Biện pháp xử lý hành vi tham nhũng

Một phần của tài liệu tên đề tài: vai trò của liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại việt nam (Trang 47)

5. Kết cấu đề tài

3.1.2.5. Biện pháp xử lý hành vi tham nhũng

Để công tác chống tham nhũng hiệu quả, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng các biện pháp xử lý nhằm răng đe, ngăn chặn hành vi này xảy ra. Vì thế, nước ta đã ban hành nhiều Luật, nghị định, thông tư hướng dẫn nhằm có các biện pháp xử lý thích hợp, Đặc biệt các biện pháp này được áp dụng hiệu quả trong việc xử lý hành chính và hình sự.

a) Biện pháp xử lý hành chính Đó là các biện pháp: Kỷ luật39

, tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng40. Theo quy định tại luật Cán bộ, công chức thì nếu Cán bộ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật với 4 hình thức đó là: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm. Còn đối với Công chức thì nếu vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật với 5 hình thức như sau: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

Đối với việc tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác, theo Nghị định 59/2013 hướng dẫn tại Điều 13 có quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền ra quyết định đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác, sẽ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có quyền bổ nhiệm, tuyển dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý khi có căn cứ được quy định tại Điều 16 Nghị định này. Trường hợp pháp luật khác hoặc điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quy định về thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác thì áp dụng quy định của pháp luật đó hoặc theo điều lệ của tổ chức đó.

Ngoài ra, vấn đề đề cao và xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng là một yếu tố quan trọng trong quản lý Nhà nước và phòng, chống tham nhũng. Điều này, được LPCTN 2005, sđ, bs 2012 quy định một cách chi tiết. Luật này khẳng định nguyên tắc rằng: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách”.

39

Điều 68, Luật phòng chống tham nhũng năm 2005.

GVHD: Th.S Thạch Huôn 40 SVTH: Thạch Thị Nguyệt

Trên cơ sở nguyên tắc chung như trên, Luật quy định tùy từng trường hợp cụ thể mà xác định mức độ trách nhiệm khác nhau của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình phụ trách, có trường hợp họ phải chịu trách nhiệm trực tiếp, có trường hợp thì liên đới chịu trách nhiệm. Các mức độ trách nhiệm mà họ phải thực hiện khi để xảy ra tham nhũng bằng cách xác định các hình thức kỷ luật như sau:

- Hình thức khiển trách được áp dụng đối với vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng ít nghiêm trọng.

- Hình thức cảnh cáo được áp dụng đối với vụ, việc tham nhũng rất nghiêm trọng hoặc vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng.

- Hình thức cách chức được áp dụng đối với vụ, việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng rất nghiêm trọng. Các vụ, việc tham nhũng được chia theo các mức độ sau đây:

- Tham nhũng ít nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử phạt bằng hình thức cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù đến 3 năm;

- Tham nhũng nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm;

- Tham nhũng rất nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm;

- Tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng bị phạt tù từ 15 năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình.

b) Biện pháp xử lý hình sự

Để phát hiện cũng như xử lý hành vi tham nhũng thì phải hiểu rõ tội phạm tham nhũng về các yếu tố cấu thành tội phạm tham nhũng như: khách thể, khách quan, chủ thể và chủ quan. Theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 (BLHS 1999, sđ, bs 2009) có quy định hình phạt đối với các tội liên quan đến tham nhũng đó là: Các tội phạm về tham nhũng được ghi nhận ở Chương XXI từ Điều 277 đến Điều 284.

Các tội phạm về tham nhũng được BLHS 1999 sđ, bs 2009 quy định bao gồm các tội dưới đây:

- Điều 278 Tội tham ô tài sản; - Điều 279 Tội nhận hối lộ;

- Điều 280 Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

- Điều 281 Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; - Điều 282 Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ;

GVHD: Th.S Thạch Huôn 41 SVTH: Thạch Thị Nguyệt

- Điều 283 Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

- Điều 284 Tội giả mạo trong công tác.

Người có chức vụ trên đây là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ41.

Có thể thấy người có chức vụ quyền hạn có một số đặc điểm sau:

+ Là người giữ chức vụ thường xuyên hoặc tạm thời trong cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Chức vụ này có thể do bổ nhiệm hoặc bầu cử, hợp đồng hoặc hay hình thức khác (ủy quyền, đại diện), có hưởng lương hoặc không hưởng lương Nhà nước.

+ Là người thực hiện một trong các chức năng: Đại diện quyền lực Nhà nước, tổ chức điều hành quản lý hành chính hoặc chức năng tổ chức sản xuất kinh doanh theo công vụ đã được giao cho họ.

+ Là người thực hiện trách nhiệm nhất định theo thẩm quyền chuyên môn mà họ đảm nhận.

Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thừa nhận tính giai cấp của pháp luật nói chung cũng như của Luật hình sự nói riêng khẳng định: “Khách thể của tội phạm gây thiệt hại là hệ thống những quan hệ xã hội của chế độ có giai cấp được luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.

- Khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố quan trọng cấu thành tội phạm, xác định đúng đắn khách thể của tội phạm cũng đồng nghĩa với việc xác định được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Ở đây, khách thể của tội phạm tham nhũng là những hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Ví dụ: A là cán bộ hợp tác xã nông nghiệp, được hợp tác xã giao cho 100 triệu đồng đi mua vật tư nông nghiệp. Khi nhận tiền, A đã dựng hiện trường giả bị mất trộm số tiền này. Qua điều tra, A khai “số tiền 100 triệu đồng đang trôn ở sau vườn của A”. Từ đó cho thấy A đã xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, xâm hại đến quan hệ sở hữu, vi phạm điều 278 Bộ luật Hình sự tội “tham ô tài sản”. Hoạt động đúng đắn của bộ máy Nhà nước, tổ chức xã hội là khái niệm rất chung để chỉ mỗi cơ quan tổ chức thực hiện đúng nhiệm vụ của mình mà pháp luật quy định. Tùy theo nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao phó mà hoạt động đúng đắn đó được thực hiện ở một lĩnh vực khác nhau.

GVHD: Th.S Thạch Huôn 42 SVTH: Thạch Thị Nguyệt

- Mặt khách quan của tội phạm tham nhũng là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan mà con người có thể trực tiếp nhận biết được đó là:

+ Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội: Đây là một dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu không có hành vi thực hiện tội phạm thì không có dấu hiệu khác và cũng không có tội phạm. Hành vi ở đây có thể là hành động hoặc không hành động. Nhưng nó được gắn chặt với người có chức vụ quyền hạn và chỉ do những người có chức vụ quyền hạn thực hiện trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước giao cho.

 Hành vi phạm tội qua hành động là sự tác động trái pháp luật, gây thiệt hại đáng kể cho hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được luật Hình sự bảo vệ. Ví dụ: Thẩm phán nhận hối lộ của bị cáo để cho bị cáo được hưởng án treo; Điều tra viên nhận hối lộ của bị can đang bị tạm giam để đề xuất thay đổi biện pháp tạm giam thành biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú…

 Hành vi phạm tội không qua hành động là cách xử sự tiêu cực của người có chức vụ quyền hạn. Họ không thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao hoặc có thực hiện nhưng không đầy đủ nên đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ví dụ: A là điều tra viên được giao nhiệm vụ xử lý vụ tai nạn giao thông do B gây ra, A đã nhận của B 10 triệu đồng sau đó không đề nghị ra quyết định khởi tố vụ án.

+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là: hậu quả của hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của những người có chức vụ quyền hạn để phạm tội. Hậu quả do tội phạm tham nhũng gây ra có thể chia làm hai trường hợp:

 Hậu quả vật chất: là sự hao hụt tiền của, hàng hóa, vật tư…thiệt hại này có thể được xác định bằng các đại lượng cụ thể có thể nhìn thấy và tính toán được.

 Hậu quả phi vật chất: là những thiệt hại không thể đo đếm, xác định được bằng các đại lượng cụ thể đó là sự suy giảm lòng tin của nhân dân, mất uy tín với nhân dân của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: đó là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội của người có chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và hậu quả do tội phạm đó gây ra. Hành vi phạm tội là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả, người phạm tội chỉ chịu trách nhiệm về hành vi của mình khi xác định hậu quả xảy ra là hệ quả tất yếu phát sinh từ hành vi đó.

+ Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội: Công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian địa điểm phạm tội.

GVHD: Th.S Thạch Huôn 43 SVTH: Thạch Thị Nguyệt

- Chủ thể của tội phạm tham nhũng: là một loại chủ thể đặc biệt, đòi hỏi đó là những người có chức vụ, quyền hạn. Ở đây, ngoài dấu hiệu đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (là những người không thuộc Điều 13 BLHS 1999, sđ, bs 2009), bắt buộc phải có dấu hiệu là người có chức vụ quyền hạn (Điều 277 BLHS 1999, sđ, bs 2009).

- Mặt chủ quan của tội phạm tham nhũng: là hoạt động tâm lý bên trong của tội phạm và nó luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Nội dung của mặt chủ quan bao gồm: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Trong các tội phạm tham nhũng, người có chức vụ quyền hạn đã nhận thức được tính nguy hiểm cho Nhà nước, cho xã hội, cho công dân của hành vi trái pháp luật do mình gây ra và thấy trước được hậu quả xảy ra. Khi người có chức vụ quyền hạn nhận thức được hành vi của mình là trái với công vụ được giao thể hiện người đó đã vì lợi ích của riêng mình chứ không hoạt động vì lợi ích chung, chỉ biết đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể họ có thể làm nhiều cách thức, con đường khác nhau sao cho mang lại những lợi ích mà họ mong muốn. Như vậy, đương nhiên tội phạm tham nhũng luôn được thực hiện dưới nhiều hình thức lỗi cố ý trực tiếp, nhằm động cơ vụ lợi cá nhân.42

3.1.3 Cơ chế thực thi

Một phần của tài liệu tên đề tài: vai trò của liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)