5. Bố cục của đề tài
2.3.2. Biện pháp xử lý vụ việc cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng
Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức tín dụng vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền và các
88
Tuệ Văn và Đỗ Thanh Hoài, Xử lý nghiêm hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng, Báo điện tử Chính phủ, http://baodientu.chinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=91343, [truy cập ngày 02/11/2014].
89
ThS. Trương Trọng Hiểu, Dự thảo cạnh tranh trong ngân hàng: Giằng co giữa cũ và mới, http://cafef.vn/tai- chinh-ngan-hang/du-thao-canh-tranh-trong-ngan-hang-giang-co-giua-cu-va-moi-2011072203115574ca34.chn, [truy cập ngày 02/11/2014].
90
Điều 27, Dự thảo lần 2, tháng 6/2011, Nghị định Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý các hành vi này
hình thức xử phạt bổ sung cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh được quy định tại Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 bao gồm: các hành vi xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả; Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây91:
- Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền.
Luật Cạnh tranh quy định: “Đối với hành vi vi phạm quy định về thoản thuận
hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, cơ quan có thẩm quyền xử phạt có thể phạt tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.”92. Cách tiếp cận này đảm bảo rằng biện pháp xử lý của Nhà nước sẽ không bị lạc hậu theo thời gian, công bằng trong việc áp dụng. Quan trọng hơn, Quốc hội quy định mức trần phạt tiền là 10% sẽ đảm bảo tính răn đe cao đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật nói chung93.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, ngoài hình thức xử phạt chính, tổ chức tín dụng vi phạm pháp luật cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung như thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm94.
Ngoài các hình thức xử phạt ở trên, tổ chức tín dụng vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả như tổ chức tín dụng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể bị cơ cấu lại; buộc chia, tách tổ chức tín dụng đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần tổ chức tín dụng đã mua; buộc cải chính công khai
91 Khoản 1, Điều 3, Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
92
Khoản 1, Điều 118, Luật Cạnh tranh năm 2004.
93
Ts. Lê Danh Vĩnh, Giáo trình Luật Cạnh tranh, Đại học Kinh tế – Luật, NXB. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2010, tr. 224.
94
Khoản 2, Điều 3, Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
hoặc buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng. Ngoài ra, tổ chức tín dụng vi phạm còn có thể bị buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh, các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh. Tổ chức tín dụng vi phạm còn có thể bị buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở, các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng, hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do chính đáng 95.
Luật Cạnh tranh quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh và các cơ quan khác96.
Tuy nhiên, theo Dự thảo Nghị định Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý các hành vi này, thủ tục xử phạt của Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng theo quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng97.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2
Tóm lại, những quy định của pháp luật hiện hành về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng vẫn chưa được cụ thể hóa và chưa đáp ứng được yêu cần quản lý của Nhà nước đối với hoạt động cạnh tranh của các tổ chức tín dụng. Luật văn xác định từng hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng như chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh và ép buộc khác hàng trong kinh doanh, dèm pha và gây rối hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng khác, quảng cáo và khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, phân biệt đối xử của hiệp hội và lạm dụng cơ chế lãi suất trong cạnh tranh ngân hàng. Bên cạnh đó, luận văn còn xác định hành vi hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền, hành vi
95
Khoản 3, Điều 3, Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
96
Điều 119, Luật Cạnh tranh năm 2004.
97
Điều 27, Dự thảo lần 2, tháng 6/2011, Nghị định Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý các hành vi này.
tập trung kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng. Theo đó, luận văn cũng xác định hành vi nào được phép thực hiện, hành vi nào bị cấm theo quy định của pháp luật. Đối với cá nhân, tổ chức nào vi phạm quy định về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, tùy theo tính chất và mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Luận văn xác định quy định của pháp luật về điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng như thẩm quyền và trình tự thủ tục điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, các biện pháp xử lý vụ việc cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Trên thực tế, việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn và bất cập.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG