Cách giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp

Một phần của tài liệu tên đề tài: vai trò của liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại việt nam (Trang 36)

5. Kết cấu đề tài

2.1.4.1. Cách giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp

thuật giữa các quốc gia thành viên.

Công việc thu thập, trao đổi và phân tích thông tin về tham nhũng trong việc hỗ trợ và trao đổi thông tin giúp cho việc áp dụng Công ước vào vấn đề thực tiễn được dễ dàng hơn. Trên cơ sở tham khảo ý kiến với đội ngũ chuyên gia, các quốc gia thành viên sẽ xem xét phân tích xu hướng tham nhũng cũng như phân tích hoàn cảnh xảy ra tham nhũng trong lãnh thổ của mình. Việc phân tích này được thông qua các số liệu về tham nhũng, sự phát triển, các thông tin liên quan đến tham nhũng. Thông qua đó, mỗi quốc gia thành viên sẽ xem xét điều tiết chính sách cùng với các biện pháp chống tham nhũng của mình, để đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của chúng.

Ngoài ra, còn có các biện pháp khác trong việc hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi thông tin đó là việc thực hiện Công ước thông qua phát triển kinh tế và hỗ trợ kỹ thuật. Đó là việc tăng cường trợ giúp về vật chất và tài chính để hỗ trợ các nước đang phát triển phòng và chống tham nhũng hiệu quả và giúp họ thực hiện Công ước thành công.

2.1.4 Cơ chế thực thi

Để Công ước có hiệu lực thì phải có cơ chế thực thi hợp lý và cách giải quyết các tranh chấp liên quan đến Công ước được rõ ràng, cụ thể. Trong đó, có vai trò quan trọng của Hội nghị các quốc gia thành viên. Hội nghị này được thành lập nhằm mục đích tăng cường năng lực và hợp tác giữa các quốc gia thành viên nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong Công ước và nhằm thúc đẩy và kiểm tra việc thi hành Công ước

2.1.4.1 Cách giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng công ước công ước

Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia thành viên cần phải cố gắng giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước thông qua thương lượng29

. Tranh chấp giữa hai hay nhiều quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước này mà không giải quyết được thông qua thương lượng trong một

GVHD: Th.S Thạch Huôn 29 SVTH: Thạch Thị Nguyệt

thời hạn hợp lý, thì theo yêu cầu của một trong các quốc gia thành viên đó, sẽ được đưa ra trọng tài phân xử.

Nếu sau 6 tháng kể từ ngày có yêu cầu đưa tranh chấp ra trọng tài mà các quốc gia đó không thể thỏa thuận được về tổ chức trọng tài, thì bất cứ quốc gia nào trong số quốc gia tranh chấp đều có thể đưa vụ án tranh chấp ra Tòa án công lý quốc tế theo quy chế của Tòa án này. Mỗi quốc gia thành viên, tại thời điểm ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập Công ước này, có thể tuyên bố là mình không bị ràng buộc bởi khoản 2, Điều này và quốc gia thành viên khác sẽ không bị ràng buộc bởi khoản 2 của Điều này đối với các quốc gia đã đưa ra bảo lưu nói trên. Quốc gia thành viên đã đưa ra bảo lưu theo khoản 3 của Điều này có thể rút bảo lưu đó bất cứ thời điểm nào bằng việc thông báo cho Tổng thư ký LHQ.

Một phần của tài liệu tên đề tài: vai trò của liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)