5. Bố cục của đề tài
2.2.2.1. Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong lĩnh vực ngân hàng
Luật Cạnh tranh quy định: “Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị
trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.”50. Không chỉ một doanh nghiệp mới có thể có vị trí thống lĩnh thị trường, một nhóm doanh nghiệp cũng có thể thống lĩnh thị trường.
“Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cũng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây: Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; Ba doanh nghiệp có
48
Bạch Văn Mừng, Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực năm 2010, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương, Hà Nội, năm 2010.
49
Ts. Lê Danh Vĩnh, Giáo trình Luật Cạnh tranh, Đại học Kinh tế – Luật, NXB. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2010, tr. 103.
50
tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan; Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.”51.
Trong lĩnh vực ngân hàng, một tổ chức tín dụng cũng có thể được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. Hoặc thị phần kết hợp của hai tổ chức tín dụng có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan, ba tổ chức tín dụng có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan, bốn tổ chức tín dụng có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.
Mặc dù thị trường sản phẩm liên quan có thể chia theo từng loại hình dịch vụ cụ thể, nhưng thị phần của từng doanh nghiệp vẫn được tính chung cho toàn ngành, bao gồm cả ngành ngân hàng. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành ngân hàng, “doanh thu để xác định thị phần của tổ chức tín dụng được tính bằng các khoản thu nhập sau đây: thu nhập tiền lãi; thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ; thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối; thu nhập từ lãi góp vốn, mua cổ phần; thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác và thu nhập khác”52.
Tiêu chí “thị phần” hoàn toàn có thể xác định được, song để xác định vị trí
thống lĩnh thị trường của tổ chức tín dụng còn phải xác định tiêu chí “có khả năng
gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể” đối với một tổ chức tín dụng và “cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh” đối với nhóm tổ chức tín dụng.
Theo tinh thần của Điều 11 Luật Cạnh tranh hiện hành, khả năng gây hạn chế
cạnh tranh một cách đáng kể sẽ được sử dụng để xác định vị trí thống lĩnh khi một tổ
chức tín dụng hoặc nhóm tổ chức tín dụng chưa tích lũy đủ mức thị phần tối thiểu mà Luật quy định để được coi là có vị trí thống lĩnh. Nghị định 116/2006/NĐ-CP không giải thích thế nào là khả năng hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể mà chỉ đưa ra các căn cứ để xác định53.
Những căn cứ pháp luật quy định có thể thấy khả năng tiềm tàn của tổ chức tín dụng trong việc chi phối thị trường và khả năng đạt tới mức thống lĩnh thị phần trong
51
Khoản 2 Điều 11 Luật Cạnh tranh năm 2004.
52
Điều 12, Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.
53
Điều 22, Nghị định 116/2006/NĐ-CP ngày 15/09/2005 về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.
tương lai. Khả năng tiềm tàn của tổ chức tín dụng có thể đem lại cho tổ chức tín dụng một sức mạnh nhất định khi tham gia vào thị trường, từ đó có thể khống chế các quan hệ mà nó tham gia hoặc bằng hành vi nhất định gây ảnh hưởng đến các tổ chức tín dụng khác và các khách hàng.
Luật Cạnh tranh quy định cấm các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thự hiện các hành vi sau đây: bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; áp đặt giá mua, bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh; áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng và ngăn cản việc tham gia thị trường của đối thủ cạnh tranh mới54.
- Hành vi cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh:
Lý thuyết cạnh tranh luôn cảnh báo về sự nguy hại mà hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ có thể gây ra cho thị trường và cho các doanh nghiệp khác. Theo đó, đạo luật này cũng được áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng, cấm tổ chức tín dụng thực hiện hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ để loại bỏ đối thủ cạnh tranh. “Kinh doanh được hiểu
là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.”55. Khi một tổ chức tín dụng thực hiện việc cung cấp dịch vụ dưới mức chi phí toàn bộ là họ đã chấp nhận hy sinh lợi nhuận để đạt được mục tiêu nào đó. Việc chấp nhận thiệt hại như trên phản ánh bản chất phi kinh tế của hành vi, có nghĩa là nó đi ngược lại với mục đích của hành vi kinh doanh thông thường. Bất kỳ người tham gia kinh doanh nào khi gia nhập thị trường đều mong muốn đạt được lợi nhuận ở mức tối ưu. Việc chấp nhận lỗ hoặc chấp nhận hy sinh lợi nhuận của tổ chức
54
Điều 13, Luật Cạnh tranh năm 2004.
55
tín dụng luôn hướng đến mục tiêu tăng thị phần và tìm cơ hội khẳng định mình trong sự ưu ái của khách hàng. Mục đích của hành vi này nhằm loại bỏ những tổ chức tín dụng hiện có hoặc ngăn cản sự gia nhập của các tổ chức tín dụng tiềm năng.
Đối với tổ chức tín dụng, Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định hành vi sau đây không bị coi là bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh: “Hạ giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong chương trình khuyến mại theo
quy định của pháp luật.”56. Để được hưởng miễn trừ, các tổ chức tín dụng phải niêm yết công khai, rõ ràng tại các chi nhánh, phòng giao dịch về việc cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ và thời gian khuyến mại.
- Các hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh; áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng và ngăn cản việc tham gia thị trường của đối thủ cạnh tranh mới được quy định rõ ràng và cụ thể trong Luật Cạnh tranh cũng như trong Nghị định 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh. Tuy nhiên, thực tế trong lĩnh vực ngân hàng, các hành vi này chưa từng xuất hiện.