Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

Một phần của tài liệu pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 35)

5. Bố cục của đề tài

2.2.1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng

Trong thực tiễn kinh doanh, các doanh nghiệp thường thỏa thuận, hợp tác với nhau nhằm đạt hiệu quả cao nhất khi tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, vì mục tiêu lợi nhuận và lợi thế trong kinh doanh, các doanh nghiệp cũng luôn tìm cách lạm dụng quyền tự do này để hạn chế khả năng tham gia thị trường của các đối thủ cạnh tranh hoặc đối thủ cạnh tranh tiềm năm, để tìm cách loại bỏ một số đối thủ nào đó trên thị trường hay để hạn chế sự cạnh tranh giữa những đối thủ cạnh tranh bằng cách thống nhất với nhau giữa các đối thủ cạnh tranh để cùng thực hiện chiến lược cạnh tranh.

Trong Luật Cạnh tranh không định nghĩa về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mà liệt kê tám loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cơ bản, đó là: “Thỏa thuận ấn định giá

41

Trần Tuấn Anh, Nói và làm: “Cuộc chiến” lãi suất vẫn khốc liệt, Báp điện tử Vietnamnet,

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/89660/noi-va-lam---cuoc-chien--lai-suat-van-khoc-liet-.html, [ngày truy cập: 25/10/2014].

42

Minh An, Vi phạm lãi suất, ngân hàng có thể bị phạt tiền,

hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiến đến đối tượng của hợp đồng; Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp không phải là các bên của thoản thuận và Thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.”43. Trong đó, hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp có thể được thực hiện trong lĩnh vực ngân hàng nhằm hạn chế sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, cụ thể là hành vi thỏa thuận ấn định lãi suất trần của các tổ chức tín dụng trong Hiệp hội Ngân hàng. Hành vi này cũng được Cục Quản lý cạnh tranh xác định là một hình thức thỏa thuận cạnh tranh44.

Ngày 23/3/2008 tại Hà Nội và ngày 24/3/2008 tại thành phố Hồ Chí Minh, các thành viên của Hiệp hội Ngân hàng đã họp và thỏa thận áp dụng mức trần lãi suất huy động bằng Việt Nam đồng ở mức 11% một năm. Thỏa thuận này của Hiệp hội Ngân hàng có dấu hiệu vi phạm quy định trong Luật Cạnh tranh và Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh: Thỏa thuận ấn định hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp45.

Mặc dù các tổ chức tín dụng được quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Các tổ chức tín dụng cũng được quyền hợp tác và cạnh tranh hợp pháp. Ngân hàng Nhà nước chỉ quy định về mức lãi suất cơ bản để căn cứ xác định trần lãi suất mà không bắt buộc các ngân hàng phải áp dụng một mức lãi suất huy động nhất định. Do đó, thỏa thuận áp dụng mức lãi suất trần huy động Việt Nam đồng của Hiệp hội Ngân hàng ở mức 11% một năm nằm trong giới hạn cho phép của cơ quan điều tiết nganh. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ cạnh tranh thì

43

Điều 8, Luật Cạnh tranh năm 2004.

44

Nguyễn Thảo, Thỏa thuận ngầm thao túng giá: Phổ biến ở nhiều ngành, Gỗ Đức Thành,

http://www.goducthanh.com/tin-kinh-te/393--thoa-thuan-ngam-thao-tung-gia-pho-bien-o-nhieu-nganh.html, [truy cập ngày 25/10/2014].

45

Khoản 1, Điều 8 Luật Cạnh tranh năm 2004 và Điều 14 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh.

thỏa thuận này đã có những ảnh hưởng nhất định tới môi trường cạnh tranh, cụ thể như sau:

- Về mặt hành vi, các thành viên Hiệp hội Ngân hàng đã áp dụng thống nhất một mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng, giảm giá ở mức cụ thể, áp dụng công thức tính giá chung, sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu. Việc áp dụng đồng đều mức giá như trên đã gây hạn chế cạnh tranh vì thị trường không còn nhiều mức giá khác nhau để khách hàng lựa chọn. Lúc này, khách hàng sẽ chỉ lựa chọn những ngân hàng lớn, lâu năm, các ngân hàng thương mại quốc danh,… Như vậy, các ngân hàng không có lợi thế về vốn, các ngân hàng mới thành lập chưa tạo được tên tuổi sẽ rơi vào tình trạng khó khăn hơn.

- Về hình thức, thỏa thuận này bị cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan chiếm trên 30%46. Các thành viên Hiệp hội Ngân hàng có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan chiếm trên 30%. Vụ việc sau đó đã được Cục Quant lý cạnh tranh giải quyết thông qua buổi làm việc với Hiệp hội Ngân hàng.

Tại thời điểm đầu năm 2008, tình hình lạm phát tăng cao thì lãi suất cơ bản là 14% một năm tương đưuong lãi suất cho vay tối đa là 21% một năm (không quá 150% lãi suất cơ bản như đã phân tích ở trên). Bên cạnh đó, một số ngân hàng còn thu thêm phí nên lãi suất rất cao, vào khoảng 23-24% một năm. Để đảm bảo được đủ vốn cho vay, các ngân hàng đã đưa ra các mức lãi suất huy động cũng ở mức rất cao, khoảng 17-18% một năm và cũng cộng thêm các chương trình khuyến mại, tặng tiền, hiện vật cho khách hàng gửi tiết kiệm, do đó mức lãi suất đầu vào ở mức cao đỉnh điểm trong lịch sử ngân hàng Việt Nam47.

Trước tình hình đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2008 gửi Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng đề nghị không được áp dụng mức lãi suất huy động bằng Việt Nam đồng quá 12% một năm. Tuy nhiên, các ngân hàng đã đưa ra thỏa thuận mức lãi suất bằng Việt Nam đồng không quá 11% một năm. Do đó đã tạo ra một mặt bằng lãi suất

46

Khoản 2, Điều 9, Luật Cạnh tranh năm 2004.

47

Minh Đức, 10 điểm nổi bật trên thị trường ngân hàng năm 2008, Báo điện tử VnEconomy,

http://vneconomy.vn/tai-chinh/10-diem-noi-bat-tren-thi-truong-ngan-hang-nam-2008-2008122902048175.htm, [truy cập ngày 26/10/2014].

Một phần của tài liệu pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)