5. Kết cấu đề tài
2.1.2.1. Mục đích công ước
Lời nói đầu ghi nhận tính chất nguy hiểm, mức độ nghiêm trọng và những hậu quả tiêu cực do tham nhũng gây ra đối với sự ổn định chính trị, an ninh xã hội, xói mòn thể chế các giá trị dân chủ, đạo đức, công lý và gây tổn hại đến sự phát triển bền vững và chế độ của các quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế. Vì vậy, các quốc gia cần phải quyết tâm phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng bằng hệ thống các biện pháp toàn diện, đa dạng và hữu hiệu.
Đồng thời, các quốc gia thành viên tham gia Công ước cần phải tăng cường hợp tác quốc tế về phòng và chống tham nhũng thông qua hợp tác, điều tra, truy tố, trao đổi thông tin, thu hồi tài sản, trợ giúp kĩ thuật, gồm cả hỗ trợ tăng cường năng lực thể chế nhằm ngăn ngừa và kiểm soát tham nhũng là yêu cầu cấp thiết. Ngoài ra, Công ước còn thừa nhận các nguyên tắc về việc bảo đảm đúng các thủ tục trong các hoạt động tố tụng hình sự, dân sự, hoặc hành chính liên quan đến việc phán quyết các quyền tài sản, đồng thời cũng ghi nhận các nguyên tắc quản lý đúng đắn công vụ như về tài sản công, công bằng, trách nhiệm và sự bình đẳng trước pháp luật cũng như sự cần thiết phải bảo đảm sự liêm chính và khuyến khích việc xây dựng văn hóa chống tham nhũng.
Tại Điều 1 của Công ước có tuyên bố về mục đích rằng: “Mục đích chung nhất của Công ước là hình thành một khuôn khổ pháp lý toàn cầu tạo điều kiện cho sự hợp tác quốc tế và trợ giúp kĩ thuật, kể cả việc thu hồi tài sản giữa các quốc gia trong hoạt động phòng, chống tham nhũng thông qua việc tăng cường hệ thống các biện pháp phòng và chống hữu hiệu. Hơn nữa tuyên bố còn nhấn mạnh mục đích sự liêm chính trong chế độ làm việc và quản lý đúng đắn công vụ cùng với tài sản công”. Điều này, cho ta thấy các mục đích của
GVHD: Th.S Thạch Huôn 19 SVTH: Thạch Thị Nguyệt
Công ước luôn nhấn mạnh và thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về chống tham nhũng cùng với các biện pháp hữu hiệu, đồng thời quy định trách nhiệm trong việc quản lý tài sản của nhà nước một cách đúng đắn, liêm chính.