Hiệu lực của công ước

Một phần của tài liệu tên đề tài: vai trò của liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại việt nam (Trang 37)

5. Kết cấu đề tài

2.1.4.5. Hiệu lực của công ước

Công ước này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 90 sau ngày 30 văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay gia nhập được lưu chiểu . Vì mục đích của khoản này, văn kiện được nộp bởi tổ chức liên kết kinh tế khu vực sẽ không được tính để bổ sung cho các văn kiện do các quốc gia thành viên của tổ chức đó đã nộp. Đối với những quốc gia và tổ chức liên kết kinh tế khu vực phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay gia nhập Công ước này sau khi có 30 văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay gia nhập được lưu chiểu, thì Công ước này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau ngày quốc gia hay tổ chức đó nộp văn kiện liên quan hoặc vào ngày Công ước này có hiệu lực theo khoản 1 của Điều 68 này, tùy thuộc vào ngày nào muộn hơn.

Tóm lại, các nội dung trong Công ước đã phản ánh rõ mức độ nguy hiểm của tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế và chế độ xã hội. Việc hợp tác chống tham nhũng thông qua sự hợp tác song phương, đa phương đã được Công ước khuyến khích mạnh mẽ nhằm mục đích liên kết chống tham nhũng trên phạm vi quốc tế được hiệu quả. Các hình phạt và hình thức tương trợ pháp lý đã được Công ước nhấn mạnh trên cơ sở phù hợp với pháp luật quốc gia. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế liên quan đến tham nhũng, đồng thời nhấn mạnh biện pháp chống tham nhũng được khả thi hơn.

GVHD: Th.S Thạch Huôn 30 SVTH: Thạch Thị Nguyệt CHƢƠNG 3: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG THAM

NHŨNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

3.1 Quy định của pháp luật Việt Nam trong vấn đề chống tham nhũng

Chống tham nhũng không chỉ là nỗi lo của cộng đồng quốc tế, mà Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì thế, nước ta đã cho ra đời nhiều văn bản liên quan đến việc chống tham nhũng nhằm răng đe, hạn chế vấn đề này xảy ra, trong đó việc ban hành luật phòng chống tham nhũng năm 2005, được sửa đổi, bổ sung hai lần qua các năm 2007 và 2012 cùng với một số nghị định, thông tư hướng dẫn đã góp phần quan trọng không nhỏ trong công tác phòng chống tham nhũng ở nước ta.

3.1.1 Cơ sở lý luận

Để tìm hiểu cơ sở lý luận về chống tham nhũng ở Việt Nam thì người viết sẽ khái quát các khái niệm, các yếu tố và hậu quả tham nhũng ở nước ta.

3.1.1.1 Khái niệm tham nhũng

+ Theo từ điển tiếng Việt, “ tham nhũng” được hiểu là hành vi “lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân và lấy của”.30

+ Theo từ điển giải thích luật học, “tham nhũng” được hiểu là (hành vi) lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức”.31

+Theo quy định của Pháp lệnh chống tham nhũng của Việt Nam 1998 thì tham nhũng là “hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức”.32

+ Theo quy định tại Điều 1 khoản 2 luật phòng chống tham nhũng 2005, sửa đổi, bổ sung 2012 (LPCTN 2005, sđ, bs 2012) khái niệm: “tham nhũng” được hiểu là : “ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Theo Điều này, tham nhũng được hiểu là xảy ra trong khu vực công bởi chỉ có khu vực này thì mới có đối tượng tham nhũng là một bộ phận cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ và quyền hạn để vụ lợi cá nhân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thì tham nhũng không chỉ xảy ra trong khu vực công mà nó xảy ra ở mọi lĩnh vực, từ người có địa vị thấp đến người có địa vị cao trong xã hội.

30Viện ngôn ngữ (2000), Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên) Nxb Đà Nẵng, tr.910.

31 Trường Đại Học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích luật học (Nguyễn Ngọc Hòa-chủ biên), Phần: Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Nxb. CAND, tr.109.

