Tái cấu trúc môi trường cạnh tranh của các tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 66)

5. Bố cục của đề tài

3.2.4.2. Tái cấu trúc môi trường cạnh tranh của các tổ chức tín dụng

Việc tái cấu trúc môi trường cạnh tranh của các tổ chức tín dụng là nội dung rất quan trọng, căn bản thuộc về vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước và Hiệp Hội ngân hàng. Các giải pháp chính là:

- Nên sớm tách quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với phần vốn Nhà nước tại ngân hàng thương mại khỏi Ngân hàng Nhà nước, mà chuyển về Bộ kế hoạch & đầu tư hoặc Kho Bạc Nhà nước. Để đảm bảo rằng mọi hoạt động nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương hay hoạt động quản lý Nhà nước về ngân hàng của cơ quan đứng đầu ngành ngân hàng là hoàn toàn khách quan với mọi thành phần sở hữu, mọi loại cổ đông và cũng là tiền đề để sớm cơ cấu lại mô hình tổ chức – chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước thành Ngân hàng Trung ương hiện đại.

- Ngân hàng Nhà nước xem xét nhu cầu của nền kinh tế, năng lực thực của một số ngân hàng thương mại lớn hoặc tập đoàn tài chính để cho phép hình thành một số Ngân hàng con chuyên biệt độc lập trong ngân hàng thương mại lớn hoặc trong tập đoàn tài chính chuyên doanh một số dòng sản phẩm lớn, đặc thù, như: Ngân hàng đầu

tư, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng xây dựng và Ngân hàng xuất – nhập khẩu. Cùng với đó là từng bước xóa mọi loại Ngân hàng chuyên doanh mang tính ngành nghề cục bộ hoặc coi như cục bộ, như các dạng: Ngân hàng dầu khí, Ngân hàng hằng hải, Ngân hàng Nhà, Ngân hàng nông-công-thương…Để đảm bảo rằng hầu hết các Ngân hàng phải là các Công ty đại chúng (đầu vào và đầu ra đều căn bản nhờ công chúng, cổ đông, vì công chúng, cổ đông), mọi ngân hàng thương mại cổ phần phải bắt buộc lên sàn công khai minh bạch về thực lực và năng lực cạnh tranh lành mạnh.

- Pháp luật về ngân hàng cần ghi rõ những loại quan hệ nào giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng, giữa các tổ chức tín dụng với nhau và giữa tổ chức tín dụng với nền kinh tế phải dùng mệnh lệnh hành chính, quan hệ nào nhất thiết không và không thể dùng mệnh lệnh hành chính. Để đảm bảo rằng việc quản lý và chủ động “dẫn dắt” cuộc chơi của Ngân hàng Nhà nước đối với các hoạt động dịch vụ của ngân hàng là hoàn toàn thượng tôn qui luật thị trường, qui luật cạnh tranh bình đẳng, nguyên lý bình thông nhau và có tính tới những đặc thù mang tính khách quan.

- Mọi qui định của Pháp luật phải đảm bảo đã được quán triệt rất rõ và bắt buộc phải rõ đến các thành viên tham gia thị trường dịch vụ ngân hàng. Việc này trước hết thuộc về trách nhiệm của Hiệp Hội ngân hàng. Các tổ chức tín dụng cần vinh danh Hiệp Hội ngân hàng là cơ quan phi chính phủ đứng ra làm diễn đàn trao đổi thông tin, phản biện, phát hiện, đề xuất sửa đổi các qui định Pháp luật không phù hợp thực tiễn và thông lệ quốc tế; Phát hiện và bảo vệ việc cạnh tranh bình đẳng với mọi hội viên có thành phần sở hữu khác nhau; Phổ biến Pháp luật và được hình thành một số thiết chế hưởng lợi chung như: Hình thành quĩ ứng cứu, làm đầu mối tổ chức mua bán nợ tốt, tổ chức đồng tài trợ, hòa giải các bất đồng lợi ích giữa các thành viên…

- Thanh tra ngân hàng căn bản thực hiện cơ chế giám sát từ xa và thanh tra hội sở chính khi thực sự có vấn đề và trên cơ sở rủi ro. Đóng vai trò là cơ quan soạn thảo, trình Thống Đốc ban hành chi tiết, đủ, rõ ràng danh mục các qui định chuẩn về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các hình thức xử phạt tương ứng với mỗi loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó, phù hợp với từng thời kỳ và thông lệ quốc tế tương ứng.

