5. Bố cục của đề tài
2.1.3.2. Gây rối hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng khác
Chủ thể kinh doanh có thể sử dụng bất kỳ phương tiện cạnh tranh hợp pháp nào để đạt được lợi thế trong kinh doanh. Tuy nhiên, nếu tổ chức tín dụng muốn hoạt động kinh doanh của mình diễn ra thuận lợi bằng cách gây rối, cản trở hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng khác thì bị coi là bất hợp pháp. Luật Cạnh tranh quy định:
“Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là hành vi của doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp làm cản trở hoặc gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.”23.
Nếu so sánh với hành vi gièm pha tổ chức tín dụng khác hoặc ép buộc khách hàng trong kinh doanh, thì có thể thấy rằng, hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng khác cũng là một dạng biểu hiện trong chiến lược cản trở hoặc gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng khác như hai hành vi nói trên. Chúng đều có thể do tổ chức tín dụng vi phạm thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự khác nhau giữa chúng chỉ là phương tiện và thủ đoạn được tổ chức tín dụng vi phạm sử dụng. Nếu hành vi gièm pha sử dụng công cụ là các thông tin không trung thực về tổ chức tín dụng bằng cách thức truyền miệng công khai, không công khai hoặc thông qua các phương tiện truyền thông…; hành vi ép buộc trong kinh doanh sử dụng các thủ đoạn mang tính côn đồ đối với khách hàng của tổ chức tín dụng khác, thì hành vi gây rối hoạt động kinh doanh sử dụng bất cứ công cụ nào khác ngoài những phương tiện nói trên để làm cản trở gián đoạn hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng khác. Như vậy, với hành vi này, Luật Cạnh tranh không quy định về hình thức của hành vi vi phạm cũng như những phương tiện, công cụ mà tổ chức tín dụng vi phạm đã sử dụng trong hành vi. Yêu cầu duy nhất của pháp luật là phải xác định được hậu quả xảy ra cho tổ chức tín dụng bị xâm hại, đó là: tình hình kinh doanh của họ bị gián đoạn hoặc bị cản trở; hậu quả này đã xảy ra trên thực tế24.
Hành vi này trên thực tế hiếm khi xảy ra. Mặc dù vậy có thể kể đến ví dụ như chi nhánh của một ngân hàng có hành vi cản trở hoạt động bình thường của một chi nhánh khác trên địa bàn thông qua các hành động như thuê người đứng ở tại chi nhánh đó và cản trở khách hành vào giao dịch với chi nhánh đó, hoặc tìm cách làm
23
Điều 44, Luật Cạnh tranh năm 2004.
24
phá hoại hệ thống máy tính của chi nhánh đó khiến việc thanh toán qua chi nhánh đó bị gián đoạn hoặc không thực hiện được.
Những hành vi này nếu ở mức độ nhẹ bị xử lý theo quy định của pháp luật cạnh tranh, nếu nặng thì sẽ bị xử lý hình sự.