GVHD: Th.S Thạch Huôn 31 SVTH: Thạch Thị Nguyệt

Rõ ràng trong pháp lệnh và luật 2005 quy định khái niệm có sự khác nhau. Nhưng sự khác nhau này không phải ở độ dài câu chữ mà là ở nhận thức và quan niệm của nhà lập pháp về tham nhũng. Cũng như các nước trên thế giới, tham nhũng ở Việt Nam có biểu hiện rất đa dạng dưới nhiều hình thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

3.1.1.2 Các yếu tố tham nhũng ở Việt Nam

Theo đánh giá của Chính phủ thì: “ tình hình tham nhũng vẫn chưa có dấu hiệu giảm, mà nó vẫn còn diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà ở một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhà nước vẫn còn diễn ra ở một số khu vực. Tham nhũng, lãng phí trong quản lý và sử dụng đất đai, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn và tài sản một

số doanh nghiệp nhà nước đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, gây bất bình trong xã hội”. Từ

những nhận định trên cho ta thấy thực trạng tham nhũng ở Việt Nam ngày càng trầm trọng với các diễn biến phức tạp. Hiện nay, nó đang dần làm suy thoái đạo đức của một bộ phận không nhỏ Đảng viên, cán bộ, công chức, làm cản trở sự nghiệp đổi mới đất nước, đặc biệt là làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ, hủy hoại quyền con người. Vậy, đâu là những nguyên nhân đã dung dưỡng cho tham nhũng xảy ra? Hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, nhiều tầng nấc, quan liêu nặng nề, cải cách hành chính và cải cách tư pháp không triệt để, mục tiêu xây dựng một nền hành chính công minh bạch, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp còn nhiều bất cập, đặc biệt là khâu cải cách thủ tục hành chính không làm hài lòng nhân dân.

Chức năng phục vụ an sinh xã hội của Nhà nước không được phát huy lành mạnh. Hệ thống thể chế luật pháp thi hành và tổ chức thực hiện không đồng bộ, chất lượng thấp, hiệu lực yếu, hiệu quả kém. Vừa bị “rừng luật” cản trở vừa bị “luật rừng” thao túng. Các quan hệ Dân chủ - Pháp luật, kỷ cương; Công dân - Nhà nước; công chức, viên chức với công dân không rành mạch, sáng tỏ do thiếu công khai, minh bạch, thiếu vắng trách nhiệm và chế độ trách nhiệm.

Vấn đề tiền lương không đủ chi tiêu cho cuộc sống tối thiểu, sự chênh lệch quá lớn giữa các lĩnh vực, các ngành trong thu nhập. Việc này dẫn đến công chức, viên chức phải tìm cách xoay xở để sống theo mức sống của tầng lớp trung gian bằng cách bổ sung vào tiền lương của họ những khoản thu nhập bất hợp pháp. Việc này, dẫn đến sự suy thoái đạo đức của một bộ phận quan chức, công chức, viên chức.

Hơn nữa, đội ngũ công chức thiếu tính chuyên nghiệp, hoạt động điều hành quản lý thiếu tính hiện đại. Văn hóa từ chức, xin lỗi chậm hình thành không được thực hiện nghiêm túc lại có nguy cơ bị hình thức hóa. Cơ chế dùng người, đặt người vào công việc bộc lộ nhiều sự bất ổn. Thiếu động lực cho tài năng phát triển, các nhân tố tinh hoa, hiền tài, nhân tài khó hoặc thậm chí không vào được cơ quan nhà nước để làm việc. Cơ chế

GVHD: Th.S Thạch Huôn 32 SVTH: Thạch Thị Nguyệt

“xin - cho”, “lợi ích nhóm”, “tư duy nhiệm kỳ” là nơi dung dưỡng cho tham nhũng phát triển. Chính sách và cơ chế hiện hành vô hình chung chỉ khuyến khích con người ta chạy theo quan chức, địa vị, bổng lộc, không khuyến khích mọi người theo con đường chuyên gia. Đó là đầu mối của những lệch lạc chuẩn mực giá trị và làm hỏng nhân cách, nhất là tạo ra một thứ chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, làm hỏng lớp trẻ mới vào đời, lập thân lập nghiệp.

