5. Kết cấu đề tài
2.1.2.5. Các biện pháp phòng ngừa
Phòng ngừa đóng vai trò thiết yếu trong đấu tranh chống tham nhũng, giúp ngăn ngừa hành vi, tăng cường khả năng phát hiện và khắc phục hậu quả tham nhũng. Vì vậy, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng đã được Công ước quy định ở chương II, mà các quốc gia thành viên cần xây dựng, thực hiện hoặc duy trì các chính sách chống tham nhũng hiệu quả và đồng bộ. Biện pháp được ghi nhận trong Công ước mang tính phòng chống tham nhũng cao đó là: biện pháp công khai, minh bạch tài sản.
- Minh bạch trong việc mua sắm, quản lý tài chính của nhà nước22, kể cả sổ sách kế toán, chứng từ, báo cáo tài chính hoặc các tài liệu khác liên quan đến thu, chi công, và phòng ngừa việc giả tạo những tài liệu này. Việc thực hiện tốt công tác đảm bảo minh bạch trong mua sắm và quản lý tài chính công sẽ góp phần ngăn ngừa tham nhũng hiệu quả. Ngoài việc đảm bảo sự minh bạch tài sản thì vấn đề báo cáo công khai minh bạch trong quản lý hành chính cũng rất cần thiết. Công khai cả về tổ chức, quá trình thực hiện và ra quyết định hành chính.
20 Điều 31, Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc năm 2003.
21
Điều 35, Công ước chống tham nhũng Liên Hợp Quốc, năm 2003.
GVHD: Th.S Thạch Huôn 24 SVTH: Thạch Thị Nguyệt
- Hoạt động truy tố, xét xử tham nhũng là một biện pháp chống tham nhũng hiệu quả. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng nhất. Do đó, vấn đề tăng cường tính liêm khiết cho cán bộ tòa án thông qua bộ quy tắc ứng xử và phòng ngừa tham nhũng đến với những đối tượng này rất quan trọng. Vì vậy, Điều 11, Công ước ghi nhận tầm quan trọng của việc đảm bảo tính độc lập trong hoạt động xét xử của Tòa án. Trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia mà các quốc gia thành viên áp dụng. Những biện pháp có tác dụng tương tự cũng cần được xem xét áp dụng đối với cán bộ của cơ quan công tố.
- Liên quan đến khu vực tư23 cần phải: tăng cường các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán trong khu vực tư. Đồng thời, áp dụng các biện pháp chế tài dân sự, hành chính hoặc hình sự một cách có hiệu quả nhằm răn đe đối với những hành vi không tuân thủ biện pháp này.
+ Việc này có tác dụng nhằm phòng ngừa và phát hiện hành vi tham nhũng, có tác dụng đảm bảo cho các doanh nghiệp tư nhân tuân thủ đầy đủ quy trình về kiểm toán, các báo cáo tài chính, các tài khoản và chứng nhận.
+ Nhằm mục đích phòng ngừa tham nhũng, phù hợp với pháp luật nước mình về sổ sách, chứng từ, công khai báo cáo tài chính và tiêu chuẩn kế toán, kiểm toán, mỗi Quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp cần thiết để cấm những hành vi sau đây: Lập tài khoản ngoài sổ sách, tiến hành giao dịch ngoài sổ sách hoặc giao dịch không được xác minh thỏa đáng, lập chứng từ khống, đưa vào sổ sách những khoản nợ mà xác định sai đối tượng nợ, dùng giấy tờ, chứng từ giả và cố tình hủy tài liệu sổ sách trước thời hạn do pháp luật quy định. Phòng chống tham nhũng là công việc lâu dài, vì vậy, việc phòng ngừa trong khu vực tư cũng rất là cần thiết.
- Việc thúc đẩy sự tham gia của xã hội24 như sự chủ động của các cá nhân, tổ chức ngoài khu vực công, xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức cộng đồng, cơ quan truyền thông, báo chí, trường đại học vào công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng một cách toàn diện là việc làm rất cần thiết và đúng đắn, vì sự tham gia chủ động, tích cực của xã hội sẽ mang lại nhiều tích cực thực tế trong công tác chống tham nhũng.
- Chống rửa tiền25 là một biện pháp phòng ngừa, phát hiện, khắc phục hậu quả tham nhũng một cách hữu hiệu. Theo Công ước trong phạm vi thẩm quyền của mình mỗi quốc gia thành viên cần phải thiết lập một cơ chế giám sát và điều tiết toàn diện trong nước đối với các ngân hàng, các định chế tài chính phi ngân hàng, kể cả các cá nhân hay pháp nhân cung cấp dịch vụ chính thức hoặc không chính thức về chuyển tiền hoặc vật có
23 Điều 12, Công ước chống tham nhũng Liên Hợp Quốc, năm 2003.
24
Điều 13, Công ước chống tham nhũng Liên Hợp Quốc, năm 2003.
GVHD: Th.S Thạch Huôn 25 SVTH: Thạch Thị Nguyệt
giá trị, và khi thích hợp, cả những cơ quan khác đặc biệt dễ liên quan đến rửa tiền, nhằm ngăn chặn, phát hiện mọi hình thức rửa tiền; cơ chế điều tiết và giám sát này phải nhấn mạnh đến các yêu cầu về xác định khách hàng và cả người sở hữu hưởng lợi khi thích hợp, lưu giữ hồ sơ và báo cáo về các giao dịch đáng ngờ.
+ Đồng thời, xem xét thành lập một đơn vị tình báo tài chính để hoạt động như một trung tâm quốc gia để thu nhập, phân tích và phổ biến thông tin về hoạt động rửa tiền tiềm tàng và cần áp dụng các biện pháp khả thi nhằm kiểm soát, phát hiện việc di chuyển tiền mặt và tài sản qua biên giới quốc gia, nhưng không được gây trở ngại đối với các dòng vốn hợp pháp, có thể bao gồm việc yêu cầu báo cáo về việc chuyển qua biên giới những lượng tiền mặt lớn và vật có giá trị, tăng cường hợp tác nhằm đấu tranh chống rửa tiền.
+ Ngoài ra, việc thiết lập cơ chế quản lý, giám sát theo cấp tổ chức khu vực, liên khu vực và hợp tác đa phương là một sáng kiến chống rửa tiền hiệu quả. Vì vậy, việc thúc đẩy hợp tác song phương, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu giữa các cơ quan tư pháp, thực thi pháp luật và giám sát tài chính nhằm đấu tranh chống rửa tiền cũng đều là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay.