5. Bố cục của đề tài
3.2.2.2. Quy định rõ ràng về hành vi hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân
Luật Cạnh tranh hiện hành quy định, hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế104. Do vậy, để đảm bảo quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh cần làm rõ vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng.
Theo quy định của Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 xác định: Các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần chi phối của nhà nước đóng vai trò chủ lực và đi đầu trong hệ thống ngân hàng về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, công nghệ, quản lý và hiệu quả kinh doanh. Các ngân hàng thương mại nhà nước cùng với ngân hàng thương mại cổ phần trong nước đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Các tổ chức tín dụng nước ngoài và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác góp phần bảo đảm sự phát triển hoàn chỉnh, an toàn và hiệu quả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam với chất lượng dịch vụ cao và thương hiệu này dường như xác nhận Nhà nước vẫn coi trọng và dành một vị trí riêng cho các ngân hàng thương mại nhà nước. Như vậy, Nhà nước đã gián tiếp thừa nhận vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc uyền ngân hàng thương mại trong lĩnh vực ngân hàng. Đây là một nội dung cần được quan tâm làm rõ trong quy định của pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.