Mặt khác, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức có trình độ học vấn, văn hóa, nhất là văn hóa pháp luật thấp, coi thường pháp luật còn diễn ra khá phổ biến. Việc này, sẽ dẫn đến bất công xã hội nhiều trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc của người dân, đặc biệt trong hệ thống tư pháp.

Ngoài ra, việc phân hóa thu nhập, phân hóa giàu nghèo trong xã hội có xu hướng ngày càng tăng lên. Sự không kiểm soát được về biến động tài sản và thu nhập, đặc biệt là việc xử lý tình trạng giàu lên nhanh chóng một cách phi pháp, ngoài lao động không được kiểm soát chặt chẽ.

Tình trạng hư danh, hám danh, tham chức, tham quyền, trục lợi kèm theo sự suy đồi đạo đức, dư luận xã hội tích cực phát triển một cách yếu ớt, không tạo được áp lực đủ mạnh chống tham nhũng. Trong đó, có sự thiếu gương mẫu của không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý, kể cả ở cấp cao. “Thượng bất chính hạ tất loạn…”. Tổng kết phòng ngừa, răn đe của người xưa để phòng tránh đã không tránh được, lại đã hiện hình trong bộ máy, trong những người nắm giữ chức, quyền ngày nay. Từ đó, dẫn đến việc kiểm soát quyền lực chậm trễ, không rõ ràng cả trong nhận thức và hành động. Dân chủ biến thành “quan chủ” đúng như điều mà Hồ Chí Minh đã cảnh báo. Phản biện, tư vấn, kiểm tra, giám sát yếu kém vừa làm cho dân chủ chậm phát triển, vừa không ngăn chặn được tham nhũng, tiêu cực ngay trong bộ máy nhà nước.33

3.1.1.3 Các hậu quả tham nhũng ở Việt Nam

Tham nhũng hiện nay đang là vấn đề nhức nhối của nhiều quốc gia trên thế giới. Nó là căn bệnh của bộ máy Nhà nước có tác động tiêu cực tới tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội - kinh tế - chính trị, là nguyên nhân chủ yếu gây đói nghèo và là rào cản rất lớn của sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Hậu quả của tham nhũng gây ra có thể làm hủy hoại các giá trị văn hóa truyền thống và đạo đức của dân tộc, làm tê liệt bộ máy Nhà nước của quốc gia thậm chí làm sụp đổ cả một chế độ xã hội.

33

http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201401/nhan-dien-tham-nhung-o-viet-nam-hien-nay-nguyen-nhan-va-giai- phap-phong-chong-293534/ (ngày truy cập 5/9/2014).

GVHD: Th.S Thạch Huôn 33 SVTH: Thạch Thị Nguyệt

- Hậu quả về kinh tế:

+ Tham nhũng làm chậm sự phát triển chung của đất nước là nguy cơ làm cho nước ta tục hậu về kinh tế. Nó làm thất thoát đáng kể đến ngân sách Nhà nước, tiền đóng góp từ mồ hôi, nước mắt của nhân dân, nó dẫn đến năng suất lao động xã hội giảm sút, giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh kinh tế của đất nước đã yếu kém nay còn yếu kém hơn. Nguy hại hơn, nó sẽ làm suy giảm thậm chí sẽ làm triệt tiêu động lực lao động.

+ Tham nhũng gây hậu quả rất lớn về tài sản của Nhà nước, tập thể và công dân. Nó diễn ra trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Giá trị tài sản bị thiệt hại, thất thoát mỗi vụ mỗi năm lên tới hàng chục, hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỉ đồng. Đây là những con số lớn và đáng lo ngại so với thu ngân sách hằng năm ở nước ta. Hậu quả của hành vi này là không chỉ tài sản bị biến thành của riêng mà nguy hiểm hơn, nó còn gây thiệt hại, thất thoát, lãng phí một lượng lớn tài sản của Nhà nước, của tập thể và cá nhân.

