3.1.2.1. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, toàn huyện Lương Sơn có 11 loại đất chính bao gồm:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
- Đất phù sa được bồi của sông Bùi chiếm 3,54% diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới cát pha hoặc thịt nhẹ, cấu trúc viên nhỏ xốp. Đất có phản ứng ít chua, hàm lượng đạm tổng số trung bình, lân tổng số khá, kali tổng số trung bình, các chất dễ tiêu nghèo. Đây là loại đất tốt nhất trong huyện, thực tế trên loại đất này đã có nhiều công thức luân canh như: 2 lúa, 2 lúa + 1 màu, 1 lúa + 1 màu... đều phù hợp.
- Đất phù sa ngòi suối chiếm 1,38% diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ
giới thịt nhẹ hoặc cát pha, cấu trúc viên nhỏ, xốp. Hàm lượng chất: mùn, đạm, lân, kali trong đất thấp. Đất có tầng canh tác rất dày phù hợp với trồng lúa và trồng màu. - Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chiếm 3,85% diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, trung bình hoặc năng. Trong đất có nhiều chất lẫn như: Các mảnh đá nhỏ, đạm tổng số từ trung bình đến giàu, lân tổng số thấp, kali tổng số
trung bình. Loại đất này do nguồn gốc hình thành ở những nơi ven đồi thấp, trung bình nên chỉ có khả năng trồng lúa được 1 - 2 vụ.
- Đất đỏ vàng trên đá sét chiếm 49,7% diện tích tự nhiên của huyện. Loại đất này có thành phần cơ giới thịt trung bình hoặc nặng, khả năng giữ nước tốt. Sự phân bố địa hình loại đất này rất phức tạp, có nhiều cấp độ dốc khác nhau, từ cấp I đến cấp IV và độ dày của đất cũng diễn biến từ cấp I đến cấp IV. Đất thường có phản
ứng rất chua, hàm lượng mùn từ nghèo đến trung bình, có khả năng thích hợp với việc trồng cây lương thực như: Ngô, sắn; cây công nghiệp: Chè.
- Đất nâu đỏ trên núi đá vôi chiếm 2,98% diện tích tự nhiên của huyện. Đất có thành phần cơ giới trung bình hoặc nặng, độ pH của đất ở mức trung bình hoặc kiềm yếu (pHkcl≥ 7), loại đất này cũng có nhiều cấp độ dốc và nhiều tầng dày khác nhau (từ cấp I đến cấp IV), hầu hết đã được đưa vào sử dụng triệt để, chủ yếu là trồng các loại cây lương thực như: Sắn, khoai, ngô, đậu…
- Đất vàng nhạt trên đá cát chiếm 14,8% diện tích tự nhiên của huyện. Đất có thanh phần cơ giới cát hoặc cát pha thịt nhẹ, độ ẩm trong đất thấp, tầng đất mỏng, mức độ kết von cao, lượng sắt trong đất thấp, kết cấu của đất kém bền vững khi ngâm nước. Đất này có phản ứng rất chua hoặc chua (pHkcl : 3,6 – 4,8), hàm lượng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
mùn thấp hoặc trung bình (1,1% - 3%). Loại đất này có thể trồng rừng, trồng các loại cây như: Sắn, ngô, khoai.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ chiếm 7,86% diện tích tự nhiên của huyện.
Được hình thành ở các độ cao khác nhau (từ cấp I đến cấp VII). Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc trung bình, cấu trúc hạt nhỏ, tầng trên xốp, tầng dưới chặt có kết von ở các mức độ khác nhau, loại đất này cũng có phản ứng chua hoặc rất chua và nghèo mùn.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa chiếm 11,5% diện tích tự nhiên của huyện. Thành phần cơ giới của đất từ thịt nhẹđến nặng. Độ chua của đất cũng rất đa dạng, từ rất chua đến ít chua (pHkcl: 5,8 – 6,6), tỷ lệ mùn nghèo đến trung bình, độ
chua thủy phân và nhôm di động thấp. Loại đất này ngoài khả năng thích hợp với trồng lúa có thể trồng các loại cây trồng hàng năm khác như: Đậu, lạc…
- Đất trên sản phẩm đá vôi chiếm 2,05% diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới trung bình hoặc nặng, cấu trúc viên chặt đến rất chặt, tỷ lệ kết von rất cao, kết von chủ yếu ở dạng hạt đậm, chếđộ nước không đảm bảo. Đất ít chua hoặc trung bình, hàm lượng các chất: Đạm (0,007 – 0,003), lân (0,038 – 0,085), kali (0,27 – 0,79)… Loại đất này ngoài khả năng cấy lúa còn có thể trồng được các loại cây hàng năm khá: Lạc, đậu, vừng…
- Đất thung lũng do ảnh hưởng của cacbornat chiếm 0,72% diện tích tự nhiên.
Đất này phân bố chủ yếu ở các vùng ven núi đá, thành phần cơ giới thịt trung bình hoặc nặng, hàm lượng mùn cao, đạm tổng số khá.
- Đất xám bạc màu chiếm 1,62% diện tích tự nhiên. Đất này có thành phần cơ
giới nhẹ, không có cấu tượng, khả năng giữ nước kém, hàm lượng mùn thấp, hàm lượng các chất: Đạm, lân, kali rất cao. Đất xám bạc màu là loại đất xấu, muốn cây trồng có năng suất cao cần có biện pháp thâm canh cải tạo thích hợp.
3.1.2.2. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước trong vùng chủ yếu từ 2 nguồn: Nước mặt, nước ngầm. Cụ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
a. Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt của huyện Lương Sơn được hình thành bởi hệ thống sông Bùi, hồđập chứa nước và nhiều con suối lớn nhỏ.
- Sông Bùi bắt nguồn từ phía Tây Bắc chảy về phía Đông Nam của huyện (gần như song song với quốc lộ 6A), có chiều dài khoảng 48km. Đây là hệ thống sông cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong huyện.
- Hệ thống hồ đập gồm: hồ Ngành, hồ Khạ, hồ Rộc, hồ Mơ, Đồng Bái, Đồng Chúi, Đầm Rái,… với diện tích chiếm đất khoảng 70 ha.
- Trên địa bàn huyện có 7 suối lớn với tổng chiều dài khoảng 95km, bao gồm: suối Ong dài 20km, suối Bến dài 18km, suối Sỏi dài 16km, suối Rụt dài 14km, suối Rổng dài 6km, suối Cấn dài 7km và 14 suối nhỏ với tổng chiều dài khoảng 105km.
Nhìn chung hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện Lương Sơn phân bố trên
địa hình có độ dốc cao, nền địa chất có nhiều khe rạn nứt, thoát nước mạnh, nhiều nơi mặt nước thấp so với địa bàn canh tác do vậy điều kiện khai thác sử dụng vào sản xuất nông nghiệp bị hạn chế. Mặt khác do thảm rừng che phủ thấp nên trong mùa mưa lưu lượng dòng chảy của sông, suối tăng rất cao gây lũ, lụt, sạt lở, ngược lại vào mùa khô lưu lượng bị giảm thấp, khoảng 60% hệ thống suối trên địa bàn hầu như bị cạn kiệt. Các yếu tố này gây ảnh hưởng đáng kể tới sản xuất, đời sống của nhân dân.
b. Nguồn nước ngầm
Nguồn nước ngầm ở Lương Sơn cũng khá phong phú. Qua thăm dò sơ bộ, các giếng đào sâu từ 4m đến 12m đã có nước, chất lượng nước tốt, chưa bị ô nhiễm. Trong tương lai nguồn nước ngầm cần được bảo vệ và khai thác hợp lý để phục vụ
nhu cầu sinh hoạt của người dân.
3.1.2.3. Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 thì diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 19028,64 ha với 13698,34 ha rừng sản xuất; 4613,60 ha rừng phòng hộ và
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38
716,70 ha đất rừng đặc dụng, chủ yếu phân bố tại xã Lâm Sơn (2542,39 ha), Trường Sơn (2627,90 ha), Cao Răm (2316,17 ha). Ngoài ra huyện Lương Sơn còn có phần
đất đồi núi chưa sử dụng, có thể tổ chức khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng mới theo chương trình 5 triệu ha rừng của Chính phủ. Đây chính là tiềm năng của ngành lâm nghiệp huyện Lương Sơn. Trong những năm tới, cần hạn chế khai thác, chú trọng bảo vệ, trồng rừng và phát triển rừng.
