Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân

Một phần của tài liệu pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 29)

5. Bố cục của đề tài

2.1.4.1. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân

Là biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường, quảng cáo luôn có mục đích là để giới thiệu, khuếch trương hàng hóa, dịch vụ của mình và vì thế nó được coi là hành vi hợp pháp của doanh nghiệp cũng như của tổ chức tín dụng. “Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu

đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.” 25, giúp họ giới thiệu đến khách hàng một cách nhanh chóng, là phương tiện để mở rộng thị trường kinh doanh. Đối với người tiêu dùng, hoạt động quảng cáo cung cấp thông tin cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản về tình hình thị trường, về hàng hóa, dịch vụ, từ đó nâng cao khả năng lựa chọn của họ đối với các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Với ý nghĩa đó, hoạt động quảng cáo thực sự có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế và của các tổ chức tín dụng.

Các doanh nghiệp thực hiện việc quảng cáo thông qua sản phẩm quảng cáo.

“Sản phẩm quảng cáo bao gồm nội dung và hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự.”26. Phương tiện để đưa sản phẩm quảng cáo đến với khách hàng rất đa dạng như các phương tiện thông tin đại chúng, các phương tiện truyền thông, các xuất bản phẩm, các loại bảng, biển, pa-nô, áp phích…

Theo Luật Cạnh tranh, những hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh bao gồm: So sánh trực tiếp, hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ

25

Khoản 1, Điều 2, Luật Quảng cáo năm 2012.

26

cùng loại của doanh nghiệp khác; Bắt trước sản phẩm quảng cáo để gây nhầm lẫn cho khách hàng; Quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công, hoặc cách thức sử dụng, phương pháp phục vụ, thời hạn bảo hành, hoặc các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác; Các hoạt động quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm27.

Đối với tổ chức kinh doanh thông thường, hành vi này có thể gây nhầm lẫn và dẫn đến hậu quả không nhỏ đối với một bộ phận khách hàng. Tuy nhiên, hậu quả của quảng cáo sai sự thật của một tổ chức tín dụng sẽ lớn hơn nhiều bởi số lượng khách hàng lớn hơn, phạm vi ảnh hưởng lớn hơn và cao hơn hết là có thể dẫn đến mất niềm tin của khách hàng vào cả hệ thống ngân hàng.

Trong lĩnh vực ngân hàng, hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh có thể là hành vi so sánh dịch vụ mình cung cấp với dịch vụ của các tổ chức tín dụng khác theo hướng đề cao vị thế của mình, làm giảm uy tín của các tổ chức tín dụng khác, gây nhầm lẫn cho khách hàng để nhằm mục đích giảm lượng khách hàng của các tổ chức tín dụng này28. Sản phẩm quảng cáo của tổ chức tín dụng vi phạm đưa ra những thông tin khẳng định dịch vụ được quảng cáo có các lợi ích khi sử dụng dịch vụ, điều kiện để sử dụng dịch vụ, giá cả của dịch vụ,… ngang bằng, tốt hoặc tốt hơn hoặc tốt nhất so với các sản phẩm dịch vụ cùng loại của các tổ chức tín dụng khác. Với hành vi quảng cáo so sánh đúng hay không đúng đều là cạnh tranh không lành mạnh. Và hành vi quảng cáo của tổ chức tín dụng vi phạm phải là so sánh trực tiếp sản phẩm dịch vụ cùng loại của tổ chức tín dụng khác. Các thông tin quảng cáo được coi là so sánh trực tiếp nếu những hình ảnh, màu sắc, tiếng nói, chữ viết… được sử dụng trong sản phẩm quảng cáo đủ để người tiếp nhận thông tin xác định được sản phẩm dịch vụ bị so sánh.

Bắt chước sản phẩm quảng cáo của một tổ chức tín dụng khác cũng thuộc nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Việc bắt trước như vậy sẽ làm cho khách

27

Điều 45, Luật Cạnh tranh năm 2004.

28

Ts. Nguyễn Kiều Giang, Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng – Nhìn từ góc độ pháp lý, Tạp chí Luật học số 12/2007.

hàng nhầm lẫn về dịch vụ mình cung cấp là dịch vụ mà khách hàng đã biết và tín nhiệm trước đó do tổ chức tín dụng khác cung cấp. Luật Canh tranh không thể xác định cụ thể mức độ bắt chước của sản phẩm quảng cáo nhái so với sản phẩm quảng cáo bị nhái để có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, cơ quan thực thi pháp luật sẽ xác định căn cứ vào tình hình cụ thể của sự việc và của thị trường29.

Hành vi quảng cáo sai sự thật trong lĩnh vực ngân hàng có thể được thể hiện như tổ chức tín dụng quảng cáo sai sự thật về khả năng tài chính, số lượng chi nhánh, mạng lưới phục vụ, chất lượng và số lượng dịch vụ, đội ngũ nhân viên,… Để xác định hành vi này là cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan có thẩm quyền chỉ cần đối chiếu nội dung của thông tin quảng cáo với thực tế khách quan.

Một phần của tài liệu pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)