5. Bố cục của đề tài
3.1.2. Thực trạng hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Trong lĩnh vực ngân hàng, hạn chế tập trung kinh tế diễn ra mạnh mẽ trong hoạt động tập trung kinh tế, cụ thể là hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại các tổ chức tín dụng. Theo đó, điểm xuất phát của việc tiến hành hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua bán các tổ chức tín dụng bắt đầu xuất hiện vào những năm 1997, nổi bật có sự kiện Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam tiến hành sáp nhập thành công Ngân hàng thương mại cổ phần Đồng Tháp. Bắt đầu từ đây, quá trình sáp nhập,
100
Minh Thúy, Áp lực chỉ tiêu đẩy ngân hàng đua nhau cạnh tranh, http://www.vietnamplus.vn/ap-luc-chi- tieu-day-ngan-hang-dua-nhau-canh-tranh/144848.vnp, [truy cập ngày 10/11/2014].
101
Minh Thúy, Áp lực chỉ tiêu đẩy ngân hàng đua nhau cạnh tranh, http://www.vietnamplus.vn/ap-luc-chi- tieu-day-ngan-hang-dua-nhau-canh-tranh/144848.vnp, [truy cập ngày 10/11/2014].
hợp nhất và mua lại các tổ chức tín dụng nói chung, diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn. Hàng loạt các phi vụ được thực hiện thành công trong những năm tiếp theo, đặc biệt là năm khoảng năm 2001 – 2003. Tuy nhiên, vào khoảng những năm 2005 trở về sau, với sự xuất hiện của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, các hoạt động này giảm dần và ít thấy xuất hiện, mà thay vào đó là các hoạt động đầu tư vốn và mua lại cổ phần.
Thị trường sáp nhập, hợp nhất và mua lại các tổ chức tín dụng thực sự trầm lắng trong những năm tiếp theo bởi ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế, và sự manh nha trong thay đổi pháp luật về sáp nhập, hợp nhất và mua lại các tổ chức tín dụng, với hàng loạt các chính sách pháp luật mới về tái cơ cấu nền kinh tế nói chung, và tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng.
Tuy nhiên, thực tế đến năm 2011, đợt hợp nhất ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mới được ghi nhận, cụ thể là vụ hợp nhất ba ngân hàng: Ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gòn (SCB). Điều này cho thấy, tại Việt Nam, hoạt động hợp nhất tổ chức tín dụng thực tế vẫn còn hiếm và thay vào đó, phương án được các tổ chức tín dụng chọn lựa vẫn là sáp nhập hoặc mua lại tổ chức tín dụng. Đồng thời, vụ hợp nhất này như một phát súng kích ngòi lại các hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng tại Việt Nam trong quá trình tiến hành tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng.
Theo đó, từ cuối năm 2011 đến nay, nhiều tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng đã thực hiện tái cơ cấu thành công. Trong đó, có thể nhắc đến một số vụ lớn như: sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (HabuBank) sáp nhập vào Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và ngày 28/8/2012, vụ hợp nhất giữa PVFC với Western Bank thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam (PvcomBank). Và khi thị trường sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng khởi động trở lại, hàng loạt các đề án mới bắt đầu hé lộ. Như việc vào đầu năm 2014, Ngân hàng thương mại cổ phần Thương tín Sài Gòn (Sacombank) đã đặt vấn đề sáp nhập với Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam (STB). Đây là một trong những sự kiện ảnh hưởng lớn nhất và đáng quan tâm trong vấn đề tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, bởi lẽ, chính STB là ngân hàng đã khởi động ban đầu cho thị trường sáp nhập, mua lại tổ chức tín dụng tại Việt Nam vào những năm 1997 – 2003: sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phần Đồng Tháp, sáp nhập Ngân hàng
thương mại cổ phần Đại Nam, sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phần Nông Thôn Châu Phú, sáp nhập Ngân hàng TMCP Nông Thôn Cái Sắn, Cần Thơ, và mua Quỹ Tín Dụng Nhân Dân Định Công Thanh Trì Hà Nội. Như vậy, sau hơn 10 năm, tình thế đổi ngược, lần này STB sáp nhập vào Sacombank.
