Đối tượng tham nhũng

Một phần của tài liệu tên đề tài: vai trò của liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại việt nam (Trang 43)

5. Kết cấu đề tài

3.1.2.1. Đối tượng tham nhũng

Cũng như các quy định về công chức trong UNCAC, Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 (LPCTN) của nước ta cũng quy định các đối tượng có khả năng tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 1, khoản 3 như sau: đó là cán bộ, công chức;37 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ

34 Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung Ương khóa VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.68.

35 Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung Ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, 1992, tr.26.

36

Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, 2001, tr.50.

GVHD: Th.S Thạch Huôn 36 SVTH: Thạch Thị Nguyệt

quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

3.1.2.2 Các hành vi tham nhũng

Tham nhũng được thực hiện bởi những hành vi ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Trong hoạt động kinh tế, nó được che đậy dưới các hình thức liên doanh, liên kết, quà biếu, trích thưởng… trong xây dựng cơ bản thì khai khống khối lượng, mua bán thầu, bớt xén vật tư…Trong kinh doanh thì trốn lậu thuế, giấu nguồn thu, chiếm dụng vốn…Trong sản xuất thì lập quỹ đen, vi phạm các quy định về kế toán thống kê…Trong quản lý đất đai thì cấp đất sai nguyên tắc, mua bán trá hình…Trong việc thực hiện chính sách xã hội thì lập hồ sơ giả, khai man thương tật…Nói chung, hành vi tham nhũng biểu hiện dưới muôn ngàn hình thức, bằng các thủ đoạn đa dạng vô cùng tinh vi và các hành vi này được Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung 2012 quy định như sau:

Theo quy định tại Điều 3 LPCTN, các hành vi sau đây được quy định là tham nhũng, cụ thể: Tham ô tài sản. Nhận hối lộ. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi. Những hành vi này được Nghị định 59/2013/NĐ-CP quy định các hành vi này được xác định theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999.

Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi. Nhũng nhiễu vì vụ lợi. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. Các hành vi này được quy định tại các Khoản 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 3 LPCTN và được Nghị định 59/2013 quy định chi tiết cụ thể như sau:

Hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi bao gồm các hành vi sau:

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận cơ chế, chính sách có lợi, hoặc để được ưu tiên trong việc cấp ngân sách, hoặc để được giao, phê duyệt dự án cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự nhà nước đối với tập thể và cá nhân;

GVHD: Th.S Thạch Huôn 37 SVTH: Thạch Thị Nguyệt

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được cấp, duyệt các chỉ tiêu về tổ chức, biên chế nhà nước cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để không bị kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán hoặc để làm sai lệch kết quả kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán;

- Đưa hối lộ, mối giới hối lộ để được nhận các lợi ích khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:

- Sử dụng tài sản của Nhà nước vào việc riêng;

- Cho thuê, cho mượn tài sản của Nhà nước trái với quy định của Pháp luật; - Sử dụng tài sản của Nhà nước vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn.

Hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhằm đòi hỏi, ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải nộp những khoản chi phí ngoài quy định hoặc phải thực hiện hành vi khác vì lợi ích của người có hành vi nhũng nhiễu.

Hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi là hành vi cố ý không thực hiện trách nhiệm mà pháp luật quy định cho mình để triển khai nhiệm vụ, công vụ được giao hoặc không thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn liên quan đến nhiệm vụ, công vụ của mình vì vụ lợi.

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi là hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:

- Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình để che giấu hành vi vi phạm pháp luật hoặc giúp giảm nhẹ mức độ vi phạm pháp luật của người khác;

- Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình để gây khó khăn cho việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc làm sai kết quả các hoạt động trên.

Quy mô các vụ việc tham nhũng ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Có những vụ việc liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương, có tính chất tập thể, có sự câu kết chặt chẽ… có xu hướng tăng lên. Thiệt hại đối với tài sản của Nhà nước, của tập thể mà mỗi vụ tham nhũng gây ra cũng ngày càng nghiêm trọng.

Theo Thanh tra Chính phủ, tham ô chiếm 50% số vụ và 45% bị can; tội nhận hối lộ chiếm 9,2% số vụ và 10,3% bị can; tội lợi dụng chức vụ quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản chiếm 15,3% số vụ và 12,9% số bị can; lợi dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ chiếm 18,5% số vụ và 22% số bị can…

GVHD: Th.S Thạch Huôn 38 SVTH: Thạch Thị Nguyệt

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đánh giá, năm 2011, công tác phòng chống tham nhũng cũng đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, phòng chống tham nhũng vẫn chưa có chuyển biến đột phá. Có những vụ án khởi tố cách đây nhiều năm, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Đặc biệt, thiệt hại do tham nhũng gây ra lên đến 11.400 tỷ đồng, nhưng thu hồi chỉ được 300tỷ đồng (2,6%). Nhiều vụ vi phạm lớn được phát hiện nhưng xử lý ít. Có vụ sai phạm nhiều tỷ đồng, hàng trăm hécta đất nhưng chỉ rút kinh nghiệm38

.

Một phần của tài liệu tên đề tài: vai trò của liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại việt nam (Trang 43)