Các hậu quả tham nhũng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu tên đề tài: vai trò của liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại việt nam (Trang 40)

5. Kết cấu đề tài

3.1.1.3. Các hậu quả tham nhũng ở Việt Nam

Tham nhũng hiện nay đang là vấn đề nhức nhối của nhiều quốc gia trên thế giới. Nó là căn bệnh của bộ máy Nhà nước có tác động tiêu cực tới tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội - kinh tế - chính trị, là nguyên nhân chủ yếu gây đói nghèo và là rào cản rất lớn của sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Hậu quả của tham nhũng gây ra có thể làm hủy hoại các giá trị văn hóa truyền thống và đạo đức của dân tộc, làm tê liệt bộ máy Nhà nước của quốc gia thậm chí làm sụp đổ cả một chế độ xã hội.

33

http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201401/nhan-dien-tham-nhung-o-viet-nam-hien-nay-nguyen-nhan-va-giai- phap-phong-chong-293534/ (ngày truy cập 5/9/2014).

GVHD: Th.S Thạch Huôn 33 SVTH: Thạch Thị Nguyệt

- Hậu quả về kinh tế:

+ Tham nhũng làm chậm sự phát triển chung của đất nước là nguy cơ làm cho nước ta tục hậu về kinh tế. Nó làm thất thoát đáng kể đến ngân sách Nhà nước, tiền đóng góp từ mồ hôi, nước mắt của nhân dân, nó dẫn đến năng suất lao động xã hội giảm sút, giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh kinh tế của đất nước đã yếu kém nay còn yếu kém hơn. Nguy hại hơn, nó sẽ làm suy giảm thậm chí sẽ làm triệt tiêu động lực lao động.

+ Tham nhũng gây hậu quả rất lớn về tài sản của Nhà nước, tập thể và công dân. Nó diễn ra trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Giá trị tài sản bị thiệt hại, thất thoát mỗi vụ mỗi năm lên tới hàng chục, hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỉ đồng. Đây là những con số lớn và đáng lo ngại so với thu ngân sách hằng năm ở nước ta. Hậu quả của hành vi này là không chỉ tài sản bị biến thành của riêng mà nguy hiểm hơn, nó còn gây thiệt hại, thất thoát, lãng phí một lượng lớn tài sản của Nhà nước, của tập thể và cá nhân.

+ Ở mức độ thấp hơn, việc một số cán bộ, công chức quan liêu, sách nhiễu, lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ khiến cho nhân dân phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể thực hiện được các công việc của mình như: xin cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận, hoặc các loại giấy tờ khác…Nếu xét từng trường hợp thì giá trị vật chất bị lãng phí có thể ít, nhưng nếu tổng hợp lại những vụ việc diễn ra thường xuyên liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân thì đây không phải là một con số nhỏ.

- Hậu quả về xã hội:

+ Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước. Bất chấp những lợi ích bất chính mà sẵn sàng vi phạm pháp luật, làm trái công vụ của mình, trái lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, tham nhũng không chỉ phát sinh ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai… mà còn có xu hướng lấn sang các lĩnh vực ít có khả năng tham nhũng xảy ra như: văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao…Thậm chí cả những lĩnh vực lẻ ra không thể có tham nhũng, cả dưới góc độ đạo đức và pháp luật như: lĩnh vực phúc lợi xã hội hay bảo vệ pháp luật.

+ Tham nhũng cũng xảy ra không ít trong các chương trình trợ cấp cho thương binh, liệt sĩ, các gia đình chính sách; tham nhũng tiền, hàng hóa cứu trợ xã hội, trong cả xét duyệt công nhận di tích lịch sử, văn hóa, thi đua khen thưởng, kể cả giáo viên, bác sĩ, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội. Đây đều là những người xây dựng cuộc sống là nền tảng của xã hội. Điều đáng báo động, khái niệm tham nhũng đã trở thành quan niệm của cán bộ, công chức. Đó là biểu hiện cho sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức một cách nghiêm trọng.

GVHD: Th.S Thạch Huôn 34 SVTH: Thạch Thị Nguyệt

+ Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới của đất nước và làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên xã hội chủ nghĩa, tinh thần đổi mới đất nước đang tạo thế và lực mới. Để làm được mục tiêu cao cả đó, nước ta đã có những điều chỉnh đúng đắn về chiến lược và sách lược để phát huy tác dụng của nó và tạo đà cho sự phát triển kinh - tế xã hội. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng lại là một trở lực lớn cho quá trình này.

+ Quan điểm và tư duy đổi mới cùng với cơ chế, pháp luật đúng đắn, phù hợp đã bị tệ tham nhũng bóp méo. Đối tượng tham nhũng đã lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế, chính sách để thực hiện hành vi tham nhũng. Ngược lại kẻ tham nhũng lại lợi dụng yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát và các biện pháp khác để dọa dẫm, đòi hối lộ của các đối tượng bị thanh tra, kiểm tra. Từ đó, cơ chế chính sách đã trở thành công cụ thực hiện những lợi ích cá nhân.

Ngoài việc kìm hãm sự phát triển kinh tế, lạm phát gia tăng, nợ xấu phát triển. Đặc biệt, nó còn làm hỏng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, cụ thể làm giảm sút nghiêm trọng sự đầu tư từ nước ngoài vào nước ta, điều này gây thiệt hại lớn tới tiềm lực phát triển quốc gia.

Nhìn vào những thành quả của công việc đổi mới đất nước có thể nhận thấy chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng ta là đúng đắn nhưng khi thực hiện thì bị cản trở rất nhiều do người thực hiện xuất phát từ mưu lợi cá nhân.

Công cuộc cải cách hành chính đã có được những tiến bộ bước đầu nhưng tính phục vụ và công tâm nhìn chung vẫn còn xa lạ đối với nền hành chính nước ta. Pháp luật về thương mại của chúng ta đã được sửa đổi, bổ sung tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất, kinh doang nhưng trên thực tế họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Luật đất đai thường xuyên lại sửa đổi, bổ sung nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn xảy ra rất nhiều vi phạm; chính sách ưu tiên cho con em dân tộc miền núi trong quá trình cử tuyển vào đại học, xét tuyển vào làm công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước đã bị biến thành đặc quyền, đặc lợi con cháu của những người có chức, quyền hoặc những kẻ có tiền, chính sách thưởng điểm cho học sinh giỏi khi thi đại học bị lợi dụng và trở thành cơ hội của nạn mua bán điểm hoạt động...

Từ những vấn đề trên có thể cho thấy hậu quả nặng nề mà tham nhũng mang lại: đầu tiên đó là sự bất ổn xã hội, gây ra những mâu thuẫn, xung đột có nguy cơ phá hỏng sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước. Mặt khác, vấn đề đạo đức bị xâm phạm nghiêm trọng, đặc biệt đạo đức xã hội, đạo đức gia đình và cá nhân rơi vào trạng thái suy đồi. Các giá trị tinh thần nền tảng bị xem nhẹ, bệnh vô cảm tràn lan, niềm tin và sự tin tưởng của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ bị suy giảm.

GVHD: Th.S Thạch Huôn 35 SVTH: Thạch Thị Nguyệt

Từ những hậu quả trên nó có thể đe dọa tới sinh mệnh của Đảng và chế độ, như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng đã chỉ ra. Trước đó, năm 1992, tại hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, đã nêu: “ Tệ tham nhũng, hối lộ, ăn chơi phung phí tài sản của nhân dân rất nghiêm trọng và kéo dài. Những hiện tượng đó gây tác hại rất lớn, làm tổn hại thanh danh của Đảng34. Tháng 1-1994, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đánh giá lại: “ Tệ quan liêu tham nhũng và suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận, cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy của Đảng và Nhà nước suy yếu, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ bị xói mòn”35

. Tháng 4-2001, Đại hội Đảng lần thứ IX lại tiếp tục khẳng định: “ Điều nhấn mạnh là: tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân”36.

Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 21-8-2006 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục nhấn mạnh: “Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa tới sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”.

Ví dụ một số vụ án điển hình về hậu quả của tham nhũng gây ra, đó là: vụ án tham nhũng tại tổng công ty hàng hải Việt Nam, Vụ tham nhũng tại Công ty Cho thuê tài chính 2; vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; vụ án kinh tế tại Ngân hàng ACB liên quan đến “bầu” Kiên… những vụ án này đã làm thất thoát lớn nguồn ngân sách nhà nước và để lại những hậu quả nặng nề. Nó là một minh chứng cho ta thấy rõ mức độ nghiêm trọng mà tham nhũng đã gây ra.

Một phần của tài liệu tên đề tài: vai trò của liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)