5. Bố cục của đề tài
2.1.2.2. Ép buộc khách hàng trong kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng
Trong xã hội hiên đại và nền kinh tế thị trường, tự do kinh doanh là quyền không thể thiếu của bất kỳ chủ thể kinh doanh nào về mặt thực tế cũng như tiềm năng. Vì mục tiêu đạt được lợi thế cạnh tranh, chủ thể kinh doanh cũng có thể sử dụng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc dồn khách hàng vào tình thế bắt buộc phải chấp nhận ký kết hợp đồng hoặc thừa nhận các điều kiện thương mại không mong muốn mà do điều kiện hoàn cảnh nào đó đã không có cách lựa chọn nào khác. Ép buộc trong kinh doanh luôn luôn hoặc tiềm ẩn khả năng xuất hiện từ những quan hệ kinh doanh không có sự tương xứng về thế mạnh thị trường giữa các bên. Theo đó, bên có thế mạnh sẽ khai thác lợi thế của mình để ép buộc chủ thể kinh doanh nhỏ hơn phải chấp nhận hợp đồng hoặc điều kiện mà bên có thế mạnh đưa ra. Bởi vậy, chủ thể kinh doanh nhỏ phải từ bỏ hoặc ngừng giao dịch với những doanh nghiệp thuộc mối quan hệ cũ của họ. Theo quy định của Luật Cạnh tranh hiện hành, ép buộc trong kinh doanh là hành vi của doanh nghiệp bằng cách đe dọa hoặc cưỡng ép khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó18. Dưới góc độ của pháp luật dân sự, những giao dịch như vậy thiếu sự tự nguyện, sự thỏa thuận, sự tự định đoạt của một trong các bên tham gia và chúng có thể bị tuyên bố vô hiệu.
Trong hoạt động ngân hàng, hành vi ép buộc khách hàng có thể thể hiện trong việc ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng kèm theo các điều kiện bất hợp lý như: khách hàng chỉ được sử dụng các dịch vụ kèm theo do ngân hàng đó cung cấp hoặc phải mở tài khoản duy nhất ở ngân hàng đó mà không được có tài khoản ở ngân hàng khác...
Hành vi của ngân hàng trong những trường hợp này có thể bị coi là vi phạm quyền lợi của khách hàng trong việc lựa chọn dịch vụ mình cần cũng như vi phạm quyền tự do kinh doanh của các tổ chức tín dụng khác.
Chủ thể tiến hành hành vi ép buộc trong kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng có thể là giám đốc ngân hàng, nhân viên của ngân hàng hoặc bất kỳ cá nhân nào khác với mục đích cạnh tranh không lành mạnh. Việc chứng minh được động cơ, mục
18
đích, người chủ mưu,… của hành vi này là điều kiện cơ bản để có thể kết luận chủ thể đó có vi phạm quy định về chống cạnh tranh không lành mạnh hay không.
2.1.3. Dèm pha và gây rối hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng khác