- Nhà nước cần cơ cấu lại mô hình tổ chức, chức năng của Ủy Ban giám sát tài chính quốc gia hiện nay theo hướng là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực thanh tra – giám sát toàn bộ thị trường tài chính Việt Nam thay vị thế chỉ là cơ quan tư vấn cho Thủ Tướng Chính phủ như hiện nay. Theo đó, Ủy Ban này được ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về bộ tiêu chí chuẩn an toàn và phòng chống rủi ro trong thị trường tài chính; Được cung cấp đầy đủ thông tin định kỳ và bất thường theo danh mục đảm bảo an toàn từ các thị trường bộ phận trong thị trường tài chính gồm: Ngân hàng, Chứng khoán, Bảo hiểm và Kho bạc Nhà nước; Được bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan thanh tra giám sát chuyên ngành trên các thị trường bộ phận của thị trường tài chính quốc gia…Tóm lại Ủy Ban này phải là “Ủy ban Basel của Việt Nam”, đồng thời phải liên đới chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tình trạng an toàn và cạnh tranh không lành mạnh trong thị trường tài chính Việt Nam. Để đảm bảo rằng các bên tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường tài chính phải tuyệt đối tuân thủ các điều kiện độc lập (không sân sau), an toàn, công khai, minh bạch và khách quan; hoạt động an toàn, cạnh tranh lành mạnh.

TỔNG KẾT CHƯƠNG 3

Tóm lại, thực tế áp dụng quy định về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cho thấy những quy định đó đã phát huy được phần nào vai trò quản lý nhà nước của mình. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng, việc pháp luật dự liệu không bao quát hết các phát sinh trong thực tế là điều không thể tránh khỏi. Dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình xác định các hành vi vi phạm cũng như xác định thẩm quyền xử lý vụ việc cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, vì thế hiệu quả áp dụng quy định bị ảnh hưởng ít nhiều. Việc phát hiện và bổ sung các bất cập và hạn chế của quy định kịp thời sẽ là yếu tố quan trọng nhằm bổ trợ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, minh bạch trong lĩnh vực ngân hàng, an toàn cho hệ thống các tổ chức tín dụng. Với quan điểm và giải pháp người viết trình bày trên đây sẽ góp một phần nào giúp nâng cao hiệu quả quản lý, khắc phục được những khó khăn, vướn mắc mà thực tế áp dụng đang gặp phải.

KẾT LUẬN

Tóm lại, đề tài “Pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng”, người viếtđã vận dụng những kiến thức cơ bản về pháp luật, những hiểu biết lý luận và thực tiễn về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hành để đánh giá hoạt động và thực tiễn về quản lý nhà nước về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Ở Chương 1, người viết tập trung phân tích các khái niệm liên quan đến cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng như khái niệm về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, đặc trưng của cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và tác động của cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng cũng như đối với kinh tế – xã hội. Những hiểu biết cơ bản ở Chương này làm tiền đề cho người viết tập trung phân tích những quy định pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở Chương tiếp theo. Trong Chương 2, người viết tìm hiểu cũng như phân tích quy định pháp luật về một số vấn đề cơ bản sau: quy định pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng, quy định pháp luật về hành vi hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh đó, người viết cũng phân tích những quy định pháp luật về điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Từ đó, khẳng định sự cần thiết xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Đề tài cũng đánh giá khái quát những hạn chế pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Những vấn đề này làm cơ sở để đánh giá đúng hơn về thực trang pháp luật cạnh tranh nói chung, pháp luật của cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng, làm rõ yêu cầu sự phù hợp của pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng.

Để khắc phục những hạn chế của hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, trong Chương 3, người viết đã đưa những giải pháp để hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng theo yêu cầu hiện nay, bao gồm cả việc rà soát, nghiên cứu, xây dựng mới, bổ sung, sửa đổi, hướng dẫn các quy phạm pháp luật hiện có, kiến nghị hoàn thiện quy định về điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, nhằm thống nhất thẩm quyền và các biện pháp xử lý giữa Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước với Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương. Mục tiêu cuối cùng của người viết khi đưa ra các đề xuất nhằm góp phần đảm bảo hoạt

động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng công bằng, lành mạnh và minh bạch, giúp cho hệ thống tổ chức tín dụng hoạt động ngày càng an toàn và hiệu quả./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 2. Luật Cạnh tranh năm 2004.

3. Bộ luật Dân sự năm 2005. 4. Luật Thương mại năm 2005.

5. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010. 6. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.

7. Luật Quảng cáo năm 2012.

8. Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.

9. Nghị định 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ quy định về việc thành lập và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh.

10.Nghị định 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.

11.Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 04/4/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.

12.Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ.

13.Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

14.Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.

15.Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngân hàng.

16.Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

17.Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

18.Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng .

19.Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Ngân hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

20.Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 của Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng.

21.Thông tư số 08/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014 của Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.

Danh mục sách báo, tạp chí

1. Bạch Văn Mừng, Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực năm 2010, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương, Hà Nội, năm 2010.

