa phù hợp với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý. Một số cây trồng bón quá nhiều đạm nhưng ít lân và kali như cây khoai lang, đậu tương, lạc, rau. Cây đậu tương có lượng

đạm bón gấp 2,5 lần nhưng lượng lân chỉ bằng 0,7 lần và lượng kali chỉ bằng 0,5 lần so với tiêu chuẩn. Cây bí xanh lại bón ít đạm (bằng 0,7 lần tiêu chuẩn), nhiều kali (bằng 0,3 lần tiêu chuẩn). Trong các loại cây trồng của huyện chỉ có cây lúa và cây ngô là có lượng phân bón phù hợp với tiêu chuẩn. Vì vậy, đểđáp

ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững thì cần phải có hướng dẫn cụ thể về tỷ lệ phân bón N:P:K cân đối cho từng cây trồng để đồng thời nâng cao năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84

b. Về mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Bảng 3.17. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một số cây trồng

Cây trồng Tên thuc Thdc tng ế s Tiêu chucho phép(*)n So sánh thực tế

và tiêu chuẩn Cây lúa Padan 95SP 0,12 kg/ha 0,08 kg/ha +0,04 kg/ha

Aloha 25WP 0,32 kg/ha 0,30 kg/ha +0,02 kg/ha Southsher 10EC 0,25 lít/ha 0,2 lít/ha +0,05 lít/ha

Applaud 10WP 0,70 kg/ha 0,70 kg/ha 0 Padan 95SP 0,09 kg/ha 0,08 kg/ha +0,01 kg/ha Cây ngô Aloha 25WP 0,10 kg/ha 0,4-0,8 lít/ha +0,02 kg/ha

Match 0,76 lít/ha 0,08 kg/ha 0 Padan 95SP 0,11 kg/ha 0,7 lít/ha +0,03 kg/ha

Mancozeb 0,90 lít/ha 0,08 kg/ha +0,2 lít/ha

Đậu tương, lạc Aloha 25WP 0,08 kg/ha 0,08 kg/ha 0 Padan 95SP 0,07 kg/ha 1 kg/ha - 0,01 kg/ha Aliette 80WP 1,05 kg/ha 0,1-0,2 lít/ha +0,05 kg/ha Tiltsuper 300 ND 0,19 lít/ha 0,4-0,6 lít/ha 0 Rau các loại Regent 5 SC 0,70 lít/ha 1,5-3 lít/ha +0,1 lít/ha

Oncol 20 EC 3,10 lít/ha 0,5 lít/ha +0,1 lít/ha Abatin 1.8EC 0,6 lít/ha 0,4-0,8 lít/ha +0,1 lít/ha Vitashield 40EC 0,78 lít/ha 0,9-1,2 kg/ha 0 Cây ăn quả Bitox 40 EC 1,25 kg/ha 0,9-1,0 kg/ha +0,05 kg/ha

Sherpa 25 EC 1,10 kg/ha 0,8-1,0 kg/ha + 0,1 kg/ha Gragon 585 EC 0,95 kg/ha 0,44 lít/ha 0 Bí xanh Confidor 100SL 0,50 lít/ha 0,7 lít/ha +0,06 lít/ha

(*) Theo tiêu chuẩn liều lượng thuốc sử dụng theo quy định của nhà sản xuất

Qua bảng 3.17 cho thấy, nhiều chủng loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích ra hoa, đậu quả đang được sử dụng trên địa bàn huyện. Đa số các loại thuốc được sử dụng theo đúng chủng loại, nằm trong danh mục thuốc được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85

sử dụng và có xuất xứ rõ ràng.

Tuy nhiên, liều lượng dùng của hầu hết các loại thuốc đều vượt mức tiêu chuẩn cho phép theo chỉ dẫn trên bao bì. Cụ thể như Padan 95SP sử dụng cho lúa vượt 50%, sử dụng cho ngô vượt 39% so với tiêu chuẩn. Mancozeb sử dụng cho ngô vượt 29%, Aloha sử dụng cho ngô vượt 25% so với tiêu chuẩn. Regen 5SC và Abatin 1.8EC sử dụng cho rau vượt 20% so với tiêu chuẩn. Sherps 25EC sử dụng cho cây ăn quả vượt 10%; Confidor 100SL sử dụng cho bí xanh vượt 8,5% so với tiêu chuẩn.

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá tiêu chuẩn cho phép về lâu dài có thể

dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe của người dân.

c. Về độ che phủđất

Nhìn chung các cây trồng ngắn ngày với kiểu sử dụng đất 2 vụ/ năm và cây lâu năm sau thời kỳ kiến thiết cơ bản có thể đạt độ che phủ đất đạt > 75%. Việc bố trí trồng các băng dải cây xanh theo đường đồng mức và cây lâu năm bảo vệ quanh sườn đồi cũng tạo ra hiệu quả làm giảm xói mòn, rửa trôi đất.

Theo Nguyễn Đình Mạnh (2007), với điều kiện nhiệt đới ẩm, gió mùa ở

Việt Nam, lượng đất bị xói mòn khi không có thảm thực vật che phủ là 150-200 và thậm chí 300 tấn/ha/năm. Ngay cả đất canh tác cây hàng năm như ngô, sắn,

đậu… cũng mất 50-200 tấn/ha/năm. Đất trồng cây công nghiệp (cà phê, cao su, chè) mất từ 10-15 tấn/ha/năm. Đất rừng trồng, rừng tự nhiên mất từ 8-10 tấn/ha/năm.

- Phân cấp mức độ và đánh giá hiệu quả che phủ đất của các loại hình sử dụng

đất được trình bày trong bảng 3.18:

Bảng 3.18 Phân cấp mức độđánh giá hiệu quả che phủđất

Mức Ký hiệu Độ che phủ (%)

Cao C >70

Trung bình TB 50 - 70

Thấp T < 40

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 86

- Căn cứ vào mức độđánh giá hiệu quả che phủđất từ bảng 3.18 chúng tôi đánh giá

độ che phủđất trên địa bàn huyện Lương Sơn của các LUT cây trồng qua bảng 3.19:

Bảng 3.19: Hiệu quả che phủđất của các loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất Độ che ph Loại hình sử dụng đất Độ che ph (%) Mức đánh giá Lúa 2 vụ 70 TB Lúa 1 vụ 40 T Ngô 75 C

Ngô xen đậu tương 75-80 C

Mía, sắn 40-50 T

Nhóm cây 3 vụ (2 lúa-màu và 2 màu-lúa) 70 - 75 C

Cây lâu năm thời kỳ KTCB 40 T

Cây lâu năm thời kỳ khép tán 80 C

Qua bảng 3.19 ta thấy: loại hình sử dụng đất như lúa 1 vụ và cây lâu năm thời kỳ kiến thiết cho mật độ che phủ thấp, chỉ đạt 40 %, không đảm bảo về độ

che phủ đất. Chính vì vậy, để tăng mức che phủ trên đất cũng như giảm xói mòn đất trồng cây lâu năm thời kỳ kiến thiết, người dân cần tăng cường thâm canh tăng vụ và luân canh với cây họ đậu kết hợp trồng xen vừa đảm bảo độ

che phủ, vừa đảm bảo dinh dưỡng cho đất, lại cho thu nhập trong thời gian cây lâu năm chưa cho kinh doanh.

Cũng trên cơ sở số liệu thu thập được từ các cơ quan chuyên môn ở địa phương và thực tếđiều tra nhóm cây 3 vụ (2 lúa - màu và 2 màu - lúa), ngô, ngô xen

đậu tương và cây lâu năm thời kỳ khép tán có khả năng phân tán lá rộng nên có độ

che phủ đất tốt. Song song với độ che phủ đất cao, canh tác theo băng, dải cây lâu năm cũng đã giảm lượng nước chảy tràn bề mặt nên góp phần đã hạn chế xói mòn

đất trong thời gian mưa dầm vào mùa mưa. Mặt khác, các kiểu sử dụng đất này còn có tác dụng điều hòa tiểu khí hậu, giữẩm vào mùa khô.

