Nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự ra đời của công ước

Một phần của tài liệu tên đề tài: vai trò của liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại việt nam (Trang 25)

5. Kết cấu đề tài

2.1.1. Nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự ra đời của công ước

Trong những năm gần đây, cùng với xu thế toàn cầu hóa tham nhũng ngày càng lan rộng và trở thành vấn đề nhức nhối, đe dọa đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Quan chức tham nhũng ở quốc gia này thường chọn quốc gia khác để che giấu tài sản hoặc lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật khi bị phát hiện. Vì vậy, việc hình thành một khuôn khổ pháp lý quốc tế cho sự hợp tác giữa các quốc gia trên phạm vi quốc tế để ngăn chặn các hành vi tham nhũng và những tác hại của các hành vi này là một yêu cầu cấp thiết của cả cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh đó, ngày 04/12/2001, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết số 55/61 thành lập Ủy ban lâm thời về đàm phán soạn thảo Công ước về chống tham nhũng. Công ước được Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/01/2003 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ).16

Từ tháng 2/2002 đến tháng 10/2003, Ủy ban soạn thảo Công ước đã họp 7 phiên với sự tham dự của trên 100 quốc gia và gần 30 tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ để thảo luận và xây dựng dự thảo Công ước. Tại nghị quyết số 57/169 ngày 18/12/2002, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc đã chấp nhận đề nghị của Chính phủ Mê-hi-cô về việc đăng cai Hội nghị chính trị cao cấp về kí kết Công ước tại Thành phố Mêrida từ ngày 9/12 đến ngày 11/12/2003, sau đó là kí tại trụ sở New York đến ngày 9/12/2005. Hội nghị có 126 nước tham gia, trong đó, nước chủ nhà Mê-hi-cô tham gia cấp nguyên thủ quốc gia, đại đa số các nước cử đoàn do cấp bộ trưởng hoặc thứ trưởng làm trưởng đoàn. Tham dự Hội nghị với tư cách quan sát viên gồm đại diện các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, 90 tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực và tổ chức phi chính phủ17. Đến ngày 14/12/2005, Công ước có hiệu lực thi hành. Tính đến ngày 20/6/2010, Công ước có 143 nước là thành viên tham gia kí kết. Việt Nam cũng chính thức kí gia nhập Công ước này vào ngày 10/12/2003 và có bảo lưu kèm theo văn kiện phê chuẩn, đến ngày 18/9/2009 Công ước này có hiệu lực thi hành với Việt Nam. Theo thông tin của Liên Hợp quốc, UNCAC là một trong 19 điều ước quốc tế trực tiếp về các vấn đề hình sự (Penal Matters) được đăng

16 Hoàng Phước Hiệp, Đặc san tuyên truyền pháp luật, số 09/2010, năm 2010, tr.1, [ngày truy cập 19/8/2014]. 17http://ttt.binhdinh.gov.vn/newsdetail.php?newsid=358&id=80 [ngày truy cập 19/8/2014].

GVHD: Th.S Thạch Huôn 18 SVTH: Thạch Thị Nguyệt

ký lưu chiểu tại Liên Hợp quốc. Việc này cho thấy, Công ước là một văn bản pháp lý quốc tế quan trọng được nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế quan tâm, tạo cơ sở cho việc hợp tác có hiệu quả trong phòng ngừa và chống tham nhũng.

Một phần của tài liệu tên đề tài: vai trò của liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)