Các yếu tố tham nhũng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu tên đề tài: vai trò của liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại việt nam (Trang 39)

5. Kết cấu đề tài

3.1.1.2. Các yếu tố tham nhũng ở Việt Nam

Theo đánh giá của Chính phủ thì: “ tình hình tham nhũng vẫn chưa có dấu hiệu giảm, mà nó vẫn còn diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà ở một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhà nước vẫn còn diễn ra ở một số khu vực. Tham nhũng, lãng phí trong quản lý và sử dụng đất đai, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn và tài sản một

số doanh nghiệp nhà nước đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, gây bất bình trong xã hội”. Từ

những nhận định trên cho ta thấy thực trạng tham nhũng ở Việt Nam ngày càng trầm trọng với các diễn biến phức tạp. Hiện nay, nó đang dần làm suy thoái đạo đức của một bộ phận không nhỏ Đảng viên, cán bộ, công chức, làm cản trở sự nghiệp đổi mới đất nước, đặc biệt là làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ, hủy hoại quyền con người. Vậy, đâu là những nguyên nhân đã dung dưỡng cho tham nhũng xảy ra? Hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, nhiều tầng nấc, quan liêu nặng nề, cải cách hành chính và cải cách tư pháp không triệt để, mục tiêu xây dựng một nền hành chính công minh bạch, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp còn nhiều bất cập, đặc biệt là khâu cải cách thủ tục hành chính không làm hài lòng nhân dân.

Chức năng phục vụ an sinh xã hội của Nhà nước không được phát huy lành mạnh. Hệ thống thể chế luật pháp thi hành và tổ chức thực hiện không đồng bộ, chất lượng thấp, hiệu lực yếu, hiệu quả kém. Vừa bị “rừng luật” cản trở vừa bị “luật rừng” thao túng. Các quan hệ Dân chủ - Pháp luật, kỷ cương; Công dân - Nhà nước; công chức, viên chức với công dân không rành mạch, sáng tỏ do thiếu công khai, minh bạch, thiếu vắng trách nhiệm và chế độ trách nhiệm.

Vấn đề tiền lương không đủ chi tiêu cho cuộc sống tối thiểu, sự chênh lệch quá lớn giữa các lĩnh vực, các ngành trong thu nhập. Việc này dẫn đến công chức, viên chức phải tìm cách xoay xở để sống theo mức sống của tầng lớp trung gian bằng cách bổ sung vào tiền lương của họ những khoản thu nhập bất hợp pháp. Việc này, dẫn đến sự suy thoái đạo đức của một bộ phận quan chức, công chức, viên chức.

Hơn nữa, đội ngũ công chức thiếu tính chuyên nghiệp, hoạt động điều hành quản lý thiếu tính hiện đại. Văn hóa từ chức, xin lỗi chậm hình thành không được thực hiện nghiêm túc lại có nguy cơ bị hình thức hóa. Cơ chế dùng người, đặt người vào công việc bộc lộ nhiều sự bất ổn. Thiếu động lực cho tài năng phát triển, các nhân tố tinh hoa, hiền tài, nhân tài khó hoặc thậm chí không vào được cơ quan nhà nước để làm việc. Cơ chế

GVHD: Th.S Thạch Huôn 32 SVTH: Thạch Thị Nguyệt

“xin - cho”, “lợi ích nhóm”, “tư duy nhiệm kỳ” là nơi dung dưỡng cho tham nhũng phát triển. Chính sách và cơ chế hiện hành vô hình chung chỉ khuyến khích con người ta chạy theo quan chức, địa vị, bổng lộc, không khuyến khích mọi người theo con đường chuyên gia. Đó là đầu mối của những lệch lạc chuẩn mực giá trị và làm hỏng nhân cách, nhất là tạo ra một thứ chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, làm hỏng lớp trẻ mới vào đời, lập thân lập nghiệp.

Mặt khác, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức có trình độ học vấn, văn hóa, nhất là văn hóa pháp luật thấp, coi thường pháp luật còn diễn ra khá phổ biến. Việc này, sẽ dẫn đến bất công xã hội nhiều trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc của người dân, đặc biệt trong hệ thống tư pháp.

Ngoài ra, việc phân hóa thu nhập, phân hóa giàu nghèo trong xã hội có xu hướng ngày càng tăng lên. Sự không kiểm soát được về biến động tài sản và thu nhập, đặc biệt là việc xử lý tình trạng giàu lên nhanh chóng một cách phi pháp, ngoài lao động không được kiểm soát chặt chẽ.

Tình trạng hư danh, hám danh, tham chức, tham quyền, trục lợi kèm theo sự suy đồi đạo đức, dư luận xã hội tích cực phát triển một cách yếu ớt, không tạo được áp lực đủ mạnh chống tham nhũng. Trong đó, có sự thiếu gương mẫu của không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý, kể cả ở cấp cao. “Thượng bất chính hạ tất loạn…”. Tổng kết phòng ngừa, răn đe của người xưa để phòng tránh đã không tránh được, lại đã hiện hình trong bộ máy, trong những người nắm giữ chức, quyền ngày nay. Từ đó, dẫn đến việc kiểm soát quyền lực chậm trễ, không rõ ràng cả trong nhận thức và hành động. Dân chủ biến thành “quan chủ” đúng như điều mà Hồ Chí Minh đã cảnh báo. Phản biện, tư vấn, kiểm tra, giám sát yếu kém vừa làm cho dân chủ chậm phát triển, vừa không ngăn chặn được tham nhũng, tiêu cực ngay trong bộ máy nhà nước.33

Một phần của tài liệu tên đề tài: vai trò của liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)