Từ kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, chúng tôi tiến hành đánh giá tổng hợp hiệu quả các kiểu sử dụng đất. Kết quả được thể hiện ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 87

Bảng 3.20. Tổng hợp hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lương Sơn

Loại hình sử dụng đất (LUT) Kiểu sử dụng đất Hiquu KT Hiệu quả XH Hiệu quả MT Đánh giá Tiểu vùng 1

Chuyên lúa 1. Lúa xuân - lúa mùa C TB C C

2 lúa - màu 2. Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang C C C C 3. Lúa xuân - lúa mùa - rau các loại C C TB C Lúa - màu 4. Lúa mùa - đậu tương TB TB C TB

5. Lúa mùa - lạc TB TB C TB

2 màu - lúa 6. 7. Bí xanh - lúa mùa - rau các loĐậu tương - lúa mùa - khoai lang i C C C C TB C C C Chuyên rau

màu và cây CN ngắn ngày

8. Rau các loại - ngô đông C TB T TB

9. Mía T T TB T

10. Sắn T T TB T

11. Lạc xuân - lạc mùa C TB C C

Cây lâu năm 12. Cây ăn qu (Hng bì, mít, nhãn...) T TB C TB

13. Cây CN lâu năm (Chè,…) T TB C TB

Tiểu vùng 2

Chuyên lúa 1. Lúa xuân - lúa mùa C TB C C

2 lúa - màu 2. Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông C C TB C 3. Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang C C C C

Lúa - màu 4. Rau xuân - lúa mùa C TB T TB

5. Ngô xuân - lúa mùa C TB T TB

2 màu - lúa 6. Lạc xuân - lúa mùa - rau các loại C C TB C Chuyên rau, màu và cây CN ngắn ngày 7. Lạc xuân - lạc mùa C C C C 8. Sắn T T TB T 9. Mía T T TB T

10. Ngô xuân - rau các loại C C T C

Cây lâu năm 11.Cây ăn qu (Hng bì, mít, nhãn,…) T TB C TB

12. Cây CN lâu năm (Chè) T TB C TB

Tiểu vùng 3

Chuyên lúa 1. Lúa xuân - lúa mùa TB TB C TB

2. Lúa mùa T T TB T

2 lúa - màu 3. Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông C TB C C

Lúa - màu 4. Ngô xuân - lúa mùa C T TB TB

2 màu - lúa 5. Ngô - lúa mùa - khoai lang C C C C 6. Đậu tương - lúa mùa - rau các loại C C C C Chuyên rau, màu và cây CN ngắn ngày 7. Ngô - lạc C C TB C 8. Mía T T TB T 9. Sắn T T TB T 10. Lạc xuân - lạc mùa C C C C

Cây lâu năm 11. Cây ăn qu (Hng bì, mít, quýt ...) T TB C TB

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 88

Từ kết quả đánh giá tổng hợp về hiệu quả các LUT nêu trên cho thấy nhìn chung ở huyện Lương Sơn có hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở

mức trung bình. Trong toàn huyện có hai LUT có hiệu quả và triển vọng phát triển cao là LUT 2 lúa - màu và LUT 2 màu - lúa.

Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng tiểu vùng để lựa chọn LUT và kiểu sử dụng đất có triển vọng, cụ thể với từng tiểu vùng như:

+ Tiểu vùng 1: có LUT chuyên lúa và chuyên rau, màu và cây CN ngắn ngày (kiểu sử dụng đất Lạc xuân - lạc mùa) cũng có hiệu quả và tính bền vững cao, đặc biệt là kiểu sử dụng đất Lúa xuân - lúa mùa, Lạc xuân - lạc mùa.

+ Tiểu vùng 2: các loại hình sử dụng đất có kiểu sử dụng đất khả năng lựa chọn cao như: LUT chuyên lúa, LUT 2 màu - lúa, LUT 2 lúa - màu, LUT chuyên rau, màu và cây CN ngắn ngày (Lạc xuân - lạc mùa, Ngô xuân - rau các loại) và LUT cây lâu năm.

+ Tiểu vùng 3: các loại hình sử dụng đất có kiểu sử dụng đất khả năng lựa chọn cao như: LUT 2 lúa - màu, LUT 2 màu - lúa và LUT cây lâu năm.

3.5. Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Lương Sơn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 92 -92 )

×