3.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản trên địa bàn huyện Lương Sơn ít về số lượng các mỏ, loại khoáng sản và nghèo về hàm lượng.Theo kết quả thăm dò, trên địa bàn huyện Lương Sơn có hai loại khoáng sản trữ lượng khá dồi dào, có thể khai thác là đá vôi và đất sét. Trữ lượng đất sét khoảng 1,285 triệu m3. Đất sét được dùng làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói chất lượng cao. Với diện tích 1500 ha núi đá vôi có thể khai thác, huyện Lương Sơn có tiềm năng rất lớn để phát triển các ngành vật liệu xây dựng. Hiện tại, Lương Sơn có nhiều mỏđá vôi đang khai thác, đáp ứng các nhu cầu về xây dựng, giao thông, thuỷ lợi ởđịa bàn huyện.
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Huyện có tổng diện tích tự nhiên 37.707,79 ha. Trong những năm qua với sự
quan tâm đầu tư của Chính phủ trong việc xây dựng khu kinh tế và các chính sách phát triển kinh tế của tỉnh, của huyện. Kinh tế xã hội của huyện đã có những bước phát triển đáng kể. Kết quảđánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội - Quốc phòng An ninh giai đoạn (2009 - 2014) cho thấy:
Trong giai đọan (2009 - 2014), kinh tế của huyện phát triển ổn định, tốc độ
tăng trưởng kinh tế qua các năm đều tăng. Bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế
hàng năm là 12,2%, vượt 2,1% so với kế hoạch đề ra, trong đó: - Ngành Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản: 35,1%,
- Ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: 37,9% - Thương mại - Dịch vụ: 27,0%
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Lương Sơn năm 2014
Tổng giá trị sản phẩm năm 2014 đạt 1.474,6 tỷ đồng, tăng gấp 2,01 lần so với năm 2009. Thu nhập bình quân đầu người 7,53 triệu đồng năm 2009 tăng lên 15,1 triệu đồng vào năm 2014. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2009 là 212,685 tỷđồng, đến năm 2014 tăng lên 385,976 tỷđồng.
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những giai đoạn qua, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại, dịch vụ giảm dần ngành nông lâm nghiệp. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 37,3% năm 2009 lên 37,9% năm 2014 (bình quân tăng 0,1%/năm); ngành thương mại - dịch vụ tăng từ
21,5% năm 2009 lên 27% năm 2014 (bình quân tăng 1%/năm); ngành nông lâm thủy sản giảm từ 41,2% năm 2009 xuống còn 35,1% năm 2014 (bình quân giảm 1,1%/năm). Kết quả chuyển dịch trên, thể hiện tiềm năng lợi thế nhất của huyện là phát triển ngành thương mại - dịch vụ, du lịch. Trên địa bàn huyện Lương Sơn có những danh lam thắng cảnh, di chỉ khảo cổ học hàng năm có thể thu hút một lượng đáng kể khách du lịch như hang Trầm, hang Rổng, hang Tằm, hang Trâu, mái đá Diềm, núi Vua Bà, … Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các khu vui chơi giải trí như sân golf Phượng Hoàng, Làng văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình, khu du lịch sinh thái Xóm Mòng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
Mặc dù huyện Lương Sơn là một huyện miền núi, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế của huyện, với khoảng 80% dân số sống ở khu vực nông thôn, ngành nông lâm thủy sản có tăng về chất lượng, nhưng tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản những năm qua giảm đáng kể; Cho thấy vị trí của ngành phi nông nghiệp (Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ) trong nền kinh tế của huyện, ngành phi nông nghiệp đã phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để thu hút lao động, nâng cao mức sống nhân dân.
3.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
3.2.3.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Phát triển khá ổn định; sản lượng lúa vượt mục tiêu quy hoạch; các loại cây hoa màu phát triển nhanh, phát huy được lợi thế về đất đai; chăn nuôi tiếp tục được phát triển.
- Trồng trọt:
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm trong năm 2014 của huyện đạt 10.448 ha, đạt 107% kế hoạch, tăng 1.321 ha so năm 2009. Trong đó diện tích trồng lúa xuân là 1.985 ha, lúa mùa là 2.856 ha, ngô là 2.560 ha, lạc là 267 ha, khoai lang 500 ha, đậu tương 390 ha, sắn 569 ha, mía 147 ha.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
Bảng 3.1: Diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng huyện Lương Sơn
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Sản lượng lương thực quy thóc Tấn 33414 31160 38445 44420 Sản lượng lương thực có hạt Tấn 27360 27966 35402 38293 Diện tích gieo trồng cây hàng năm Ha 9127 8895 10145 10448 Diện tích cây lương thực Ha 7153 7324 8383 8587 Diện tích gieo cấy lúa ruộng cả năm Ha 3885 4435 4811 4824 Năng suất lúa ruộng cả năm Tạ/ha 52,05 47,89 50,10 53,55 Sản lượng lúa ruộng Tấn 20220 21238 24102 25833 Diện tích gieo cấy lúa mùa Ha 1945 3116 2780 2856 Diện tích gieo cấy lúa đông xuân Ha 1940 1440 2058 1985 Năng suất lúa đông xuân Tạ/ha 53,80 52,60 52,10 57,2 Sản lượng lúa đông xuân Tấn 10437 7575 10722 11354 Sản lượng lúa mùa Tấn 9783 13663 13434 14513 Năng suất lúa mùa Tạ/ha 50,30 44,16 48,32 50,82 Diện tích ngô cả năm Ha 1638 1609 2343 2560 Năng suất ngô cả năm Tạ/ha 42,0 41,2 48,0 48,54 Sản lượng ngô cả năm Tấn 6877 6631 11246 12426
Diện tích khoai lang Ha 585 431 583 500
Năng suất khoai lang Tạ/ha 70,8 66,6 60,45 62,16 Sản lượng khoai lang Tấn 4141 2871 3524 3108
Diện tích sắn Ha 892 675 569 569 Năng suất sắn Tạ/ha 131,0 96,0 95,0 95,3 Sản lượng sắn Tấn 11685 6480 5406 5423 Diện tích mía Ha 106 164 131 147 Sản lượng mía Tấn 5467 8528 7205 8085 Diện tích lạc Ha 357 328 307 267 Sản lượng lạc Tấn 780 599 490 501 Diện tích đậu tương Ha 563 188 410 390 Sản lượng đậu tương Tấn 615 199 517 546
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lương Sơn)
Trong những năm qua diện tích cây trồng trên địa bàn huyện có nhiều biến
động. Một số cây trồng có diện tích giảm như: diện tích khoai lang giảm 85 ha so với năm 2009, sắn giảm 323 ha so với năm 2009. Bên cạnh đó, một số cây trồng có
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42
diện tích tăng như diện tích ngô tăng 922 ha so với năm 2009, lúa mùa tăng 911 ha so với năm 2009.
- Chăn nuôi:
Năm 2014 tổng đàn trâu của huyện là 9.744 con, tăng 2.327 con so với năm 2009. Tổng đàn bò là 3.652 con, giảm 1.109 con so với năm 2009. Tổng đàn lợn là 62.411 con, tăng 22.408 con so với năm 2009.
Trong những năm qua đàn gia cầm có xu hướng tăng. Trong những năm tới việc phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá là hướng đi tất yếu nhằm kiểm soát dịch bệnh đang diễn ra phức tạp hiện nay. Nâng cao thu nhập cho nông dân và đảm bảo lợi ích của người dân tránh những rủi ro.
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 Con 2009 2012 2013 2014 Trâu Bò Lợn
Hình 3.2: Tình hình phát triển chăn nuôi huyện Lương Sơn giai đoạn 2009 - 2014
Trong giai đoạn vừa qua song song với phát triển trồng trọt, chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm của huyện luôn giữ mức ổn định trong sản xuất nông nghiệp, một sốđàn vật nuôi có tốc độ tăng khá nhưđàn lợn, đàn dê và gia cầm.
Trong chăn nuôi của huyện Lương Sơn, đàn trâu, bò không tăng, có lúc giảm do dịch bệnh thường xuyên xảy ra, diện tích chăn thả bị thu hẹp và việc thay thế dần sức kéo bằng máy móc cơ giới. Giai đoạn 2009-2014, đàn lợn phát triển ổn định, tăng đều qua các năm do tình hình giá cả lợn hơi các năm qua tương đối cao. Đàn lợn phát triển theo hướng siêu nạc. Tổng đàn lợn năm 2014 đạt 62.411 con tăng gấp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43
gần l,56 lần so với năm 2009 là do các hộ chăn nuôi đã mạnh dạn đầu tư thâm canh