Tái cấu trúc các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 65)

5. Bố cục của đề tài

3.2.4.1. Tái cấu trúc các tổ chức tín dụng

Việt Nam đang tiến hành tái cấu trúc các tổ chức tín dụng, theo đó, các giải pháp về tái cấu trúc các tổ chức tín dụng là:

- Mọi tổ chức tín dụng, không phân biệt thành phần sở hữu, phải đạt chuẩn an toàn hoạt động theo quy định tại chương 6 – Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010106 và tham khảo thêm các tiêu chí của Basel107 II108 và tương lai gần là Basel III109. Chiếu theo đó, khuyến khích các tổ chức tín dụng chưa đạt chuẩn cần tìm đối tác tự nguyện sáp nhập, hợp nhất, thực hiện các thương vụ M&A để đạt và vượt chuẩn. Ngân hàng Nhà nước chỉ cần chuẩn bị phương án xấu nhất để cứu sự đe dọa an toàn hệ thống (cứu người gửi và cổ đông nhỏ…) chứ không phải để cứu các tổ chức tín dụng trên cơ sở các tổ chức tín dụng cạnh tranh sòng phẳng.

- Từng tổ chức tín dụng, tùy sở trường, năng lực, địa bàn và tiềm năng khách hàng để cơ cấu lại danh mục kinh doanh trình Ngân hàng Nhà nước và chỉ được hoạt động kinh doanh trong danh mục sản phẩm được Ngân hàng Nhà nước duyệt. Theo đó, loại sản phẩm đã được duyệt nào không phát sinh trong vòng một quý thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có quyền xóa bỏ sản phẩm đó khỏi giấy phép kinh doanh của tổ

105

Khoản 2, Điều 53, Luật Cạnh tranh năm 2004.

106

Điều 130 đến Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.

107 Sau hàng loạt vụ sụp đổ của các ngân hàng vào thập kỷ 80, một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) đã tập hợp tại thành phố Basel, Thụy Sĩ vào năm 1987 tìm cách ngăn chặn xu hướng này. Sau khi nhóm họp, các cơ quan này đã quyết định hình thành Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision), đưa ra các nguyên tắc chung để quản lý hoạt động của các ngân hàng quốc tế.

108

Năm 2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn của Basel (Basel II) đã chính thức được ban hành.

109

chức tín dụng đó. Thậm chí nếu cần, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu được kiểm tra cơ cấu doanh thu, năng lực phát triển của từng dòng sản phẩm trong danh mục để xem có cho phép thực hiện nữa hay không đối với dòng sản phẩm nào đó không có sức cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh của tổ chức tín dụng… để đảm bảo rằng mọi sản phẩm đang kinh doanh trên thị trường của mọi tổ chức tín dụng là có sức cạnh tranh và cạnh tranh lành mạnh.

- Khuyến khích hoặc yêu cầu các ngân hàng thương mại khi đã có hơn 2 Công ty con, cần chuyển từ mô hình kinh doanh đa năng sang mô hình tập đoàn tài chính, để đảm bảo rằng ngân hàng thương mại mẹ cũng chỉ là một Pháp nhân phải phục tùng qui chế kinh doanh chung của tập đoàn. Quan hệ kinh tế với các Công ty con là quan hệ Pháp nhân với Pháp nhân và phù hợp với các qui định về cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời đảm bảo rằng, chính các Công ty con cũng là những pháp nhân độc lập, chịu sự điều chỉnh của luật cạnh tranh chung và các qui định cụ thể về cạnh tranh trong thị trường tài chính, mà không có ngoại lệ, không để tổ chức tín dụng biến công ty con thành “sân sau”…

Một phần của tài liệu pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)