2. Bùi Thị Thanh Hà, Từ điển Bách khoa Việt Nam – Tập 1 (A – Đ), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội 2000.

3. Đặng Vũ Huân, Pháp luật về kiểm soát độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2004.

4. Lê Danh Vĩnh, Giáo trình Luật Cạnh tranh, Đại học Kinh tế – Luật, NXB. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2010.

5. Lê Danh Vĩnh, Pháp luật Cạnh tranh tại Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội 2006.

6. Lê Huỳnh Phương Chinh, Tập bài giảng Luật Ngân hàng, Đại học Cần

7. Nguyễn Kiều Giang, Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng – Nhìn từ góc độ pháp lý, Tạp chí Luật học số 12/2007.

8. Tăng Văn Nghĩa, Giáo trình Luật cạnh tranh, Trường đại học Ngoại

thương, NXB Giáo dục Việt Nam 2009.

9. Từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội 1998.

10.Đại học Quốc gia Hà Nội , Giáo trình Luật Ngân hàng, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội, 2005

11.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, Nhà

xuất bản Công an nhân dân, 2005

Danh mục trang thông tin điện tử

1. Đỗ Thanh Hoài và Tuệ Văn, Xử lý nghiêm hành vi cạnh tranh không lành

mạnh của ngân hàng, Báo điện tử Chính phủ, http://baodientu.chinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=91343, [truy cập ngày 02/11/2014].

2. Lê Nhật Bảo, Ngân hàng ACB bị gièm pha trong cạnh tranh,

http://lenhatbao.blogspot.com/2013/06/ngan-hang-acb-bi-giem-pha-trong-canh.html, truy cập ngày 10/10/2014.

3. Minh An, Vi phạm lãi suất, ngân hàng có thể bị phạt tiền, Báo điện tử

Vietstock, http://vietstock.vn/PrintView.aspx?ArticleID=194410, [truy cập ngày 26/10/2014].

4. Minh Đức, 10 điểm nổi bật trên thị trường ngân hàng năm 2008, Báo điện tử VnEconomy, http://vneconomy.vn/tai-chinh/10-diem-noi-bat-tren-thi-truong-ngan- hang-nam-2008-2008122902048175.htm, [truy cập ngày 26/10/2014].

5. Minh Thúy, Áp lực chỉ tiêu đẩy ngân hàng đua nhau cạnh tranh, Báo điện

tử Vietnamplus, http://www.vietnamplus.vn/ap-luc-chi-tieu-day-ngan-hang-dua- nhau-canh-tranh/144848.vnp, [truy cập ngày 10/11/2014].

6. Nguyễn Thị Hạnh, Lý luận chung về cạnh tranh hàng hóa, Thư viện Học liệu Mở Việt Nam, http://voer.edu.vn/c/ly-luan-chung-ve-canh-tranh-hang- hoa/85b4cf37, [truy cập ngày 20/7/2014].

7. Nguyễn Đại Lai, Vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, Trang thông tin quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá,

http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/qlg/76329063?p_page_id=76329063&pers _id=76330811&item_id=77893574&p_details=1, [truy cập ngày 13/11/2014].

8. Nguyễn Trọng Tài, Nguyên nhân và hệ quả của tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng Việt Nam, Học viện Ngân hàng,

www.vjol.info/index.php/ncca/article/view/10273/9428, [truy cập ngày 30/7/2014]. 9. Nguyễn Thảo, Thỏa thuận ngầm thao túng giá: Phổ biến ở nhiều ngành,

Gỗ Đức Thành, http://www.goducthanh.com/tin-kinh-te/393--thoa-thuan-ngam-thao- tung-gia-pho-bien-o-nhieu-nganh.html, [truy cập ngày: 25/10/2014].

10.Nguyễn Thị Hương Thanh, Nhận diện 6 nhóm sở hữu chéo trong ngân hàng, Báo Đầu Chứng khoán, Tinh nhanh chứng khoán, http://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/nhan-dien-6-nhom-so-huu-cheo-trong-ngan- hang-87277.html , [truy cập ngày 26/7/2014].

11.Theo Thanh Niên, “Tổng giám đốc ACB bỏ trốn” là tin đồn thất thiệt, Việt Báo, http://vietbao.vn/Kinh-te/Tong-giam-doc-ACB-bo-tron-la-tin-don-that- thiet/45115322/87/, truy cập ngày 10/10/2014.

12.Trần Tuấn Anh, Nói và làm: “Cuộc chiến” lãi suất vẫn khốc liệt, Báp điện tử Vietnamnet, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/89660/noi-va-lam---cuoc-chien--lai- suat-van-khoc-liet-.html, [ngày truy cập: 25/10/2014].

13.Trịnh Thanh Huyền, Dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam: Kết quả đạt

được và những hạn chế, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam,

Một phần của tài liệu pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)