Tóm tắt một số vụ sáp nhập, hợp nhất và mua lại tổ chức tín dụng trong quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng như sau:
Bảng tóm tắt một số vụ sáp nhập, hợp nhất và mua lại tổ chức tín dụng
STT Nhóm tham gia Nhóm nhận Hình
thức Thời gian
1 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB)
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB)
Hợp nhất 26/12/2011 2 Ngân hàng thương mại cổ
phần Đệ Nhất (Fitcombank)
3
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank)
4
Ngân hàng thương mại cổ
phần Tiên Phong
(TienPhongBank)
Tập đoàn Vàng bạc
đá quý DOJI Mua lại
Đầu năm
2012
5 Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (TrustBank)
Tập đoàn Thiên
Thanh Mua lại
Đầu năm
2013
6
Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (HabuBank) Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) Sáp nhập 28/8/2012
phần dầu khí Việt Nam (PVFC) mại cổ phần Đại chúng Việt Nam (PvcomBank) 2013 8
Ngân hàng thương mại cổ
phần Phương Tây
(WesternBank)
9
Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Mê kông (MDB)
Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank)
Sáp nhập Đầu năm 2014
10
Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam (Southern Bank) Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Sáp nhập 25/3/2014 11
Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PGBank)
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VietinBank)
Sáp nhập 18/4/2014
Ghi chú:
+ Nhóm tham gia: bao gồm tổ chức tín dụng bị sáp nhập, tổ chức tín dụng bị hợp nhất, tổ chức tín dụng bị mua lại;
+ Nhóm nhận: bao gồm tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, tổ chức tín dụng hình thành sau quá trình hợp nhất, tổ chức tín dụng mua lại.
Như vậy, có thể thấy xu hướng của việc thực hiện sáp nhập, hợp nhất và mua lại tổ chức tín dụng cũng như tập trung kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng đang diễn ra khá mạnh mẽ, tính hiệu cho một thị trường sôi động trong thời kỳ cuối của việc thực hiện tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015. Hiện tại, việc Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh hoạt động tái cơ cấu bằng việc liên tục bổ sung thêm vào danh sách các ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém cần tái cơ cấu thì dự đoán,
năm 2015 sẽ xảy ra thêm hàng loạt các vụ sáp nhập, hợp nhất và mua lại tổ chức tín dụng. Các vụ tập trung kinh tế này được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật nên không vi phạm quy định về hành vi tập trung kinh tế bị cấm theo pháp luật cạnh tranh hiện hành.
Đến nay hầu như Pháp luật ngân hàng ở nước ta không đề cập đủ rõ những hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm thực hiện mà chỉ liệt kê một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình trong lĩnh vực ngân hàng, dưới một cách gọi khác là “hành vi cạnh tranh bất hợp pháp” (Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997) và/hoặc “giao Chính phủ qui định cụ thể các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý vi phạm này” (Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010). Hiện tượng này tuy không cản trở việc áp dụng trực tiếp các quy định của Luật cạnh tranh chung về những hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm, nhưng lại không nói rõ những tính đặc thù của ngân hàng khiến cho luật cạnh tranh chung cần phải qui chiếu về luật chuyên ngành, trong khi đó, luật chuyên ngành lại vẫn chưa có văn bản nào quy định hướng dẫn cụ thể. Tính cụ thể của Luật chưa cao, làm cho Luật phải chờ văn bản quy định cụ thể của Chính Phủ là cấp thực thi Pháp luật. Sự mập mờ đó có thể tạo nguyên cớ cho một số tổ chức tín dụng tìm cách liên kết với nhau thông qua hình thức “độc quyền nhóm” (mà thực tế đã có một cách tự nhiên và cả có tổ chức) gây thiệt hại cho các tổ chức tín dụng khác.