5. Bố cục của đề tài
3.1.1. Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng
Thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt của hơn 100 tổ chức tín dụng, trong đó có nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Sự cạnh tranh này đã và đang góp phần sàng lọc các ngân hàng, loại bỏ các tổ chức tín dụng yếu kém và khách hàng được hưởng lợi nhiều hơn. Tuy nhiên, trên thị trường cũng đã xuất hiện nhiều hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, điển hình như các hình thức: Quảng cáo đưa ra không đúng hoặc gây hiểu lầm về nguồn lực tài chính của tổ chức tín dụng này so với tổ chức tín dụng đối thủ khác, đưa ra những báo cáo kiểm toán gây hiểu lầm để thu hút người gửi tiền từ đối thủ cạnh tranh; Cung cấp các thông tin về vấn đề khó khăn của tổ chức tín dụng khác, đóng giả khách hàng đến gièm pha hoặc gây rối đối thủ cạnh tranh; Khoán lương, thưởng và thù lao đặc biệt cho cá nhân không dựa vào doanh thu chung, mà căn bản chỉ dựa trên mức huy động vốn...; Ngoài ra, nhìn vào năng lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng, có thể thấy: Năng lực tiếp cận nguồn tái cấp vốn hay thị trường mở tại Ngân hàng Trung
98
Ts. Nguyễn Đại Lai, Vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng,
http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/qlg/76329063?p_page_id=76329063&pers_id=76330811&item_id= 77893574&p_details=1, [truy cập ngày 13/11/2014].
ương của các tổ chức tín dụng còn rất chênh lệch và không bị điều chỉnh bởi qui định bắt buộc nào về đặt cọc công cụ nợ để tham gia thị trường mở tại Ngân hàng Trung ương; Hoạt động kiểm soát nội bộ yếu, thiếu tính độc lập; Các tổ chức tín dụng ra sức áp dụng công nghệ hiện đại nhưng không đồng bộ trong hệ thống, gây trở ngại lớn cho quản lý và sử dụng các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại; Mô hình tập đoàn tài chính hoặc mô hình ngân hàng thương mại nhỏ và vừa làm vệ tinh xung quanh ngân hàng thương mại trung tâm đã khá thành công ở các nước, nhưng vẫn chưa có ở Việt Nam – Tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” trên cả thị trường 1 và thị trường 2 giữa các ngân hàng thương mại vẫn khá phổ biến. Trong khi việc đầu tư chéo, hình thành các Công ty “sân sau” của các tập đoàn kinh tế hay của các quyền lực lớn hoặc sinh ra Công ty con trong ngân hàng thương mại để hợp thức hóa các hoạt động cạnh tranh bất hợp pháp phát triển khá phổ biến…thì văn hóa hợp tác cạnh tranh hay đồng tài trợ trong ngành lại rất yếu, thậm chí nghi kỵ và gây mất lòng tin với nhau ngay trong thị trường 2…Là những biểu hiện còn bất cập cả về khả năng tài chính, năng lực quản trị kinh doanh lẫn văn hóa cạnh tranh khá phổ biến giữa các tổ chức tín dụng ở nước ta hiện nay.
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng lớn nhỏ đều có các chính sách khuyến mãi theo hướng khách gửi nhiều tiền được ưu đãi lớn, người ít vốn cũng được tặng món quà nhỏ. Thậm chí, có ngân hàng còn treo giải cho khách là 3 chiếc xe Mercedes trị giá hàng tỉ đồng hoặc thẻ tiết kiệm trị giá 1 tỷ đồng… Đặc biệt, một số ngân hàng đánh vào tâm lý khách hàng là cứ gửi tiền sẽ nhận được thẻ cảo trúng thưởng 100% với giá trị giải thưởng lên đến tiền triệu. Cho dù đây là hình thức khuyến mại đã được Bộ Công thương cấp phép nhưng cũng có dấu hiệu của một cuộc đua cạnh tranh không lành mạnh99.
Ngân hàng này đưa ra chương trình khuyến mại hôm trước, một thời gian ngắn sau ngân hàng đối thủ cũng đưa ra chương trình khuyến mại thậm chí hấp dẫn hơn. Kết quả là tiền gửi có kỳ hạn rút trước hạn diễn ra khá phổ biến trong thời gian tương đối dài, gây áp lực đến thanh khoản của hệ thống.
99
Minh Thúy, Áp lực chỉ tiêu đẩy ngân hàng đua nhau cạnh tranh, http://www.vietnamplus.vn/ap-luc-chi-tieu- day-ngan-hang-dua-nhau-canh-tranh/144848.vnp, [truy cập ngày 10/11/2014].
Diễn biến thị trường ngân hàng thời gian qua đã xuất hiện nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở những mức độ khác nhau. Một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã được phát hiện và chấn chỉnh kịp thời.
Tuy nhiên, các biện pháp can thiệp của Ngân hàng Nhà nước cũng mới chỉ là các biện pháp hành chính, chưa có biện pháp giải quyết căn nguyên của tình trạng này. Chẳng hạn, khi xảy ra hiện tượng các ngân hàng tố cáo nhau vi phạm trần lãi suất thì Ngân hàng Nhà nước chỉ đơn giản là xử lý vi phạm mà chưa đề cập đế hiện tượng việc tố cáo này có nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh hay không; hoặc số lượng các ngân hàng vi phạm trần lãi suất khá nhiều nhưng các ngân hàng chỉ dừng lại ở việc xử lý một vài vụ điển hình100.
Theo khảo sát của Học viện Ngân hàng đối với 60 tổ chức tín dụng là Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, các ngân hàng thương mại, có 10 mức độ của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, trong đó nổi bật nhất là: Ép buộc trong kinh doanh chiếm 40%, gièm pha doanh nghiệp khác chiếm 55,5%, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh chiếm 46,2%, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh chiếm 43,4%101.
Như thực tế cho thấy, cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng đã và đang diễn ra rất phức tạp, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng và quyền lợi của người tiêu dùng. Thực tế trên đòi hỏi cần phải nhận diện những hành vi này và có những giải pháp khắc phục kịp thời trong thời gian tới.