5. Kết cấu đề tài
3.1.4.3. Cơ chế tố giác hành vi tham nhũng của nhân dân chưa được đảm
Tại khoản 1 Điều 4 Phòng chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2012 (LPCTN 2005, sđ, bs 2012) đã quy định:“Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát
GVHD: Th.S Thạch Huôn 49 SVTH: Thạch Thị Nguyệt
hiện, ngăn chặn và xử lý, kịp thời, nghiêm minh”. Việc này, cho thấy việc phát hiện hành
vi tham nhũng ở nước ta còn rất nhiều hạn chế.
Hiện nay, các vụ việc tham nhũng được phát hiện đa phần nhờ vào báo chí, đặc biệt là nhờ vào nguồn tin của người dân, kể cả một số cán bộ, công chức, viên chức và thông qua các công cụ phát hiện tham nhũng, sau đó các cơ quan chức năng mới vào cuộc xử lý. Số vụ việc tham nhũng được phát hiện thông qua các hoạt động quản lý Nhà nước như thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thường không nhiều. Nhưng tình trạng tham nhũng vẫn ngày càng nghiêm trọng không phải dân không biết. Vậy, tại sao người dân biết có tham nhũng xảy ra mà vẫn ngại không đi tố cáo cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết?
Đa số người dân họ ngại đi tố cáo là do xuất phát từ cơ chế bảo vệ người tố cáo của nước ta vẫn chưa đủ mạnh, rõ ràng và đầy đủ. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền chưa kịp thời áp dụng các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ họ dẫn đến họ bị trả thù, trù dập, ép
buộc rút đơn hoặc nhận tội vu khống… Mặt khác, người tố cáo luôn ở tư thế cô độc, lẻ loi,
khi đi tố cáo họ không nhận được sự đồng tình ủng hộ, chia sẻ của mọi người, đặc biệt là đối với người thân của họ. Khi đi tố giác thì họ thường không có đủ chứng cứ chứng minh vi phạm nên cơ quan Nhà nước thường không thụ lý để giải quyết. Nhưng nếu có đủ chứng cứ thì họ không dám tiết lộ danh tính người bị tố giác nên cũng thuộc trường hợp khó được thụ lý giải quyết. Điều 38 LPCTN năm 2005 đã quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, khi phát hiện dấu hiệu tham nhũng phải báo cáo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp. Tuy vậy, luật chưa quy định cụ thể trách nhiệm của những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp trong việc bảo vệ cũng như giữ bí mật danh tính người tố cáo hành vi tham nhũng.
Tại khoản 2 Điều 10 LPCTN 2005, sđ, bs 2012 quy định nghiêm cấm các hành vi:“ Đe dọa, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về
hành vi tham nhũng”. Tuy nhiên, luật lại không quy định cụ thể cơ chế xử lý đối với các
hành vi vi phạm thuộc loại này và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị cấp trên trực tiếp khi có hành vi bao che cho hành vi tham nhũng của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của cán bộ, công chức, viên chức đã tố cáo hành vi tham nhũng của thủ trưởng mình.
Việc khen thưởng cho người có công tố cáo tham nhũng cũng không được coi trọng, được vinh danh, được nhắc đến, có trường hợp họ lại bị phê bình, nhắc nhở… Việc này khiến cho người tố cáo dù biết có tham nhũng xảy ra nhưng vẫn không muốn đi tố giác. Vì vậy, tham nhũng xảy ra càng nghiêm trọng hơn. Việc người dân thờ ơ với tham nhũng, không tố cáo thì cuộc chiến chống tham nhũng ở nước ta sẽ không đạt kết quả.
Sinh thời, Bác Hồ có dạy “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng
GVHD: Th.S Thạch Huôn 50 SVTH: Thạch Thị Nguyệt
hội cho người dân tố cáo tham nhũng hiệu quả thì việc khắc phục những bất cập, hạn chế như trên là việc làm hết sức cấp thiết hiện nay.