Lạm dụng cơ chế lãi suất trong cạnh tranh

Một phần của tài liệu pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 33)

5. Bố cục của đề tài

2.1.6. Lạm dụng cơ chế lãi suất trong cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp. Các tổ chức tín dụng cũng không phải là ngoại lệ. Các tổ chức tín dụng được quyền ấn định lãi suất kinh doanh

36

Khoản 1, Điều 47, Luật Cạnh tranh năm 2004.

37

của mình trên cơ sở lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ. Mặc dù vậy, vẫn có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc lạm dụng cơ chế lãi suất mở.

Có thể xem xét hai thành tố của cơ chế lãi suất: Lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Hai thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và quyết định hiệu quả hoạt động ngân hàng. Bởi lẽ, phần lớn lợi nhuận ngân hàng của Việt Nam hiện nay thu được từ sự chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay trong hoạt động ngân hàng truyền thống là đi vay để cho vay.

Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định trần lãi suất cho vay được ấn định không quá 150% lãi suất cơ bản38. Năm 2008 khi lãi suất được đẩy lên cao do lạm phát bùng nổ thì Ngân hàng Nhà nước mới áp trần lãi suất cho vay. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng đã nảy sinh nhiều bất cập nên tháng 4/2010 Ngân hàng Nhà nước đã bỏ cơ chế trần lãi suất.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo điều chỉnh mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi và mức lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tại Quyết định số 2173/QĐ-NHNN và Quyết định 2174//QĐ-NHNN ngày 28/10/2014. Theo đó, mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Việt Nam đồng không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 năm là 1%/năm, mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng Việt Nam đồng có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là mức 5,5%/năm39. Đối với lãi suất cho vay, tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng Việt Nam đồng là 7%/năm40.

Thực tế thời gian qua cho thấy, các ngân hàng đã tham gia vào “cuộc chiến lãi suất” nhằm mục đích tăng thị phần huy động vốn của mình, đảm bảo thanh khoản cho khách hàng. Để thực hiện được điều này, các ngân hàng đua nhau nâng mức lãi suất huy động tiền gửi trong dân cư, đồng thời giảm mức lãi suất cho vay mà không cần hiệu quả kinh tế cao. Nếu việc đưa ra lãi suất huy động cao dựa trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế và có lợi nhuận thì đây là cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, nếu lãi

38

Điều 476, Bộ luật Dân sự năm 2005.

39 Điều 1, Quyết định 2173/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 10 năm 204 về mức lãi suất tối đa với tiền gửi bằng Việt Nam đồng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.

40

Điều 1, Quyết định 2174/QĐ-NHNN ngày 28 tháng 10 năm 204 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng Việt Nam đồng của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Thông tư 08/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014.

suất được đưa ra trên cơ sở tổ chức tín dụng chấp nhận lỗ để giành thị phần, đây được coi như bán dịch vụ dưới giá thành, thì lại là cạnh tranh không lành mạnh41.

Cạnh tranh không lành mạnh cũng có thể hiện diện trong hoạt động cho vay. Bên cạnh việc giảm lãi suất cho vay để thu hút khách hàng, các ngân hàng dưới sức ép của cạnh tranh và vì chạy theo lợi nhuận mà có thể bỏ qua các quy định an toàn của Ngân hàng Nhà nước. Một ví dụ điển hình là Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ thị về hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán nhưng một số ngân hàng vẫn chưa tuân thủ nghiêm túc hoặc vẫn tìm cách lách quy định này. Đây là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh bởi lẽ nó gây thiệt thòi cho các ngân hàng mà tuân thủ theo đúng các quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng như thực hiện đúng cam kết của các thành viên trong Hiệp hội ngân hàng.

Trường hợp miễn trừ đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm: Cấp tín dụng để phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng

trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thuộc danh mục Chính phủ có chính sách khuyến khích trong từng thời kỳ; danh mục cấp tín dụng được Chính phủ chỉ định hoặc uỷ thác và các chính sách cụ thể khác42.

Một phần của tài liệu pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)