Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 84)

II. Kiến nghị

3.11.Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính

STT LUT Kiểu sử dụng đất GTSX (Triệu đồng/ha) Mức CPTG (Triệu đồng/ha) Mức GTGT (Triệu đồng/ha) Mức Đgiá ánh

1 Chuyên lúa Lúa xuân - lúa mùa 71,20 C 49,17 TB 22,03 TB TB Lúa mùa 33,25 T 23,15 T 10,10 T T 2 2 lúa - 1 màu Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang 112,65 C 83,40 C 39,25 C C Lúa xuân - lúa mùa - rau các loại 112,40 C 79,70 C 32.70 TB TB Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông 114,30 C 81,10 C 33,20 TB TB 3 1 lúa - 1 màu Lúa mùa - đậu tương 57,285 TB 26,58 T 30,705 TB TB

Lúa mùa - lạc 68,535 TB 23,715 T 44,82 C C Rau xuân - lúa mùa 75,85 C 56,20 C 19,65 T T Ngô xuân - lúa mùa 77,88 C 51,43 C 26,45 TB TB 4 2 màu - 1 lúa Đậu tương - lúa mùa - khoai lang 110,015 C 68,87 C 41,28 C C

Bí xanh - lúa mùa - rau các loại 118,90 C 48,585 TB 70,315 C C Lạc xuân - lúa mùa - rau các loại 118,60 C 83,50 C 35,10 C C Ngô - lúa mùa - khoai lang 107,60 C 64,55 C 43,50 C C

Đậu tương - lúa mùa - rau các loại 118,55 C 89,60 C 28,95 TB TB 5 Chuyên rau, màu và cây CN ngắn ngày Rau các loại - ngô đông 78,80 C 57,50 C 21,30 T T

Ngô xuân - rau các loại 116,30 C 54,80 C 61,50 C C Ngô - lạc 72,60 C 41,26 TB 31,34 TB TB Lạc xuân - lạc mùa 94,55 C 51,38 C 43,15 C C Mía 43,95 T 35,78 TB 8,17 T T Sắn 35,28 T 27,38 T 9,23 T T 6 Cây lâu năm Cây ăn quả (Hồng bì, mít, nhãn,...) 29,88 T 7,27 T 22,62 TB TB

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75

Kết quả bảng 3.11 cho thấy:

Các loại hình sử dụng đất lúa kết hợp với màu cho hiệu quả kinh tế cao, điển hình như LUT 2 màu - 1 lúa cho GTSX, GTGT bình quân lần lượt là 114,73 triệu

đồng và 43,83 triệu đồng, LUT 2 lúa - 1 màu cho GTSX, GTGT bình quân lần lượt là 116,45 triệu đồng và 35,05 triệu đồng. Đây là những loại hình sử dụng đất phù hợp với điều kiện vềđất đai, khí hậu và trình độ thâm canh của địa phương.

Đối với loại hình sử dụng đất chuyên lúa thì GTSX, CPTG đều ở mức trung bình (GTSX: 52,23 triệu đồng, CPTG: 36,16 triệu đồng) trong khi đầu tư công lao

động lại khá cao nên hiệu quả kinh tế của loại hình sử dụng đất này lại ở mức thấp, nhưng lại là LUT có hiệu quả “kép” ngoài hiệu quả về mặt kinh tế thì LUT chuyên lúa luôn có sẵn nước nên có tác dụng giảm được dư lượng chất hóa học trong đất

đồng thời đảm bảo an ninh lương thực.

Loại hình sử dụng đất chuyên rau, màu và cây CN ngắn ngày cho hiệu quả kinh tếở mức trung bình. Trong LUT này chỉ có kiểu sử dụng đất Ngô xuân - rau các loại có GTSX, GTGT ở mức cao (GTSX: 116,30 triệu đồng, CPTG: 61,50 triệu đồng).

Đối với loại hình sử dụng đất cây lâu năm gồm kiểu sử dụng đất Cây ăn quả

và Cây công nghiệp lâu năm. Đối với kiểu sử dụng đất Cây ăn quả thì thì GTGT chỉ đạt ở mức trung bình (22,62 triệu đồng) nên chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế

cao, nguyên nhân chủ yếu là các hộ trồng cây ăn quả ở đất vườn trong khuôn viên nhà ở và chưa tập trung đầu tư nhiều vào kiểu sử dụng đất này. Đối với kiểu sử dụng

đất Cây công nghiệp lâu năm với kiểu sử dụng đất phổ biến nhất là cây Chè, tuy chỉ đạt GTGT ở mức trung bình (24,93 triệu đồng) nhưng trong những năm tới, việc áp dụng những tiến bộ về giống và kỹ thuật chế biến sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế.

Xét điều kiện phát triển sản xuất của huyện, ta thấy:

- Việc mở rộng diện tích trồng cây rau màu, cây lương thực là rất hạn chế do sự phân cách địa hình và đặc điểm tự nhiên. Quy mô diện tích này nhỏ không có sự

tập trung. Một số cây trồng chiếm ưu thế và có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề an ninh lương thực, bình ổn xã hội như: Lúa, ngô, khoai, và một số cây rau màu. Chủ

yếu phát triển tại tiểu vùng 1 và tiểu vùng 2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76

tích đất đồi núi thấp (phát triển chăn nuôi, trồng cây ăn quả, và một số cây trồng khác). Tập trung tại tiểu vùng 3.

- Phát triển diện tích trồng cây ăn quả, các cây lâu năm khác trên diện tích

đất đồi núi.

- Việc phát triển hệ thống cây trồng và phương thức sản xuất phải phù hợp với điều kiện canh tác trên đất dốc. Việc phát triển gắn liền với bảo vệ môi trường hạn chế việc xói mòn đất và phát triển bền vững.

3.4.2 Hiu qu xã hi

Chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả xã hội là những chỉ tiêu không dễ dàng định lượng được. Do đó trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chỉđánh giá

định tính theo phương pháp so sánh ở một số tiêu chỉ sau:

- Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất bình quân trên toàn huyện;

- Mức độ chấp nhận của người dân đối với các LUT cây trồng: thể hiện ở

mức độđầu tư, ý định chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong tương lai của hộ;

- Khả năng thu hút lao động giải quyết việc làm cho nông dân tính bằng số

công lao động cho LUT trên 1 năm.

Theo khuyến cáo của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lương Sơn cũng như qua kết quả điều tra nông hộ chúng tôi tiến hành phân cấp mức độđánh giá hiệu quả xã hội theo bảng sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình (Trang 84)