+ Ở mức độ thấp hơn, việc một số cán bộ, công chức quan liêu, sách nhiễu, lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ khiến cho nhân dân phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể thực hiện được các công việc của mình như: xin cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận, hoặc các loại giấy tờ khác…Nếu xét từng trường hợp thì giá trị vật chất bị lãng phí có thể ít, nhưng nếu tổng hợp lại những vụ việc diễn ra thường xuyên liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân thì đây không phải là một con số nhỏ.

- Hậu quả về xã hội:

+ Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước. Bất chấp những lợi ích bất chính mà sẵn sàng vi phạm pháp luật, làm trái công vụ của mình, trái lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, tham nhũng không chỉ phát sinh ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai… mà còn có xu hướng lấn sang các lĩnh vực ít có khả năng tham nhũng xảy ra như: văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao…Thậm chí cả những lĩnh vực lẻ ra không thể có tham nhũng, cả dưới góc độ đạo đức và pháp luật như: lĩnh vực phúc lợi xã hội hay bảo vệ pháp luật.

+ Tham nhũng cũng xảy ra không ít trong các chương trình trợ cấp cho thương binh, liệt sĩ, các gia đình chính sách; tham nhũng tiền, hàng hóa cứu trợ xã hội, trong cả xét duyệt công nhận di tích lịch sử, văn hóa, thi đua khen thưởng, kể cả giáo viên, bác sĩ, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội. Đây đều là những người xây dựng cuộc sống là nền tảng của xã hội. Điều đáng báo động, khái niệm tham nhũng đã trở thành quan niệm của cán bộ, công chức. Đó là biểu hiện cho sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức một cách nghiêm trọng.

GVHD: Th.S Thạch Huôn 34 SVTH: Thạch Thị Nguyệt

+ Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới của đất nước và làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên xã hội chủ nghĩa, tinh thần đổi mới đất nước đang tạo thế và lực mới. Để làm được mục tiêu cao cả đó, nước ta đã có những điều chỉnh đúng đắn về chiến lược và sách lược để phát huy tác dụng của nó và tạo đà cho sự phát triển kinh - tế xã hội. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng lại là một trở lực lớn cho quá trình này.

+ Quan điểm và tư duy đổi mới cùng với cơ chế, pháp luật đúng đắn, phù hợp đã bị tệ tham nhũng bóp méo. Đối tượng tham nhũng đã lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế, chính sách để thực hiện hành vi tham nhũng. Ngược lại kẻ tham nhũng lại lợi dụng yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát và các biện pháp khác để dọa dẫm, đòi hối lộ của các đối tượng bị thanh tra, kiểm tra. Từ đó, cơ chế chính sách đã trở thành công cụ thực hiện những lợi ích cá nhân.

Ngoài việc kìm hãm sự phát triển kinh tế, lạm phát gia tăng, nợ xấu phát triển. Đặc biệt, nó còn làm hỏng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, cụ thể làm giảm sút nghiêm trọng sự đầu tư từ nước ngoài vào nước ta, điều này gây thiệt hại lớn tới tiềm lực phát triển quốc gia.

Nhìn vào những thành quả của công việc đổi mới đất nước có thể nhận thấy chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng ta là đúng đắn nhưng khi thực hiện thì bị cản trở rất nhiều do người thực hiện xuất phát từ mưu lợi cá nhân.

Công cuộc cải cách hành chính đã có được những tiến bộ bước đầu nhưng tính phục vụ và công tâm nhìn chung vẫn còn xa lạ đối với nền hành chính nước ta. Pháp luật

Một phần của tài liệu tên đề tài: vai trò của liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)