Hành vi che giấu, thông đồng lẫn nhau trong cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu tên đề tài: vai trò của liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại việt nam (Trang 54)

5. Kết cấu đề tài

3.1.4.1.Hành vi che giấu, thông đồng lẫn nhau trong cơ quan nhà nước

Đây là hiện tượng thường gặp khi tham nhũng xảy ra, đặc biệt giữa hai lĩnh vực Hành chính và Hình sự. Trong cả hai lĩnh vực này, tham nhũng thường “núp” dưới dạng “ văn hóa phong bì”. Trong hành chính, việc quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ ở nhiều cơ quan, đơn vị chưa được thực hiện tốt và đối với những đối tượng muốn vào làm việc ở một cơ quan nhà nước thì việc “đưa phong bì” là việc hiển nhiên xảy ra.

Mặt khác, tư tưởng cục bộ, địa phương, bè phái, trong công tác bổ nhiệm vẫn còn tồn tại và việc chỉ lựa chọn, bổ nhiệm những cán bộ cùng quê, bè phái để từ đó hình thành các đường dây cấu kết với nhau tạo thành những vòng tham nhũng kép kín, làm vô hiệu hóa cơ chế kiểm soát và thanh tra nội bộ, cùng với sự nể nang, né tránh, bao che, dung túng cho tham nhũng của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị dẫn đến tham nhũng ngày càng gia tăng trầm trọng. Điều đó đã kích thích cho các tội phạm này tăng nhanh chóng, gây bức xúc lớn trong xã hội.

Trong lĩnh vực hình sự thì vẫn còn nhiều hiện tượng hối lộ, cán bộ, công chức trong cơ quan bảo vệ pháp luật để được xử lý hành chính, được kết luận điều tra có lợi, được truy tố, xét xử với tội danh và khung hình phạt nhẹ hơn, mức án nhẹ hơn hoặc được hưởng án treo. Đặc biệt, vẫn còn tồn tại hiện tượng đưa hối lộ để thu hồi tài sản là đối tượng của tội phạm trả cho người bị hại, đưa hối lộ để cưỡng chế thi hành án52…

50Điều 42, Khoản 2,Nghị định 59/2013, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật phòng chống tham nhũng.

51Điều 40,Nghị định 59/2013, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật phòng chống tham nhũng.

GVHD: Th.S Thạch Huôn 47 SVTH: Thạch Thị Nguyệt

Một phần của tài liệu tên đề tài: vai trò của liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại việt nam (Trang 54)